Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
1. Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.
- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.
- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
2. Phương tiện dạy học:
- Tranh vẽ Hình 1 SGK và những tranh ảnh có liên quan đến bài học mà giáo viên và học sinh sưu tầm được.
- Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu, đĩa VCD.)
Tiết1 Phần một giới thiệu chung về thế giới sống Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống Ngàysoạn: Lớp Ngày giảng T iết H S vắng 10A 10D 1. Mục tiêu bài dạy: - Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống. - Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống. - Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống. - Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học. 2. Phương tiện dạy học: - Tranh vẽ Hình 1 SGK và những tranh ảnh có liên quan đến bài học mà giáo viên và học sinh sưu tầm được. - Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu, đĩa VCD...) 3. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - Chuẩn bị sách vở học tập bộ môn của học sinh. 4. Kiểm tra bài cũ: 5. Giảng bài mới: Tiết1 Phần Một: giới thiệu chung về thế giới sống Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống. Quan sát tranh Hình 1 sách giáo khoa * Em hãy nêu các cấp tổ chức của thế giới sống? * Giải thích khái niệm tế bào, mô, cơ quan, hệ cq... * Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống? * Trong các cấp của thế giới sống cơ thể giữ vai trò quan trọng ntn? * Đặc điểm cấu tạo chung của các cơ thể sống? Virút có được coi là cơ thể sống? + Giải thích: -Nguyên tắc thứ bậc: ng tửđphân tửđđại phân tử -Tính nổi trội:từng tế bào thần kinh không có được đặc điểm của hệ thần kinh. *Cơ thể sống muốn tồn tại sinh trưởng, phát triển..thì phải như thế nào? *Nếu trao đổi chất không cân đối thì cơ thể sống làm như thế nào để giữ cân bằng?(uống rượu nhiều..) +Từ 1 nguồn gốc chung bằng con đường phân ly tính trạng dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên trải qua thời gian dài tạo nên sinh giới ngày nay. I.Các cấp tổ chức của thế giới sống: 1) Khái niệm: - Người ta chia thế giới sống thành các cấp độ tổ chức khác nhau: phân tửđ bào quanđ tế bàođ mô đ cơ quanđ hệ cơ quanđ cơ thể đ quần thể đ quần xã đ hệ sinh tháiđ sinh quyển. - Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã,hệ sinh thái. 2) Cơ thể: - Cấp tổ chức quan trọng vì nó biểu hiện đầy đủ các đặc tính của cơ thể sống. - Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ 1 hay nhiều tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào. II.Đặc điểm chungcủa các cấp tổ chức sống: 1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: - Các tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên. Bào quanđ tế bàođ môđ cơ quanđcơ thể.. -Tính nổi trội:Được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành mà mỗi bộ phận cấu thành không thể có được. 2) Hệ thống mở và tự điều chỉnh: - Hệ thống mở: Giữa cơ thể và môi trường sống luôn có tác động qua lại qua quá trình trao đổi chất và năng lượng. - Tự điều chỉnh: Các cơ thể sống luôn có khả năng tự điều chỉnh duy trì cân bằng động động trong hệ thống (cân bằng nội môi) để giúp nó