Giáo án Sinh học 10 bài 3: Các nguyên tố hoá học và nước

Giáo án Sinh học 10 bài 3: Các nguyên tố hoá học và nước

 - Tiết 3 -

PHẦN HAI: SINH HỌC TẾ BÀO

CHƯƠNG I. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO

Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC

I. Mục tiêu bài dạy: Qua bài học này, học sinh phải:

1. Về kiến thức

- Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào, vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào

- Phân biệt được nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng

- Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lí, hoá của nước

- Trình bày được vai trò của nước với tế bào

2. Về kĩ năng: Phân tích hình vẽ, hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân

3. Về thái độ: Thấy rõ tính thống nhất của thế giới vật chất

pdf 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 8914Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 bài 3: Các nguyên tố hoá học và nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án sinh học 10 - Đỗ Văn Mười  Trường THPT Nam Sách II  Năm học 2008 - 2009
-7-
Ngày soạn:29/08/2008 - Tiết 3 - 
PHẦN HAI: SINH HỌC TẾ BÀO 
CHƯƠNG I. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO 
Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC 
I. Mục tiêu bài dạy: Qua bài học này, học sinh phải: 
1. Về kiến thức 
- Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào, vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào 
- Phân biệt được nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng 
- Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lí, hoá của nước 
- Trình bày được vai trò của nước với tế bào 
2. Về kĩ năng: Phân tích hình vẽ, hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân 
3. Về thái độ: Thấy rõ tính thống nhất của thế giới vật chất 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
1. Học sinh: đọc và nghiên cứu trước nội dung bài 3 - Sgk 
2. Giáo viên: Tranh vẽ theo bảng 3 và Hình 3.1, 3.2 – Sgk 
III. Tiến trình tổ chức dạy học 
A. Ổn định tổ chức - kiểm tra sĩ số 
B. Kiểm tra bài cũ: 
1. Trình bày các đặc điểm và vai trò của giới TV với hệ sinh thái và đời sống con người? 
2. Nêu các đặc điểm và vai trò của giới ĐV với hệ sinh thái và đời sống con người? 
C. Các hoạt động dạy - học 
Nội dung giảng dạy Hoạt động của giáo viên - học sinh 
I. Các nguyên tố hoá học 
- Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ 
thể sống: O, C, N, Ca, P, K, Na, Cl, 
Mg 
- Trong các nguyên tố đó, C, H, O, N 
chiếm tới 96,3% khối lượng cơ thể. 
Chúng tham gia cấu tạo các prôtêin, 
hiđratcacbon, lipit, axit nuclêic 
- Thành phần các nguyên tố trong cơ thể 
và trong tự nhiên rất khác nhau. 
- Người ta chia các nguyên tố trong cơ 
thể thành 2 loại: 
+ Nguyên tố đa lượng: là những nguyên 
tố chiếm tỉ lệ lớn trong cơ thể. 
+ Nguyên tố vi lượng: là những nguyên 
tố chiếm tỉ lệ nhỏ (<0,01%) trong cơ thể 
Hoạt đông 1: Tìm hiểu các nguyên tố HH trong cơ thể 
- CH: Em hãy kể tên các nguyên tố HH mà em biết? 
- Điểm giống nhau giữa thế giới sống và không sống là gì? 
- CH: Sự giống nhau đó có ý nghĩa gì? 
 → phản ánh tính thống nhát của thế giới hữu cơ và vô cơ 
- CH: Các nguyên tố nào chiếm đa số, chúng có vai trò 
