Giáo án Sinh học 10 Cơ bản - Tiết 1 đến 10

Giáo án Sinh học 10 Cơ bản - Tiết 1 đến 10

PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

I. Mục tiêu

1/ Kiến thức:

Qua bài này học sinh phải :

-Nêu được các cấp tổ chức của thế giới sống.

-Giải thích được tại sao tế bào là đơn vị cơ sở của thế giới sống

-Phân tích được mối quan hệ qua lại của các cấp bậc tổ chức của thế giới sống.Nêu được ví dụ.

2/ Kĩ năng:

-Rèn luyện khả năng tư duy, phân tích tổng hợp

-Khả năng làm việc độc lập cũng như hợp tác nhóm.

3/ Thái độ:

Thấy được sự đa dạng của thế giới sống nhưng lại là một thể thống nhất.

 

doc 34 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1811Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 10 Cơ bản - Tiết 1 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/08/09
Tiết 01
PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I. Mục tiêu
1/ Kiến thức:
Qua bài này học sinh phải :
-Nêu được các cấp tổ chức của thế giới sống.
-Giải thích được tại sao tế bào là đơn vị cơ sở của thế giới sống
-Phân tích được mối quan hệ qua lại của các cấp bậc tổ chức của thế giới sống.Nêu được ví dụ.
2/ Kĩ năng:
-Rèn luyện khả năng tư duy, phân tích tổng hợp
-Khả năng làm việc độc lập cũng như hợp tác nhóm.
3/ Thái độ:
Thấy được sự đa dạng của thế giới sống nhưng lại là một thể thống nhất.
II. Phương pháp
Giảng giải+ hỏi đáp+ phân tích tranh vẽ
Hoạt động nhóm
III. Phương tiện 
Tranh vẽ hình 1 SGK + các phiếu học tập
Xem bài trước trong SGK 
IV. Tiến trình 
1. Ổn định 1’
2. Bài cũ: 5’ Giới thiệu phân một
3. Bài mới
(?) sinh vật khác với vật vô sinh ở chỗ nào? Thế giới sống có các cấp độ tổ chức ra sao?
TG
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung
15’
18’
Hoạt động 1
GV lặp lại câu hỏi phần mở bài nếu HS chưa trả lời
Yêu cầu HS quan sát H1 cho biết : Thế giới sống gồm các cấp tổ chức nào ?
Yêu cầu HS đọc phần lệnh thứ 2& trả lời các câu hỏi đó.(hoặc phát phiếu học tập cho HS điền vào.
GV bổ sung thêm các khái niệm cho đầy đủ.GV đặt câu hỏi:
(?) Những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống?
(?) Bắt đầu từ cấp độ nào thì có đủ các dấu hiệu đặc trưng cho sự sống?
(?) Các em có kết luận chung gì về cấp độ tổ chức của giới sinh vật?
Hoạt động 2
GV đặt câu hỏi : 
(?) Em hãy cho biết đặc điểm của thế giới sống.
GV hỏi tiếp: Thế nào là nguyên tắc thứ bậc ?
 (?) Đặc điểm của mỗi tổ chức?
(?) Cho ví dụ về đặc tính nổi trội?
(?) Đặc tính nổi trội được hình thành do đâu?
Cho ví dụ
(?) Thế nào là hệ mở?
GV giải thích thế nào là khả năng tự điều chỉnh .Nêu vài ví dụ
Yêu cầu HS cho ví dụ khác 
(?) ý nghĩa của sự tự điều chỉnh?
(?) Sự sống được tiếp diễn nhờ vào điều gì? 
Cơ thể sống khác vật vô sinh ở chỗ: trao đổi chất để lớn lên, sinh trưởng phát triển & sinh sản được
HS trả lời
HS quan sát hình 1 rồi thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời trong 5 phút
TL: trao đổi chất & năng lượng , ST & PT, cảm ứng & vận động.