tồn tại, sinh trưởng, phát triển 3) Thế giới sống liên tục tiến hoá: -Thế giới sống có chung một nguồn gốc trải qua hàng triệu triệu năm tiến hoá tạo nên sự đa dạng và phong phú ngày nay của sinh giới và sinh giới vẫn tiếp tục tiến hoá. 6.Củng cố: - Câu hỏi và bài tập cuối bài 7.Rút kinh nghiệm giờ dạy: Tiết 2 -Bài 2: các giới sinh vật Ngàysoạn: Lớp Ngày giảng T iết H S vắng 10A 10B 1. Mục tiêu bài dạy: - Học sinh phải nêu được khái niệm giới. -Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới ( hệ thống 5 giới). -Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật(giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật). - Rèn luyện kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ. 2. Phương tiện dạy học: - Tranh vẽ phóng to Hình 2 SGK, máy chiếu. - Phiếu học tập (các đặc điểm chính của các giới sinh vật) 3. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 4. Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là nguyên tắc thứ bậc, tính nổi trội? Cho ví dụ 5. Giảng bài mới: Tiết 2 -Bài 2: các giới sinh vật *Em hiểu thế nào là giới? *Hệ thống phân loại 5 giới gồm những giới nào? -Giới Khởi sinh (Monera) -Giới Nguyên sinh(Protista) -Giới Nấm(Fungi) -Giới Thực vật(Plantae) -Giới Động vật(Animalia) *Đặc điểm của giới Khởi sinh? *Phương thức sống? * Giới Nguyên sinh gồm những đại diện nào? * Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới Nguyên sinh? * Giới Nấm gồm những đại diện nào? * Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới Nấm? * Giới Thực vật gồm những đại diện nào? * Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới Thực vật? * Giới Động vật gồm những đại diện nào? * Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới Động vật? * Học sinh hoàn thành phiếu học tập I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới: 1) Khái niệm giới: - Giới sinh vật là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. 2)Hệ thống phân loại 5 giới: -Giới Khởi sinh (Monera)đ Tế bào nhân sơ -Giới Nguyên sinh(Protista) -Giới Nấm(Fungi) Tế bào -Giới Thực vật(Plantae) nhân thực -Giới Động vật(Animalia) II. Đặc đặc điểm chính của mỗi giới: 1)Giới Khởi sinh:( Monera) - Gồm những loài vi khuẩn nhân sơ có kích thước nhỏ 1-5mm. - Phương thức sống đa dạng. 2) Giới Nguyên sinh:(Protista) ( Tảo, Nấm nhày và Động vật nguyên sinh) -Tảo:S.vật nhân thực,đơn bào, đa bào.Hình thức sống quang tự dưỡng(cơ thể có diệp lục) -Nấm nhày:S.vật nhân thực, cơ thể tồn tại 2 pha đơn bào và hợp bào.Hình thức sống dị dưỡng, hoại sinh. - ĐVNS:S,vật nhân thực, đơn bào.Hình dạng đa dạng, sống dị dưỡng. 3)Giới Nấm:(Fungi) -Gồm những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào. Thành tế bào chứa kitin. - Sinh sản hữu tinh và vô tính(nhờ bào tử). - Hình thức sống dị dưỡng: Hoại sinh, ký sinh, cộng sinh. 4)Giới Thực vật:( Plantae) (Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín) -Sinh vật nhân thực, đa bào, thành tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ. -Hình thức sống:Sống cố định, có khả năng quang hợp(có diệp lục) tự dưỡng. 5)Giới Động vật:(Animalia) (Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống) - Sinh vật nhân thực, đa bào, có cấu trúc phức tạp với các cơ quan và hệ cơ quan chuyên hoá cao. - Hình thức sống: dị dưỡng và có khả năng di chuyển. 