Giáo án Sinh học 10 bài 6: Axit nuclêic

Giáo án Sinh học 10 bài 6: Axit nuclêic

Bài 6: AXIT NUCLÊIC

I. Mục tiêu bài dạy: Qua bài học này, học sinh phải:

1. Về kiến thức

- Nêu được thành phần hoá học của một nuclêôtit

- Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và phân tử ARN.

- Trình bày được chức năng của AND và ARN

- So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN

2. Về kĩ năng

- Biết quan sát, phân tích tranh, hình vẽ để thu nhận kiến thức.

- Thông qua hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân để hoàn thiện kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp.

3. Về thái độ: Thấy rõ tính thống nhất của thế giới sống.

pdf 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 8240Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 bài 6: Axit nuclêic", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án sinh học 10 - Đỗ Văn Mười  Trường THPT Nam Sách II  Năm học 2008 - 2009
-13-
Ngày soạn:12/09/2008 - Tiết 5 - 
Bài 6: AXIT NUCLÊIC 
I. Mục tiêu bài dạy: Qua bài học này, học sinh phải: 
1. Về kiến thức 
- Nêu được thành phần hoá học của một nuclêôtit 
- Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và phân tử ARN. 
- Trình bày được chức năng của AND và ARN 
- So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN 
2. Về kĩ năng 
- Biết quan sát, phân tích tranh, hình vẽ để thu nhận kiến thức. 
- Thông qua hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân để hoàn thiện kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp. 
3. Về thái độ: Thấy rõ tính thống nhất của thế giới sống. 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
1. Học sinh: Đọc và nghiên cứu kĩ các kênh hình, kênh chữ trong SGK 
2. Giáo viên: Hình 6.1, 6.2/Sgk, công thức cấu tạo một nuclêôtit, phiếu HT về ARN. 
III. Tiến trình tổ chức dạy học 
A. Ổn định tổ chức - kiểm tra sĩ số 
B. Kiểm tra bài cũ: 
C. Các hoạt động dạy - học 
- GV kiểm tra kiến thức của HS về axit nuclêic: "Em hiểu thế nào là axit nuclêic? Có mấy loại axit 
nuclêic? Vai trò của chúng có gì khác nhau?" 
→ Vậy để hiểu rõ ADN, ARN là gì - bài học này sẽ giúp các em nắm được các yêu cầu đó 
Nội dung giảng dạy Hoạt động của giáo viên - học sinh 
I. Axit Đêôxiribônuclêic (ADN) 
1. Cấu trúc của ADN 
* ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa 
phân: 
- Đơn phân của ADN là các nuclêôtit 
- Mỗi nuclêôtit có KLPT tb 300 đ.v.C, 
cấu tạo gồm 3 thành phần: 
+ Đường Pentôzơ 5C (Đêôxiribôzơ) 
+ Nhóm phốtphát (P) 
+ Một trong 4 loại bazơ nitơ: 
A (Ađênin) 
T (Timin) 
G (Guanin) 
X (Xitôzin) 
* Cách liên kết giữa các nuclêôtit: 
- Các nu liên kết với nhau theo một chiều 
xác định tạo nên chuỗi pôlinuclêôtit. 
- Các nu liên kết với nhau nhờ mối liên kết 
phôtphođieste 
* Chức năng: Một đoạn ADN (gen) mã 
hoá cho một sản phẩm xác định (ARN hay 
prôtêin) 
* Hoạt đông 1: Tìm hiểu về Axit Đêôxiribônuclêic 
- CH: ADN được cấu tạo theo nguyên tắc nào? 
- GV sử dụng tranh vẽ cấu tạo 1 nu và hướng dẫn HS xây 
dựng bài: 
+ Đơn phân của ADN là gì? Mỗi đơn phân có cấu tạo gồm 
mấy thành phần? 
+ Có mấy loại nu, chúng giống và khác nhau như thế nào? 
+ Cách gọi tên nu được căn cứ vào thành phần nào? 
☺ Các nuclêôtit khác nhau đều có chung thành phần đường 
và nhóm phôtphát, do đó gọi tên nuclêôtit dựa vào tên các 