TL: cấp độ tế bào
HS trả lời câu hỏi rồi tự đưa ra kết luận.
TL: Được tổ chức 1theo nguyên tắc thứ bậc
HS xem SGK rồi trả lời
Tổ chức sống cấp cao có đặc điểm của cấp thấp & có những đặc tính nôỉ trội như: trao đổi chất & năng lượng, ST& PT.
HS tự đưa ra kết luận chung về “nguyên tắc thứ bậc “
TL : do sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành.
Hs dựa vào SGK cho ví dụ
TL: là hệ luôn trao đổi chất & năng lượng với môi trường.
Ví dụ: khả năng tự điều chỉnh của quần thể khi mật độ quá đông.
TL: Đảm bảo duy trì & điều hoà sự cân bằng cùa quần thể-> SV tồn tại & phát triển.
HS dựa vào SGK trả lời.
Do sinh vật luôn có cơ chế phát sinh biến dị, di truyền. Thích nghi với môi trường khác nhau.
I. Các cấp tổ chức của thế giới sống:
Các cấp độ tổ chức từ thấp đến cao như: nguyên tử -> phân tử -> bào quan ->hệ cơ quan -> cơ hể -> quần thể->quần xã-> hệ sinh thái -> sinh quyển.
Vậy: thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ gồm các cấp tổ chức cơ bản: Tb -> cơ thể -> quần thể-> quần xã-> hệ sinh thái. Trong đó, Tb là đơn vị cấu trúc cơ bản của mọi cơ thể sinh vật.
II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
1.Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc 
-Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc , tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng cho cấp trên .
- Tổ chức sống cấp cao có
 đặc điểm cấp thấp hơn
 những đặc tính nổi trội
2. Hệ thống mở & tự điều chỉnh:
a/ Hệ mở:
Sinh vật luôn trao đổi vật chất & năng lượng với môi trường -> chịu tác động của môi truờng-> biến đổi môi trường.
b. Khả năng tự điều chỉnh:
Mọi cấp độ tổ chức sống đều có cơ chế tự điều chỉnh-> đảm bảo duy trì & điều hoà sự cân bằng động học->giúp tổ chức tồn tại và phát triển.
Ví dụ: Nồng độ các chất trong cơ thểngười luôn duy trì ổn định-> mất cân bằng-> có cơ chế điều hoà -> đưa về trạng thái bình thường.
3. Thế giới sống liên tục tiến hoá
-Thế giới sinh vật luôn sinh sôi, nảy nở & không ngừng tiến hoánhờ sư truyền đạt thông tin di truyền trên AND-> sinh vật có đặc điểm chung.
-Tuy nhiên sinh vật luôn có cơ chế phát sinh biến dị & sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh -> thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú
4. Củng cố: 5’
- HS sắp xếp lại các cấp tổ chức của thế giới sống.
-HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
5. Dặn dò: 1’
-Học bài , làm bài tập SGK	
- Chuẩn bị bài tiếp theo
Ngày soạn: 28/08/09
Tiết 02
CÁC GIỚI SINH VẬT
I. Mục tiêu:
Qua bài này HS phải:
1/ Kiến thức:
-Nêu được khái niệm về giới.
-Trình bày được hệ thống phân loại 5 giới
-Nêu được đặc điểm chính của 5 giới
2/ Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân loại, thu nhận kiến thức từ sơ đồ hình vẽ.
3/ Thái độ
-Thấy được sinh giới được thống nhất từ một nguồn gốc chung 
-Giáo dục HS ý thức bảo tồn sự đa dạng của sinh học
II. Phương pháp
Giảng giải+ hỏi đáp
Hoạt động nhóm