6.Củng cố: - Bài tập cuối bài Phiếu học tập Giới Sinh vật đặc điểm Nhân sơ Nhân thực Đơn bào Đa bào Tự dưỡng dị dưỡng Khởi sinh Vi khuẩn + + + + Tảo + + + + Nguyên sinh Nấm nhày + + + ĐVNS + + + + Nấm Nấm men + + + Nấm sợi + + + Thực vật Rêu,Quyết Hạt trần Hạt kín + + + + Động vật Đ vật có dây sống Cá,lưỡng cư + + + 7.Rút kinh nghiệm giờ dạy: - Hướng dẫn các em đọc thêm phần: em có biết- Hệ thống 3 lãnh giới. -Lãnh giới 1: Vi sinh vật cổ (Archaea) 3 lãnh giới -Lãnh giới 2: Vi khuẩn ( Bacteria) ( Domain) -Lãnh giới 3 - Giới Nguyên sinh ( Eukarya) - Giới Nấm - Giới Thực vật - Giới Động vật { {{ Tiết 3 Phần hai sinh học tế bào Chương I thành phần hoá học của tế bào Bài 3: Các nguyên tố hoá học và nước Ngàysoạn: Lớp Ngày giảng T iết H S vắng 10A 10B 1. Mục tiêu bài dạy: -Học sinh phải nêu dược các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào. -Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào. -Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng. -Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý hoá của nước. - Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào. 2. Phương tiện dạy học: - Tranh vẽ cấu trúc hoá học của phân tử nước ở trạng thái lỏng và trạng thái rắn ( hình 3.1 và hình 3.2 SGK ) 3. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 4. Kiểm tra bài cũ: -Hãy kể tên các giới trong hệ thống phân loại 5 giới và đặc điểm của 3 trong 5 giới. 5. Giảng bài mới: Bài 3: Các nguyên tố hoá học và nước + Trong tự nhiên có khoảng 92 nguyên tố hoá học chỉ có vài chục nguyên tố cần thiết cho sự sống. *Quan sát bảng 3 em có nhận xét gì về tỷ lệ các nguyên tố trong cơ thể( Đại vi lượng) * Các nguyên tố hoá học có vai trò như thế nào đối với tế bào? Tranh H 3.1 và 3.2 * Nghiên cứu sách giáo khoa và hình 3.1, 3.2 em hãy nêu cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước? * Em nhận xét về mật độ và sự liên kết giữa các phân tử nước ở trạng thái lỏng và rắn?(khi cho nước đá vào cốc nước thường) *Điều gì xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào trong ngăn đá tủ lạnh?G. thích *Theo em nước có vai trò như thế nào? đối với tế bào cơ thể sống?( Điều gì xảy ra khi các sinh vật không có nước?) I. Các nguyên tố hoá học: 1)Các nguyên tố đa lượng và vi lượng: a.Nguyên tố đa lượng: - Các nguyên tố có tỷ lệ > 10 - 4 ( 0,01%) - C, H, O, N, S, P, K b. Các nguyên tố vi lượng: - Các nguyên tố có tỷ lệ < 10 - 4 ( 0,01%) - F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr 2) Vai trò của các nguyên tố hoá học trong tế bào: - Tham gia xây dựng nên cấu trúc tế bào. - Cấu tạo nên các chất hữu cơ và vô cơ. - Thành phần cơ bản của enzim, vitamin II.Nước và vai trò của nước trong tế bào: 1)Cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước: - Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử ôxy với 2 nguyên tử hyđrô bằng liên kết cộng hoá trị. - Phân tử nước có tính phân cực. - Giữa các phân tử nước có lực hấp dẫn tĩnh điện( do liên kết hyđrô) tạo ra mạng lưới nước. 2)Vai trò của nước đối với tế bào: - Là thành phần cấu tạo và dung môi hoà tan và vận chuyển các chất cần cho hoạt động sống của tế bào. - Là môi trường và nguồn nguyên liệu cho các phản ứng sinh lý, sinh hoá của tế bào. - Tham gia điều hoà, trao đổi nhiệt của tế bào và cơ thể 6.Củng cố: - Các câu hỏi và bài tập cuối bài - Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ ăn 1 số các món ăn ưa thích?