bazơnitơ tương ứng. 
- GV treo hình vẽ một đoạn ADN với hai mạch đơn. HS 
quan sát, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn: 
+ Em hãy mô tả cách liên kết giữa các nuclêôtit 
+ Mối liên kết được tạo nên giữa các nu là lk gì? 
- CH: Mỗi đoạn ADN gọi là gì? Chúng có chức năng gì? 
 Giáo án sinh học 10 - Đỗ Văn Mười  Trường THPT Nam Sách II  Năm học 2008 - 2009
-14-
* Tính chất: prôtêin có tính đa dạng và đặc 
thù do thành phần, số lượng, trật tự sắp xếp 
các nu khác nhau. 
* Cấu tạo: 
- ADN gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết 
với nhau bằng cac lk hiđrô theo NTBS: 
 + A lk với T bằng 2 lk hiđrô 
 + G lk với X bằng 3 lk hiđrô 
- Cấu trúc không gian (mô hình của 
Watsơn - Crick, 1953): ADN là một 
chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn xoắn 
đều quanh một trục tưởng tượng như một 
cầu thang xoắn. 
* Lưu ý: ở TB nhân sơ, ADN có cấu trúc 
mạch vòng; ở TB nhân chuẩn ADN có 
cấu trúc mạch thẳng. 
2. Chức năng của ADN. 
* ADN có chức năng mang, bảo quản và 
truyền đạt thông tin di truyền. 
- TTDT lưu trữ trong ADN dưới dạng số 
lượng và trình tự các nuclêôtit. 
- Trình tự các nuclêôtit trên ADN làm 
nhiệm vụ mã hoá cho trình tự các aa trong 
chuỗi pôlipeptit 
- Prôtêin quy định các đặc điểm của cơ thể 
sinh vật. 
- TTDT được truyền từ TB này sang TB 
khác nhờ sự tự nhân đôi trong ADN trong 
phân bào. 
- CH: Tại sao chỉ có 4 loại nu nhưng lại có thể tạo ra vô số 
loại phân tử ADN khác nhau? 
- GV cho HS quan sát hình 6.1/Sgk và phân tích cấu trúc 
mạch kép, cấu trúc không gian của ADN: 
+ Phân tử ADN có cấu tạo như thế nào? 
+ Các nu giữa các mạch được lk với nhau theo ngtắc nào? 
+ Nguyên tắc BS trong ADN thể hiện như thế nào? 
- CH: Vì sao lkH là lk yếu nhưng vẫn tạo nên cấu trúc bền 
vững cho ADN? 
- HS: Quan sát H6.1 phía bên trái và mô tả cấu trúc không 
gian của ADN. 
- CH: Trên cầu thang đó, các thành phần được liên kết với 
nhau như thế nào? 
→ HS quan sát và mô tả: 
+ bậc thang: các cặp bazơ nitơ 
+ thành và tay vịn: xen kẽ các ptử đường và phốtphat 
- GV bổ sung: Mô hình do W - C tìm ra là 1 công trình 
KH ngắn nhất thế giới với 900 từ, in đúng trong mọt trang, 
kể cả hình vẽ - in trên tạp chí Nature. Watsơn (Mĩ) khi đó 
mới 25 tuổi, Crick (Anh) mới 37 tuổi và một cộng sự 
người Italia là Willkin. Cả ba người đoạt giải Nôben năm 
1962. 
- CH: ADN ở TB nhân sơ và nhân thực có gì khác nhau? 
- CH: ADN có những chức năng gì? 
- CH: Đặc điểm cấu trúc nào của ADN giúp chúng thực 
hiện tốt chức năng đó? 
- HS n/c và trả lời, yêu cầu nêu được: 
+ Ngtắc đa phân liên quan đến khả năng lưu giữ TTDT 
+ NTBS liên quan đến khả năng truyền đạt TTDT 
- CH: Trên cùng một cơ thể, prôtêin ở các bộ phận có 
giống nhau không? Vì sao? 
- CH: Prôtêin có vai trò gì? 
- CH: TTDT trong ADN được truyền từ TB này sang TB khác 
nhờ quá trình nào? Nó được biểu hiện qua các cơ chế nào? 
- GV sử dụng sơ đồ để HS n/c, HS điền tên các quá trình 
vào phía trên các mũi tên 
 tự nhân đôi phiên mã dịch mã 
ADN ADN ARN prôtêin tính trạng 
- GV bổ sung: ngày nay nhờ sự phát triển của CNSH, 
người ta đã dựa trên chức năng lưu trữ và truyền đạt TTDT 
của ADN để xác định huyêt thống hoặc truy tìm thủ phạm 
trong các vụ án. 
 Giáo án sinh học 10 - Đỗ Văn Mười  Trường THPT Nam Sách II  Năm học 2008 - 2009
-15-