III. Phương tiện 
-Tranh vẽ phóng to hình 2 SGK
-Phiếu học tập
Xem bài trước ở nhà
IV. Tiến trình 
1. Ổn định: 1’
2. Bài cũ: 5’
Câu hỏi:
1/ Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản.
2/ Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống .
Đáp án
Câu 1: Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
Tế bào – cơ thể- quần thể – quần xã – hệ sinh thái
Câu 2: 
-Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc : Cấp dưới làm nền tảng cho cấp trên, tổ chức cấp cao có đặc điểm của cấp thấp & đặc tính nổi trội.
-Hệ mở , tự điều chỉnh: giúp sinh vật tồn tại và phát triển. Cho ví dụ
-Thế giới sống liên tục tiến hoá tạo nên sự đa dạng phong phú của sinh vật nhưng lại thống nhất.
3. Bài mới:
Ta biết rằng sinh giới rất đa dạng & phong phú, trên con đường nghiên cứu sinh giới người ta đã phân loại sinh giới ra 5 giới đó là những giới nào? Đặc điểm của từng giới ra sao?Vấn đề này sẽ được giải quyết ở bài học hôm nay.
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1
GV đặt câu hỏi : giới là gì?
(?) Cách phân loại giới như thế nào?
GV sử dụng hình 2 SGK để cho HS phân biệt các giới.
(?) Thế giới sinh vật được chia thành những giới nào?
GV giới thiệu lại đặc điểm từng giới cho HS rõ
Hoạt động 2
GV cho HS đọc SGK rồi đặt câu hỏi:
(?) Giới khởi sinh gồm những sinh vật nào?
(?) vi khuẩn sống ở đâu? Có những hình thức dinh dưỡng nào?
(?)Giới nguyên sinh gồm những sinh vật nào?Chúng có đặc điểm chung gì? 
(?) Đặc điểm nấm nhầy?
(?) Sinh vật dị dưỡng?
(?) Đặc điểm chung của giới nấm ?
(?) Hình thức dinh dưỡng của giới nấm?
(?) Hãy kể 1 số loài nấm mà em biết ?
(?) Đặc điểm chung của giới thực vật?
(?) Sinh vật tự dưỡng?
(?) Thực vật gồm các ngành chính nào?
(?) Lợi ích của giới thực vật đối với hệ sinh thái và con người
(?) Đặc điểm chung của giới động vật?
(?) Có những ngành nào trong giới này?
(?) Vai trò của giới động vật đối với tư ùnhiên và con người?
HS dựa vào SGK để trả lời
TL : phân loại theo trình tự nhỏ dần.
HS quan sát hình rồi nhận xét:
Thế giới sinh vật chia làm 5 giới:khởi nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật
HS đọc nội dung phần II SGK rồi trả lời các câu hỏi của GV
TL: vi khuẩn là sinh vật nhân sơ bé nhỏ
TL: Tảo, nấm nhầy, ĐV nguyên sinh: đều là những sinh vật có nhân thực.
HS dựa vào SGK trả lời.
HS đọc nội dung mục 3 SGK rồi trả lời câu hỏi:
HS đọc nội dung mục 4 SGK rồi trả lời câu hỏi:
TL: là sinh vật có khả năng sử dụng NLMT để tự tổng hợp chất hữu cơ
Điều hoà khí hậu, ngăn xói mòn, lũ lụt, hạn hán
HS đọc nội dung phần 5 SGK và trả lời câu hỏi:
I. Giới & hệ thống phân loại 5 giới
1/ Khái niệm giới
-Giới: là đơn vi phân loại lớn nhất gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
-Phân loại theo trình tự nhỏ dần: giới –ngành- lớp –bộ- họ-chi (giống)- loài
2. Hệ thống phân loại 5 giới
-Giới khởi sinh: tế bào nhân sơ
-Nguyên sinh
-Nấm
-Thực vật	 -> Tb nhân thực
-Động vật