( Cung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau cho tế bào, cơ thể ) -Tại sao người ta phải trồng rừng và bảo vệ rừng?( Cây xanh là mắt xích quan trọng trong chu trình cácbon) -Tại sao khi phơi hoặc sấy khô thực phẩm lại bảo quản được lâu hơn?(Hạn chế vi sinh vật sinh sản làm hỏng thực phẩm) 7.Rút kinh nghiệm giờ dạy: Tiết 4 - Bài 4: cácbohyđrat và lipit Ngàysoạn: Lớp Ngày giảng T iết H S vắng 10A 10D 1. Mục tiêu bài dạy: - Học sinh phải liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi và đường đa(đường phức) có trong các cơ thể sinh vật. -Trình bày được chức năng của từng loại đường trong cơ thể sinh vật. -Liệt kê được tên các loại lipit có trong các cơ thể sinh vật và trình bày được chức năng của các loại lipit trong cơ thể. 2. Phương tiện dạy học: - Tranh vẽ về cấu trúc hoá học của đường và lipit. - Tranh ảnh về các loại thực phẩm, hoa quả có nhiều đường và lipit. - Đường Glucôzơ, Fructôzơ, Saccarôzơ, sữa bột không đường và tinh bột sắn dây. 3. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 4. Kiểm tra bài cũ: -Trình bày cấu trúc hoá học của nước và vai trò của nước trong tế bào. 5. Giảng bài mới: Bài 4: cácbohyđrat và lipit * Em hãy kể tên các loại đường mà em biết trong các cơ thể sống? *Thế nào là đường đơn, đường đôi, đường đa? Tranh cấu trúc hoá học của đường CH2 OH CH2 OH CH2 OH 2 1 Liên kết glucôzit + Các phân tử đường glucôzơ liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit tạ ... in cho nó. 4)Lắp ráp: - Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virút hoàn chỉnh. 5)Phóng thích: - Virút phá tế bào chui ra ngoài. II. HIV/AIDS: 1) Khái niệm: - HIV là virút gây suy giảm miễn dịch ở người. 2)Ba con đường lây truyền HIV: - Qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con(mang thai và cho con bú). 3)Ba giai đoạn phát triển của bệnh: - Giai đoạn sơ nhiễm(cửa sổ) 2 tuần-3 tháng - Giai đoạn không triệu chứng 1-10 năm. - Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS 4) Biện pháp phòng ngừa: - Sống lành mạnh, vệ sinh y tế, loại trừ tệ nạn xã hội 6.Củng cố: -Một số vi sinh vật ở điều kiện bình thường thì không gây bệnh nhưng khi cơ thể bị yếu hoặc khả năng miễn dịch bị suy giảm thì chúng lại trở thành gây bệnh. Vi sinh vật đó là cơ hội và bệnh do chúng gây ra là bệnh cơ hội 7.Rút kinh nghiệm giờ dạy: { {{ Tiết 32 -Bài 31: Ngày soạn: virút gây bệnh Ngày giảng: ứng dụng của virút trong thực tiễn Ngàysoạn: Lớp Ngày giảng T iết H S vắng 10A 10D 1. Mục tiêu bài dạy: - Học sinh phải nêu được tác hại của virút đối với vi sinh vật, thực vật và côn trùng. - Nêu được nguyên lý và ứng dụng thực tiễn của kỹ thuật di truyền có sử dụng phagơ. 2. Phương tiện dạy học: - Tranh vẽ hình 31 SGK và ảnh chụp 1 số bệnh do virút. - (Máy chiếu projector và giáo án điện tử kỹ thuật di truyền)) 3. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 4. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu cấu tạo và 3 đặc điểm của virút? - Hãy trình bày chu trình nhân lên của virút? 