quan trọng như thế nào trong cơ thể sống? 
- GV treo bảng so sánh tỉ lệ các nguyên tố HH có trong cơ 
thể người và vỏ Trái đát để HS n/c và so sánh. 
- CH: Từ bảng so sánh trên, em có thể rút ra nhận xét gì? 
- CH: Căn cứ vào tỉ lệ các nguyên tố trong cơ thể sống, 
người ta chia các nguyên tố đó thành mấy nhóm? 
☺ 2 nhóm: nguyên tố đa lượng và vi lượng 
- CH: Nguyên tố đa lượng là gì? Kể một số nguyên tố? 
- CH: Nguyên tố vi lượng là gì? Kể một số nguyên tố vi 
lượng mà em biết? Chúng có vai trò gì? 
 Giáo án sinh học 10 - Đỗ Văn Mười  Trường THPT Nam Sách II  Năm học 2008 - 2009
-8-
(F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr,I). 
Các nguyên tố này rất quan trọng đối với 
cơ thể sống 
- GV: Em hãy lấy một số VD cho thấy vai trò quan trọng 
của các nguyên tố vi lượng đối với cơ thể sống? 
 HS đọc, n/c Sgk hoặc những hiểu biết thực tế để trả lời 
II. Nước và vai trò của nước trong tế 
bào 
1. Cấu trúc và đặc tính hoá lí của nước 
- Công thức hoá học: H2O 
- Phân tử nước có tính phân cực → chúng 
có thể hút các phân tử nước khác và hút 
các phân tử phân cực khác, đây là một 
vai trò quan trọng đối với sự sống. 
2. Vai trò của nước đối với tế bào 
- Nước là dung môi hoà tan nhiều chất 
cần thiết cho sự sống. 
- Là thành phần cấu tạo nên TB và là môi 
trường diễn ra các phản ứng sinh hoá. 
- Giữ cho nhiệt độ cơ thể và môi trường 
ổn định. 
Hoạt đông 2: Tìm hiểu cấu trúc và đặc tính hoá lí của 
nước 
- GV cho HS quan sát H3.1 và nêu câu hỏi: 
 + Nước có cấu tạo như thế nào? 
 + Phân tử nước có đặc tính gì? Ý nghĩa của nó? 
- GV cho HS quan sát H3.2/Sgk và yêu cầu so sánh mật độ 
phân tử nước ở trạng thái rắn và lỏng. 
- HS nghiên cứu nội dung, quan sat hình vẽ, cần nêu được: 
 + Nước ở trạng thái rắn có mật độ phân tử thấp hơn so với 
trạng thái lỏng. 
 + Liên kết hiđrô giữa các phân tử nước ở trạng thái rắn 
bền vững hơn. 
Sau khi so sánh, GV yêu cầu HS trả lời lệnh ở Sgk: Quan 
sát H3.2 và cho biết hậu quả gì có thể xảy rakhi ta đưa các 
TB sống vào ngăn đá ở tủ lạnh? 
☺ Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá, nước trong tế bào sẽ 
đóng băng làm tăng thể tích và các tinh thể nước đá sẽ phá 
vỡ tế bào. 
Hoạt đông 3: Tìm hiểu vai trò của nước đối với tế bào 
- CH: Nước có vai trò như thế nào đối với sự sống? 
- CH: Nếu thiếu nước, cơ thể sống có tồn tại được không? 
Vì sao? 
* Câu hỏi vận dụng: + Nếu các ao hồ bị lấp dần để xây 
dựng thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì? 
+ Em hãy giải thích vì sao sản phẩm sau khi được phơi hay 
sấy khô lại có thể giữ được lâu hơn? 
+ Vì sao sự sống ở rừng nhiệt đới rất đa dạng ngưng ở sa 
mạc lại ít đa dạng? 
D. Củng cố 
- Giáo viên gọi một học sinh đọc phần tóm tắt nội dung cuối bài. 
- Tại sao cần phải bón phân một cách hợp lí cho cây trồng? 
- Tại sao phải đổi món ăn thường xuyên hơn là chỉ ăn một số ít loại thức ăn bổ dưỡng? 
- Các công viên cây xanh và hồ nước ở các khu dân cư đông đúc có vai trò gì? 
E. Hướng dẫn về nhà 
- Học sinh trả lời câu hỏi số 3 - tr.18/Sgk vào vở bài tập 
- Đọc mục “Em có biết?” 
- Đọc và nghiên cứu nội dung bài 4 - “Cacbohiđrat và lipit” 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfSinh hoc 10(2).pdf