* Hệ thống 3 lãnh giới:
-Vi sinh vật cổ
-Vi khuẩn
-Sinh vật nhân thực gồm: giới nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.
II.Đặc điểm chính của mỗi giới
1/ Giới khởi sinh ( Monera)
Gồm những loài :vi khuẩn nhân sơ nhỏ bé (kích thước: 1-5 micrômet). Chúng sống khắp nơi: đất nước, không khí, trên sinh vật khác. Sinh sản nhanh.
-Phương thức sống: hoại sinh, kí sinh, tự dưỡng
2/ Giới nguyên sinh (Protista)
Gồm những sinh vật có nhân thực:
 đơn bào
-Tảo ->có sắc tố QH 
 đa bào
-Nấm nhầy: gồm 2 pha:
 + Đơn bào giống amip
 + Hợp bàolà khối chất nguyên sinh nhầy nhiều nhân.
-Động vật nguyên sinh: cơ thể gồm 1 tế bào sinh vật dị dưỡng
3.Giới nấm (Fungi)
-Gồm những sinh vật nhân thực, đơn bảo hoặc đa bào, dạng sợi, thành tế bao 2có kitin. Không có lục lạp & lông roi. Sống dị dưỡng.
-Các dạng: Nấm men, nấm mốc, nấm sợi, địa y
4.Giới thực vật
-Gồm các sinh vật đa bào nhân thực, có khả năng quang hợp, là sinh vật tự dưỡng, thành tế bào cấu tạo bằng xenlulô, cảm ứng chậm.
-Gồm các ngành:rêu, quyết, hạt trần, hạt kín -> nguồn gốc chung là tảo lục đơn bào nguyên thuỷ.
-Lợi ích:
 + Cung cấp thức ăn cho người& động vật.
 +Điểu hoà khí hậu
 +Hạn chế xói mòn
 +Cung cấp gỗ, dược liệu
5. Giới động vật (Animalia)
-Gồm những sinh vật đa bào nhân thực, dị dưỡng, phản ứng nhanh có khả năng di chuyển.
-Gồm các ngành chính: thân lỗ, 
ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, thân mềm
-Vai trò:
 +Cân bằng hệ sinh thái
 +Cung cấp nguyên liệu thức ăn cho con người
4. Củng cố ( 5 phút)
-Hệ thống lại 5 giời sinh vật
-Trả lời câu hỏi cuối bài.
-Phát phiếu học tập cho HS điền vào nội dung nếu chưa thực hiện ở phần II
5. Dặn dò: ( 1’)
-Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK
-Đọc phần em có biết?
-Học bài
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
Ngày soạn: 05/09/09
Tiết 03
PHẦN HAI: SINH HỌC TẾ BÀO
CHƯƠNG 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
I. Mục tiêu
Qua bài này học sinh phải:
Kiến thức:
-Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào
-Vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào
-Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lí hoá của nước.
-Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào, sự sống.
2. Kĩ năng:
Quan sát, tư duy hình vẽ, so sánh, phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ
Thấy được vai trò của nước đối với tế bào -> biết quí trọng nguồn nước
II. Phương pháp
 Giảng giải+ hỏi đáp
III. Phương tiện 
Tranh vẽ phóng to H.3.2 SGK
Xem bài trước ở nhà
IV. Tiến trình bài giảng
1.Ổn định 1’
2. Bài cũ: 5’
Câu hỏi:
1/ Giới là gì ?Hệ thống phân loại
2/ Đặc điểm chính của mỗi giới?
Đáp án:
1/ Giới : 
-Là đơn vị phân loại lớn nhất gồm các ngành sinh vật có chung đặc điểm nhất định
-Hệ thống phân loại 5 giới:
2/ Đặc điểm chính của mỗi giới:
-Giới nguyên sinh: nhân sơ, đơn bào, kích thước nhỏ, sinh sản nhanh
-Giới nguyên sinh: nhân thực, đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