5. Giảng bài mới: Bài 31: virút gây bệnh. ứng dụng của virút trong thực tiễn +Virút ký sinh trên VK (gọi phagơ-thể thực khuẩn) được ứng dụng nhiều trong kỹ thuật di truyền. *Trả lời câu lệnh trang121 -Do bị nhiễm phagơ.Pha gơ nhiễm vào tế bào và phá vỡ tế bàođ chết lắng xuống làm nước trong. + Thành tế bào thực vật dày và không có thụ thể nên đa số virút xâm nhiễm vào cây nhờ côn trùng(ăn lá, hút nhựa..) *Trả lời câu lệnh trang122 - Sốt xuất huyết do virút Dengue. Viêm não Nhật bản do virút Polio. Bệnh sốt rét do động vật nguyên sinh Plasmodium. Tranh hình 31 (kỹ thuật cấy gen dùng phagơ làm thể truyền) *Trả lời câu lệnh trang124 -Đa số các loại hoá chất bảo vệ thực vật đều gây hại ở mức độ khác nhau đối với sức khoẻ của con người và môi trường sống. I. Các virút kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và côn trùng: 1)Virút ký sinh ở vi sinh vật(phagơ): - Khoảng 3000 loại virút sống ký sinh ở vi khuẩn, nấm men, nấm sợi. - Gây tác hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật như sản xuất thuốc kháng sinh, mì chính, thuốc trừ sâu sinh học... 2)Virút ký sinh ở thực vật: - Khoảng 1000 loại virút gây bệnh cho thực vật nhiễm vào cây do côn trùng, nông cụ... - Cây bị nhiễm virút lá thường bị đốm vàng, nâu, xoăn, héo...rồi rụng. Thân còi cọc. 3)Virút ký sinh ở côn trùng: - Virút ký sinh và gây bệnh cho côn trùng đồng thời côn trùng đôi khi là ổ chứa virút để lây nhiễm sang các cơ thể khác(động vật) II. ứng dụng của virút trong thực tiễn: 1)Trong sản xuất các chế phẩm sinh học: - Dùng virút(phagơ) để làm thể truyền trong kỹ thuật cấy gen để sản xuất prôtêin, hooc môn, dược phẩm... 2)Trong nông nghiệp: thuốc trừ sâu từ virút: - Sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh chỉ gây hại cho 1 số sâu nhất định không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích. 6.Củng cố: - Câu hỏi và bài tập cuối bài. - Câu 1: Công nghiệp vi sinh sản xuất thuốc kháng sinh, vitamin, hooc môn, axit hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học...nếu bị nhiễm phagơ thì vi sinh vậểttong nồi lên men sẽ bị chếtđhuỷ bỏđthiệt hại k.tế - Câu 2: Vì màng tế bào thực vật rất dày và không có thụ thể cho virút bám vào nên chúng phải nhờ côn trùng hay qua vết trầy xước. - Câu 3: Trong kỹ thuật cấy gen dùng phagơ làm thể truyền tạo các chủng vi sinh vật cho năng suất cao sản xuất vacxin, intefêron... 7.Rút kinh nghiệm giờ dạy: & Tiết 33 -Bài 32: Ngày soạn: bệnh truyền nhiễm và miễn dịch Ngày giảng: Ngàysoạn: Lớp Ngày giảng T iết H S vắng 10A 10D 1. Mục tiêu bài dạy: - Học sinh phải nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền của các tác nhân gây bệnh để qua đó nâng cao ý thức phòng tránh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng. - Trình bày được khái niệm về miễn dịch. Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch. 2. Phương tiện dạy học: - Tranh ảnh sưu tầm có liên quan đến bài học. 3. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 4. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu vai trò của virút trong sản xuất các chế phẩm sinh học. cho ví dụ. 5. Giảng bài mới: Bài 32: bệnh truyền nhiễm và miễn dịch *Em hiểu thế nào là bệnh truyền nhiễm? *Bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền bằng các con đường nào? Cho ví dụ. +Bệnh truyền nhiễm muốn gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện: độc lực đủ mạnh, đủ số lượng và con đường xâm nhập phải phù hợp. *Theo em các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virút là những bệnh nào? Tiến trình nhiễm bệnh gồm các giai đoạn: - Giai đoạn 1: (phơi nhiễm) cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. - Giai đoạn 2: ( ủ bệnh) tác nhân gây bệnh xâm nhập và phát triển trong cơ thể. - Giai đoạn 3: (ốm) biểu hiện các triệu chứng của bệnh. - Giai đoạn 4: Triệu chứng giảm dần và cơ thể bình phục. *Trả lời câu lệnh trang126 - Muốn phòng bệnh do virút cần tiêm phòng vacxin, kiểm soát vật trung giản truyền bệnh và giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống. *Trả lời câu lệnh trang127 - Chúng ta vẫn sống khoẻ mạnh không bị bệnh do cơ thể có nhiều hàng rào bảo vệ nên ngăn cản và tiêu diệt trước khi chúng phát triển mạnh trong cơ thể và hệ thống miễn dịch đặc hiệu có thời gian hình thành bảo vệ cơ thể. I. Bệnh truyền nhiễm: 1)Khái niệm: - Bệnh truyền nhiễm là bệnh có thẻ lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. 2)Phương thức lây truyền: a.Truyền ngang: -Qua sol khí, đường tiêu hoá, tiếp xúc trực tiếp hoặc động vật cắn, côn trùng đốt. b.Truyền dọc:Truyễn từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ. 3)các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virút: a.Bệnh đường hô hấp 90% là do virút như viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, SARS. Virút xâm nhập qua không khí. b.Bệnh đường tiêu hoá virút xâm nhập qua miệng gây ra các bệnh như viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày-ruột... c.Bệnh hệ thần kinh virút vào bằng nhiều con đường rồi vào máu tới hệ thần kinh TƯ gây bệnh dại, bại liệt, viêm não... d.Bệnh đường sinh dục lây trực tiếp qua quan hệ tình dục gây nên các bệnh viêm gan B, HIV... e.Bệnh da như đậu mùa, sởi, mụn cơm... II.Miễn dịch: 1)Miễn dịch không đặc hiệu: - Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.Đó là các hàng rào bảo vệ cơ thể:da... 2)Miễn dịch đặc hiệu: a.Miễn dịch thể dịch: - Khi có kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể sản xuất ra kháng thể đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên. b.Miễn dịch tế bào: - Khi có tế bào nhiễm(tế bào bị nhiễmVR,VK )tế bào Tđộc(TC) tiết ra prôtêin làm tan tế bào nhiễm 3)Phòng chống bệnh truyền nhiễm: - Tiêm chủng phòng bệnh, kiểm soát vật trung gian truyền bệnh và giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng. 6.Củng cố: - Câu hỏi và bài tập cuối bài. - Miễn dịch thể dịch là kết quả hợp tác giữa tế bào hỗ trợ(TH) tiết ra prôtêin(intơlơzin) kích thích tế bào limphoB biệt hoá thành tế bào Plasma sản xuất kháng thể là g -glôbulin(có dạng chữ Y) được hình thành để đáp ứng sự xâm nhập của kháng nguyên lạ. 7.Rút kinh nghiệm giờ dạy: nhắc học sinh về tự ôn để tiết sau ôn tập học kỳ Tiết 34 - Bài 33 Ngày soạn: ôn tập phần sinh học vi sinh Ngày giảng: Ngàysoạn: Lớp Ngày giảng T iết H S vắng 10A 10D 1. Mục tiêu bài dạy: - Học sinh phải nêu và khái quát hoá được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật thấy được tính đa dạng về dinh dưỡng của chúng. - Nêu được tính đa dạng về chuyển hoá của vi sinh vật. Nhiều loại