II. Axit Ribônuclêic (ARN) 
1. Đặc điểm chung của ARN 
- ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa 
phân, đơn phân là các nuclêôtit. 
- Mỗi nu có cấu tạo gồm 3 thành phần: 
+ Đường Pentôzơ 5C (Ribôzơ) 
+ Nhóm phốtphát (P) 
+ Một trong 4 loại bazơ nitơ: 
A (Ađênin) 
U (Uraxin) 
G (Guanin) 
X (Xitôzin) 
2. Các loại ARN 
* Lưu ý: 
- ARN là phiên bản của gen, được đúc 
trên mạch khuôn nhờ quá trình phiên mã. 
- Sau khi thực hiện xong chức năng 
chúng thường bị các enzim phân huỷ. 
- Ở một số virut, TTDT là ARN. 
* Hoạt đông 2: Tìm hiểu về axit Ribônuclêic 
- GV sử dụng tranh vẽ cấu tạo 1 nuclêôtit và cho HS so 
sánh giữa nuclêôtit trong ADN và trong ARN. 
- CH: Đơn phân của ARN là gì? ARN được cấu tạo theo 
nguyên tắc nào? 
- CH: Nuclêôtit trong ARN khác với nuclêôtit trong ADN 
như thế nào? 
- CH: Cách gọi tên nu được căn cứ vào thành phần nào? 
- GV treo tranh vẽ một đoạn ARN và yêu cầu HS q/s, mô 
tả cấu tạo của ARN. 
- GV hướng dẫn HS quan sát H6.2, n/c & trả lời lệnh: 
▼ Có bao nhiêu loại phân tử ARN, người ta phân loại 
chúng như thế nào? 
- GV phát PHT cho HS, chia HS thành 4 nhóm, các nhóm 
thảo luận và hoàn thiện nội dung trong PHT. 
+ Nhóm 1: N/c về cấu trúc và chức năng của mARN 
+ Nhóm 2: N/c về cấu trúc và chức năng của tARN 
+ Nhóm 3: N/c về cấu trúc và chức năng của rARN 
+ Nhóm 4: N/c để nhận xét, bổ sung cho các nhóm 
- Đại diện mỗi nhóm sẽ trình bày, nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét từng nhóm, treo thông tin phản hồi PHT lên 
bảng và cho một số HS chấm chéo các nhóm khác. 
- CH: ARN có nguồn gốc như thế nào? 
- CH: Thời gian tồn tại của ARN có gì khác ADN? 
- CH: Ngoài những chức năng nêu trên, ARN còn thực hiện 
chức năng gì, ở đối tượng nào? 
D. Củng cố 
- Tại sao chỉ có 4 loại nuclêôtit để ghi TTDT trên ADN nhưng các loài sinh vật lại có hình dạng và 
cấu trúc rất khác nhau? 
- Học sinh đọc mục tóm tắt cuối bài – trang 29/SGK. 
- Hướng dẫn HS lập bảng so sánh ADN và ARN. 
 ADN ARN 
Cấu tạo 
Chức năng 
 Giáo án sinh học 10 - Đỗ Văn Mười  Trường THPT Nam Sách II  Năm học 2008 - 2009
-16-
E. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài và trả lời các câu hỏi, bài tập trang 30/SGK. 
- Đọc mục "Em có biết" – trang 30/SGK. 
- Đọc trước bài 7, tìm hiểu các tư liệu liên quan đến vi khuẩn và cấu tạo của chúng. 
PHỤ LỤC 
1. Phiếu học tập 
Các loại ARN Cấu trúc Chức năng 
mARN 
tARN 
rARN 
2. Thông tin phản hồi phiếu học tập 
Các loại ARN Cấu trúc Chức năng 
mARN 
- Gồm 1 chuỗi pôlinuclêôtit mạch thẳng. 
- Trình tự nuclêôtit đặc biệt để ribôxôm 
nhận biết ra chiều của TTDT trên mARN 
để tiến hành dịch mã. 
- Truyền TTDT từ ADN (gen) tới 
ribôxôm, là khuôn mẫu để tổng 
hợp prôtêin. 
tARN 
- Có cấu trúc với 3 thuỳ, 1 thuỳ mang bộ 
ba đối mã, đầu đối diện (3') là vị trí gắn aa 
→ giúp lk với mARN và ribôxôm 
Vận chuyển aa tới ribôxôm và 
dịch TTDT dưới dạng trình tự nu 
trên gen thành trình tự các aa 
trong phân tử prôtêin 
rARN 
Có một mạch, có nhiều vùng các nu lk 
không bổ sung với nhau tạo nên các vùng 
xoắn kép cục bộ 
Cùng prôtêin tạo nên bào quan 
ribôxôm là nơi tổng hợp nên bào 
quan ribôxôm 
KIỂM TRA 15 PHÚT 
(Nội dung kiểm tra từ bài 1 đến bài 5 - hình thức trắc nghiệm, có đề và đáp án kèm theo) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfSinh hoc 10(1).pdf