-Giới nấm: nhân thực đơn bào hoặc đa bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng
-Giới thực vật: nhân thực, tự dưỡng thành tế bào có vách xenlulo
-Giới động vật: nhân thực, có khả năng di chuyển, dị dưỡng
3. Bài mới :
Ta đã biết sinh giới đa dạn, phong phú nhưng lại thống nhất. ở bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu mộ ... tan trong dầu mỡ đi qua còn có các phân tử tích điện, phân cực thì phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp.
-Màng có các prôtêin thụ thể làm nhiệm vụ thu nhận thông tin cho tế bào.
-Màng có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào nên giúp nhận ra nhau và nhận biết tế bào lạ.
X. Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất.
Thành TB:
-Có ở thực vật và nấm, bao bọc bên ngoài màng tế bào.
-ở thực vật có thành xenlulo, ở nấm có thành kitin.
-Chức năng: Qui định hình dạng tế bào và bảo vệ tế bào.
b. Chất nền ngoại bào
-ở bên ngoài màng sinh chất của tế bào người và tế bào động vật.
-Cấu tạo chủ yếu là sợi glicô prôtêin (prôtêin liên kết với cacbonhidrat) kết hợp với các chất hữu cơ, vô cơ khác nhau.
-Chức năng: Giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và thu nhận các thông tin bên ngoài.
4. Củng cố: 5’
-Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.
-Phân biệt thành TB TV với thành TB vi khuẩn và nấm.
5. Dặn dò: 1’
Trả lời câu hỏi SGK.. Chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn: 12/10/09
Tiết 09
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu
- Củng cố, tái hiện lại kiến thức đã học
- Rèn luyên kĩ năng làm bài
- Qua kiểm tra điều chỉnh những HS yếu
II. Phương pháp 
Kiểm tra viết
III. Chuẩn bị
2 đề: 30% trắc nghiệm, 70% tự luận
IV.Tiến trình
1. Ổn định
2. Nhắc nhở nội qui kiểm tra
3. Phát đề
4. HS tiến hành làm bài
5. Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
6. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Đề, đáp án kèm theo
________________________________________
ĐỀ 1. 
I/ TRẮC NGHIỆM:
Khoanh tròn câu đúng nhất
Câu 1:Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống là:
a. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái	
b. Tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể
c. Tế bào, mô, cơ thể, quần thể, quần xã.	
d. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, sinh quyển.
Câu 2:Trong sinh học đơn vị phân loại lớn nhất là:
a. Nghành	b. Lớp	c. Giới	d. Bộ
Câu 3:Các nguyên tố chủ yếu trong tế bào là:
a. Cacbon, hidrô, ôxi, nitơ	b.Cacbon, hidrô, ôxi, phôtpho
c. Cacbon, hidrô, ôxi, canxi	 	d. Cacbon, ôxi, phôtpho, canxi
Câu 4:Đường nào sau đây không phải là đường đa
a. Xenlulô 	b. Tinh bột	c.Glucơzơ	d. Cả a và b
Câu 5: Một phân tử glixêron liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat là cấu trúc của phân tử:
a. Mỡ	b. Phôtpholipit	c. Stêrôit	d. Cả a và b
Câu 6:Cấu trúc........của phân tử prôtêin chính là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trong chuỗi pôlipeptit 
a. Bậc 1	b. Bậc 2	c. Bậc 3 	d. Bậc 4
Câu 7: Người ta gọi tên của các nuclêôtit theo tên của các:
a. Đường petôzơ (5cacbon)	b. Nhóm phôtphat
c. Bazơ nitơ	d. Tất cả đều đúng
Câu 8: Chức năng của prôtêin:
a. Làm vật liệu cấu tạo nên tất cả cấu trúc sống và co cơ 
b. Làm xúc tác sinh học (enzim) và điều chỉnh glucôzơ trong máu
c. Chuyên chở (hêmôglôbin) và bảo vệ (kháng thể)
d. Cả a, b và c
Câu 9: Trong tế bào chất của tế bào nhân sơ có những bào quan nào:
a. Thể gôngi	b. Mạng lưới nội chất	c. Ribôxôm	d. Ti thể
Câu 10: Tế bào nhân sơ gồm những bộ phận nào:
a. Thành tế bào, màng sinh chất, ( lông và roi ở một số vi khuẩn)
b. Chất tế bào	c. Vùng nhân	d. Cả a, b và c.
Câu11: Tìm các từ phù hợp điền vào chổ trống:
Lưới nội chất trơn có đính rất nhiều........................tham gia vào quá trình tổng hợp....................chuyển hóa...............và phân hủy các chất độc hại đối với cơ thể.
II/ TỰ LUẬN:
Câu 1: Nguyên tố đa lượng là gì? Cho ví dụ? Nêu chức năng?
Câu 2: Phân biệt các loại đường và nêu chức năng của chúng?
Câu 3:Trình bày cấu tạo thành tế bào, màng sinh chất và vùng
 nhân của tế bào nhân sơ?
ĐỀ 2. 
I/ TRẮC NGHIỆM:
Khoanh tròn câu đúng nhất
Câu 1: Những giới sinh vật nào sau đây bao gồm các sinh vật nhân thực:
a. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh,giới Thực vật, giới Động vật
b. Giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật
c. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Nguyên sinh, giới Động vật
d. Giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật
Câu 2:Trong sinh học đơn vị phân loại nhỏ nhất là:
a. Chi	b. Họ c. Loài	d. Bộ
Câu 3:Những hợp chất nào không phải là hợp chất hữu cơ:
a. Khí cacbônic	b. Muối cacbônat
c.Đường glucôzơ	d. Cả a và b
Câu 4:Đường nào sau đây là đường đa
a. Xenlulô 	b. Tinh bột c.Glucôzơ	d. Cả a và b
 Câu 5: Một p. tử glixêron liên kết với 3a.béo là cấu trúc của phân tử:
a. Mỡ	b. Phôtpholipit c. Stêrôit	d. Cả a và b
Câu 6: Khi một prôtêin được cấu tạo từ một vài chuỗi pôlipeptit thì các chuỗi pôlipeptit liên kết lại với nhau theo một cách nào đó tạo nên cấu trúc:
a. Bậc 1	b. Bậc 2 c. Bậc 3 	d. Bậc 4
Câu 7: Các loại nuclêôtit khác biệt nhau về:
a. Đường petôzơ (5cacbon)	b. Nhóm phôtphat
c. Bazơ nitơ	d. Tất cả đều đúng
Câu 8: Axit nuclêic là gì?
a. Là hợp chất hữu cơ có tính axit được chiết xuất từ nhân tế bào
b. Là hợp chất đại phân tử
c. Là một chất mang thông tin di truyền 
d. Cả a, b và c
Câu 9: Thành tế bào nhân sơ được cấu tạo từ những chất nào:
a. Peptiđôglican.	b. Xenlulôzơ. c. Kitin	 d.. Cả a và b
Câu 10: Tế bào nhân thực gồm những bộ phận nào:
a. Màng sinh chất	b. Chất tế bào c. Nhân	d. Cả a, b và c
Câu 11: Tìm các từ phù hợp điền vào chổ trống:
Lưới nội chất hạt có đính các........................., có chức năng tổng hợp ..................tiết ra ngoài tế bào, các ..................cấu tạo nên màng tế bào.
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Nguyên tố vi lượng là gì? Cho ví dụ? Nêu chức năng?
Câu 2: Nêu cấu trúc, đặc tính lí hóa của nước và vai trò của nước đối với sự sống?
Câu 3: Trình bày cấu tạo và chức năng nhân tế bào, lưới nội chất và ribôxôm của tế bào nhân thực?
ĐÁP ÁN:
Đề 1:
1/ Trắc nghiệm: (3 đ)
1a, 2c, 3a, 4d, 5b, 6a, 7c, 8d, 9c, 10d, 11: loại enzim, lipit, đường
2/ Tự luận: (7 đ)
Câu 1: (2 đ)
- Nguyên tố đa lượng: khái niệm đúng (1 đ)
- VD đúng: ( 0,5 đ)
- Nêu chức năng đúng: (0,5 đ)
Câu 2: (2 đ)
- Phân biệt 3 loại cacbonhydrat (1,5 đ)
- Chức năng đúng: (0,5 đ)
Câu 3: (3 đ) 
- Cấu tạo thành TB nhân sơ: (1 đ)
- Màng sinh chất (1 đ)
- Vùng nhân (1 đ)
Đề 2:
1/ Trắc nghiệm: (3 đ)
1d, 2c, 3d, 4b, 5a, 6d, 7c, 8d, 9a, 10d, 11: Hạt riboxom, protein, protein.
2/ Tự luận: (7 đ)
Câu 1: (2 đ)
- Nguyên tố vi lượng: khái niệm đúng (1 đ)
- VD đúng: ( 0,5 đ)
- Nêu chức năng đúng: (0,5 đ)
Câu 2: (2 đ)
- Cấu trúc, đặc tính của nước (1 đ)
- Vai trò của nước đúng: (1 đ)
Câu 3: (3 đ) 
- Cấu tạo chức năng của nhân: (1 đ)
- Cấu tạo chức năng của lưới nội chất(1 đ)
- Cấu tạo chức năng của riboxom(1 đ)
Ngày soạn: 19/10/09
Tiết 10
VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
-Trình bày và phân biệt được kiểu vận chuyển thụ động và chủ động.
-Mô tả được hiện tượng nhập bào và xuất bào.
2. Kĩ năng
Phân tích hình vẽ, tư duy, so sánh, phân tích, tông hợp.
3. Thái độ
Nhận thức đúng đắn qui luật vận động của vật chất sống cũng tuân theo qui luật vật lí, hoá học.
II. Phương pháp
Trực quan + giảng giải + hỏi đáp.
III. Phương tiện
-Tranh vẽ phóng to hình 11.1, 11.2, 11.3 SGK.
-Vật liệu thí nghiệm minh hoạ về hiện tượng khuếch tán, thẩm thấu như: thuốc tím, rau muống, ớt chín chẻ sẳn ngâm trong nước, nước lọc, muối, đường.
- HS soạn bài trước ở nhà.
IV. Tiến trình
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 5’
Câu hỏi:
1. Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất
2. Phân biệt thành TB của : vi khuẩn, nấm, thực vật.
Đáp án:
1. cấu trúc màng sinh chất:
-Gồm 2 phần chính là: photpho lipit kép và prôtêin. ở TB động vật và người còn có thêm nhiều phân tử cholesteron làm tăng tính ổn định của màng. Các prôtêin vận chuyển các chất ra vào TB , tiếp nhận thông tin.
-Chức năng: Có tính bán thấm, thu nhận thông tin, dấu chuẩn nhận biết.
2. Phân biệt thành TB : TV, nấm, VK
Thành TB TV
Thành TB nấm
Thành TB VK
Cấu tạo bằờng xenlulôzơ
Cấu tạo bằng kitin
Cấu tạo băng peptiđoglycan.
3. Bài mới: 1’ 
Ta đã biết chức năng của màng TB và 1 trong các chức năng là vận chuyển các chất ra vào TB. Sự vận chuyển này được thực hiện bằng các cách nào? Câu hỏi này sẽ được giải quyết trong bài học hôm nay
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
15’
7’
8’
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS quan hình 11.1 SGK rồi đặt câu hỏi :
(?) Thế nào là vận chuyển thụ động? 
(?) Nguyên lí của sự vận chuyển này là gì?
(?) Chất tan khuếch tán qua màng bằng mấy cách? 
Yêu cầu HS quan sát và so sánh 2 sợi rau muống chẻ nhỏ: 1 ngâm nước , 1 không ngâm nước.
(?) Tại sao sợi ngâm nước lại ngâm lại trương to và uốn cong?
-Xét 2 trường hợp :
TH1: Ngâm khô vào nước
TH 2: Ngâm rau muống vào nước muối.
*Nhận xét về 2 môi trườngtrong và ngoài màng TB trong 2 trường hợp.Sau đó GV dẫn dắt đến các khái niệm:
Hoạt động 2:
Yêu cầu HS quan quát hình 11.1 c và đặt câu hỏi:
(?) Thế nào là vận chuyển chủ động? 
(?) Phân biệt vận chuyển chủ động và thụ động?
Hoạt động 3:
GV yêu cầu HS quan sát hình 11.2 rồi đặt câu hỏi:
(?) Thế nào là nhập bào?
(?) Có mấy loại nhập bào?
(?) Người ta phân loại nhập bào căn cứ vào đâu? 
GV hướng dẫn HS hình 11.2 SGK rồi đặt câu hỏi.
(?) Cơ chế nhập bào?
Yêu cầu HS phân biệt xuất bào với nhập bào.
GV bổ sung: TB sử dụng cách thực bào hay ẩm bào nhờ thụ thể đặc hiệu trên màng sinh chất. 
HS quan sát hình vẽ và thảo luận nhóm trả lời.
TL: sợi ngâm nước trương to và uốn cong hơn .
Do nước thẩm thấu qua màng.
HS thảo luận trả lời.
HS thảo luận và dựa vào SGK trả lời.
HS kết hợp SGK và thảo luận 
nhóm trả lời.
HS thảo luận nhóm trả lời.
I. vận chuyển thụ động 	
- Là phương thức vận chuyển các chất qua màng không cần tiêu tống năng lượng.
-Theo nguyên lí: 
+ Khuếch tán: Các chất qua màng đi từ nơi có nồng độ cao đến nồng độ thấp.
+Thẩm thấu : Sự khuếch tán qua màng của các phân tử nước ( N0 thấp đến N0 cao).
-Chất tan khuếch tán qua màng băng 2 cách: Khuếch tán trực tiếp qua lớp photpho lipit và qua kênh prôtêin xuyên màng.
-Điều kiện của sự khuếch tán: chênh lệch nồng độ giữa bên trong và ngoài màng TB cũng như đặc tính lí, hoá của chúng.
+ Nếu nồng độ chất tan ở môi trường ngoài lớn hơn trong TB: môi trương ưu trương.
+ Nếu nồng độ chất tan ở môi trường ngoài nhỏ hơn trong TB: môi trương nhược trương.
+ Nếu nồng độ chất tan ở môi trường ngoài bằng hơn trong TB: môi trương đẳng trương.
II. Vận chuyển chủ động
-Là quá trình vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ( ngược với nồng độ).
-Cần tiêu tốn năng lượng( ATP).
-Co kênh prôtêin.
III. Nhập bào và xuất bào.
1. Nhập bào 
a. Khái niệm: Là phương thức TB đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất.
b. Phân loại
+ Thực bào: Đối với thức ăn dạng rắn.
+Aồm bào : đối với thức ăn dạng lỏng.
c. Cơ chế: Đầu tiên màng TB lõm vào bao lấy “đối tượng” , sau đó nuốt hẳn “đối tượng “ vào ben trong và cuối cùng bị phân huỷ bởi enzim và lizôxôm.
2. Ẩm bào:
Quá trình chuyển các chất ra khỏi TB theo cách ngược lại với thực bào và ẩm bào gọi là xuất bào.
4. Củng cố: 8’
-Phân biệt vận chuyển chủ động với thụ động.
-Giải thích tại sao khi rửa rau muống nếu ta cho nhiều muối vào thì rau sẽ bị héo?
-Phân biệt nhập bào với xuất bào.
5. Dặn dò: 1’
 -Trả lời các câu hỏi cuối bài.
-Chuẩn bị tiếp theo.
-Giải thích 1 số hiện tượng thực tế có liên quan đến bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinhcb10-tiet 1-10.doc