vi sinh vật có vài kiểu chuyển hoá vật chất cùng tồn tại trong tế bào. - Thấy được sự sinh trưởng rất nhanh chóng của vi sinh vật khi gặp điều kiện thuận lợi cũng như các tác nhân lý hoá ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật. Con người chủ động điều khiển nó. - Nêu được sự sinh sản của vi khuẩn bằng các hình thức ngoại bào tử, bào tử đốt và nảy chồi. - Trình bày được 3 loại cấu trúc cơ bản của virút, sự xâm nhiễm của virút và hệ thống miễn dịch của cơ thể chống vi sinh vật. - Nêu được ví dụ minh hoạ từng khái niệm, những ví dụ rất phong phú trong đời sống minh hoạ cho bài học. 2. Phương tiện dạy học: - Các bảng sơ đồ ở sách giáo khoa 3. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 4. Kiểm tra bài cũ: - Tình hình tự ôn tập của học sinh. 5. Giảng bài mới: Bài 33: ôn tập phần sinh học vi sinh I.Chuyển hoá vật chất và năng lượng; 1) Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật: Năng lượng ánh sáng Chất hữu cơ 2 Kiểu dinh dưỡng 1 CO2 4 3 Năng lượng hoá học - 1 Quang tự dưỡng:vi khuẩn lam,vi tảo - 2 Quang dị dưỡng:vi khuẩn tía, lục - 3 Hoá tự dưỡng: vi khuẩn nitrat,lưu huỳnh - 4 Hoá dị dưỡng:vi khuẩn ký sinh,hoại sinh 2) Nhân tố sinh trưởng: - Phân biệt vi sinh vật nguyên dưỡng và khuyết dưỡng. 3)Hãy điền những ví dụ dại diện vào cột 4 trong bảng: Kiểu hô hấp hay lên men Chất nhận êlectron Sản phẩm khử Ví dụ nhóm vi sinh vật Hiếu khí O2 H2O Nấm, ĐVNS, vi tảo, vi khuẩn hiếu khí Kỵ khí NO3– NO2–,N2O,N2 Vi khuẩn đường ruột Pseudomonas, Baccillus SO42– H2S Vi sinh vật khử lưu huỳnh CO2 CH4 Vi sinh vật sinh mêtan Lên men Chất hữu cơ ví dụ -Axêtanđêhit -Axit piruvic -Êtanol - Axit lactic -Nấm men rượu - vi khuẩn lactic II. Sinh trưởng của vi sinh vật: 1)Đường cong sinh trưởng: - Giải thích các pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục? 2)Độ pH và sinh trưởng của vi sinh vật: - pH trung tính: nhiều loại vi sinh vật ký sinh, họai sinh - pH hơi axit: Nấm men - pH axit: Vi khuẩn Lactic, vi khuẩn gây viêm dạ dày Helicobacter III. Sinh sản và sinh trưởng của vi sinh vật: - Các chất hữu cơ cacbon như đường có thể là nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn nhưng nếu nồng độ quá cao sẽ gây co nguyên sinh tế bào. IV. Virút: * Virút nằm ở ranh giới giữa cơ thể sống và vật không sống? - Đặc điểm vô sinh: không có cấu tạo tế bào, có thể biến thành dạng tinh thể, không có trao đổi chất riêng, cảm ứng... -Đặc điểm của cơ thể sống có tính di truyền đặc trưng, 1 số virút còn có enzim riêng, nhân lên trong cơ thể vật chủ phát triển... * Điền nội dung phù hợp vào bảng sau: STT Virút Loại axit nuclêic Vỏ Capsit có đối xứng Cóvỏ bọc ngoài vỏ capsit Vật chủ Phương thức lan truyền 1 HIV ARN1 mạch 2 phân tử Khối Có Người Qua máu.. 2 Virút khảm thuốc lá ARN 1 mạch Xoắn Không Cây thuốc lá Chủ yểu do ĐV chích đốt 3 Phagơ T2 ADN 2 mạch Hỗn hợp Không E.coli Qua nhiễm dịch phagơ 4 Virút cúm ARN 1 mạch Xoắn Có Người Chủ yếu qua sol khí * Hãy cho ví dụ minh hoạ từng loại miễn dịch (1), (2) Sức đề kháng của cơ thể Miễn dịch không đặc hiệu Miễn dịch đặc hiệu ( hàng rào sinh, hoá, lý học) ( đáp ứng miễn dịch) Miễn dịch thể dịch(1) Miễn dịch tế bào(2) 6.Rút kinh nghiệm giờ dạy: nhắc học sinh tiết sau kiểm tra học kỳ
Tài liệu đính kèm: