Giáo án Hóa học 9 - Tuần 1 đến Tuần 35

Giáo án Hóa học 9 - Tuần 1 đến Tuần 35

. Mục tiêu:

- Củng cố cho HS những kiến thức cơ bản về 4 loại hợp chất vô cơ: Oxít, Axít, Bazơ, Muối.

- HS biết cách viết CTHH của 4 loại hợp chất vô cơ và xác định được hóa trị của các thành phần.

- Rèn luyện kỹ năng viết và cân bằng PTHH.

II. Chuẩn bị: Ôn tập các kiến thức cơ bản ở hóa học lớp 8.

 

doc 128 trang Người đăng haha99 Lượt xem 911Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 9 - Tuần 1 đến Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1	Ngày soạn: 07/08/2009
Tiết: 1	Ngày dạy: 15/08/2009
 ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN HÓA 8 
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS những kiến thức cơ bản về 4 loại hợp chất vô cơ: Oxít, Axít, Bazơ, Muối.
- HS biết cách viết CTHH của 4 loại hợp chất vô cơ và xác định được hóa trị của các thành phần.
- Rèn luyện kỹ năng viết và cân bằng PTHH.
II. Chuẩn bị: Ôn tập các kiến thức cơ bản ở hóa học lớp 8.
III. Tiến trình dạy - học: 
Hoạt động 1: Ôn tập các khái niệm và nội dung kiến thức cơ bản.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
- Nhắc lại cấu trúc, nội dung chính của chương trình hóa lớp 8.
- Hệ thống lại các nội dung chính đã học lớp 8
- Công thức chung của 4 loại hợp chất vô cơ.
- Gọi HS giải thích các kí hiệu.
- Yêu cầu HS nhắc lại qui tắc và biểu thức qui tắc hóa trị của hợp chất 2 nguyên tố.
- Nhắc lại công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất.
- Yêu cầu HS giải thích các kí hiệu.
- Hãy nêu các bước giải bài toán tính theo PTHH
- Lắng nghe và ghi chép
- Công thức chung:
Oxít: RxOy
Axít: HxA
Bazơ: M(OH)x
Muối: MxAy
- Qui tắc hóa trị: AxBy
	a.x = b.y
n = m = n.M M = 
V = n. 22,4 n = 
- 4 bước giải bài toán tính theo PTHH:
+ Viết PTHH của phản ứng.
+ Chuyển đổi KL, thể tích ra số mol.
+ Tính số mol chất t/gia và s/phẩm.
+ Chuyển đổi số mol ra KL hay thể tích
Hoạt động 2: Bài tập 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Bài tập 1: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi: C(IV) và O(II).
Bài tập 2: Hoàn thành các PTHH sau:
1/ P + O2 ?
2/ Fe + O2 ?
3/ Zn + HCl ? + H2
4/ ? + ? H2O
5/ 2Na + ? ? + H2Ss
Bài tập 3: Tính % về khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất NH4NO3.
Bài tập 4: Hòa tan 2,8g sắt bằng dd HCl 2M vừa đủ.
Tính thể tích dd HCl cần dùng.
Tính thể tích H2 (đktc)
Tính nồng độ mol của dd thu được sau phản ứng. Biết thể tích của dd thu được thay đổi không đáng kể.
Giải bài tập vào vở:
 IV II
- CT chung CxOy
- Ta có: x.IV = y.II
 	 = = = 
 	x = 1 ; y = 2.
- CTHH của hợp chất: CO2
Giải bài tập:
1/ 4P + 5O2 2P2O5
2/ 3Fe + 2O2 Fe3O4
3/ Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
4/ 2H2 + O2 2H2O
5/ 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
Giải bài tập:
- KL mol của NH4NO3:
M = 14 + 1.4 + 14 + 16.3 = 80(g)
- Thành phần %:
%N = x 100 = 35%
%H = x 100 = 5%
%O = 100% - (35% + 5%) = 60%
Giải bài tập:
PTHH: Fe + 2HCl FeCl2 + H2
1) nFe ==0,05(mol).
nHCl = 2nFe = 2 x 0,05 = 0,1(mol).
NH2 = nFe = nFeCl2 = 0,05(mol).
VHCl = = 0,05(l).
2) Thể tích khí hiđro sinh ra ở đktc:
VH2 = 0,05 x 22,4 = 1,12(l).
3) Nồng độ mol của dd sau phản ứng:
CM = = 1M.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
Ôn tập các khái niệm: Oxít, phân biệt được KL, PK để phân biệt 2 loại oxít.
Xem trước bài: Tính chất hóa học của oxít, phân loại.
Tuần:1	Ngày soạn: 07/08/2009
Tiết: 2	Ngày dạy: 15/08/2009
Bài 1: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXÍT
KHÁI NIỆM VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXÍT. 
I. Mục tiêu:
- HS hiểu được những tính chất hóa học của oxít bazơ, oxít axít và dẫn ra được những PTHH tương ứng với mỗi tính chất.
- HS hiểu được cơ sở khoa học để phân loại oxít bazơ và oxít axít là dựa vào những tính chất hóa học của chúng.
- Vận dụng được những tính chất hóa học của oxít để giải các bài tập định tính và định lượng.
II. Chuẩn bị:
- Dụng cụ: cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, thiết bị điều chế CO2, P2O5.
- Hóa chất: CuO, CaO, CO2, CaCO3, Pđỏ, ddHCl, ddCa(OH)2.
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: Oxít bazơ có những tính chất hóa học nào?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài ghi
- Thông báo: Cho BaO t/d với nước dd Ba(OH)2
- Yêu cầu HS viết PTHH.
- Ba(OH)2 thuộc loại hợp chất nào?
- Thông báo thêm: 1 số oxít khác như: Na2O, CaO, K2O củng có phản ứng tương tự.
Yêu cầu HS rút ra kết luận. 
- Yêu cầu HS làm TN giữa CuO với HCl 
- Quan sát hiện tượng, nhận xét và giải thích. 
- Viết PTHH của phản ứng.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS viết PTHH giữa BaO với CO2.
- Thông báo 1 số oxít khác như: CaO, Na2O củng có phản ứng tương tự.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận. 
- Viết PTHH: 
BaO + H2O Ba(OH)2
- Ba(OH)2: là bazơ.
- Lắng nghe và rút ra kết luận.
- Tiến hành làm TN theo nhóm.
- Hiện tượng: Chất rắn màu đen tan trong dd axít. Vì CuO đã t/d với HCl.
- Viết PTHH.
- Rút ra kết luận.
- Viết PTHH.
- Lắng nghe.
- Rút ra kết luận chung.
I. Tính chất hóa học của oxít: 
1) Oxít bazơ: 
a/ T/d với nước: 
Một số oxít bazơ t/d với nước dd bazơ (kiềm) BaO(r) + H2O(l) Ba(OH)2(dd)
b/ T/d với axít:
Muối và nước
CuO(r) + 2HCl(dd) CuCl2(dd) + H2O(l)
c/ T/d với oxít axít:
Muối
BaO(r) + CO2(k) BaCO3(r) 
Hoạt động 2: Oxít axít có những tính chất hóa học nào? 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài ghi
- Yêu cầu HS làm TN giữa P2O5 t/d với nước.
+ Đốt P trong bình oxi.
+ Rót nước vào, lắc cho P2O5 tan.
+ Thử dd bằng quì tím.
- Nếu làm TN đối với 1 số oxít khác như: SO2, N2O5
Kết quả sẽ như thế nào?
- Làm TN giữa CO2 với nước vôi trong.
- Xác định chất tham gia, chất tạo thành?
- Viết PTHH của phản ứng.
- Yêu cầu HS rút ra KL về t/chất hóa học của oxít axít.
- Tiến hành làm TN theo nhóm.
- Nhận xét: màu quì tím đỏ
- Rút ra KL
- Trả lời: kết quà tương tự.
- Theo dõi, quan sát hiện tượng và giải thích.
- Chất tham gia: Ca(OH)2, CO2
- Sản phẩm: CaCO3, H2O.
- Viết PTHH
- Rút ra KL chung.
2) Oxít axít: 
a/ T/d với nước: 
 Axít
P2O5(r) + 3H2O(l) 
 2H3PO4(dd)
b/ T/d với dd bazơ:
Muối và nước.
CO2(k) + Ca(OH)2(dd) CaCO3(r) + H2O(l)
c/ T/d với oxít bazơ:
Muối
BaO(r) + CO2(k) BaCO3(r)
Hoạt động 3: Khái niệm về sự phân loại oxít 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài ghi
Yêu cầu HS nghiên cứu sgk và dựa vào t/chất hóa học để trả lời câu hỏi:
- T/chất hóa học cơ bản của oxít axít và oxít bazơ là gì?
- Dựa vào t/chất hóa học oxít được chia làm mấy loại?
- Nghiên cứu sgk trả lời:
- Oxít axít + bazơ
- Oxít bazơ + axít.
- Chia làm 4 loại.
II. Phân loại oxít: 
- Oxit bazơ là những oxit t/d với dd axit tạo thành muối và nước.
- Oxit axit là những oxit t/d với dd bazơ tạo thành muối và nước.
- Oxit lưỡng tính là những oxit t/d với dd bazơ và dd axit tạo thành muối và nước.
- Oxit trung tính là những oxit không t/d với axit, bazơ, nước. 
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố, dặn dò. 
Yêu cầu HS giải bài tập 1/6/sgk.
+ T/d với nước: CaO, SO3
+ T/d với dd HCl: CaO, Fe2O3
+ T/d với dd NaOH: SO3
Bài tập về nhà: 1, 3/6/sgk.
Học bài, làm bài và xem trước bài mới: Một số oxít quan trọng.
Tuần: 2	Ngày soạn: 11/08/2009
Tiết: 3	Ngày dạy: 22/08/2009
Bài 2: MỘT SỐ OXÍT QUAN TRỌNG.
I. Mục tiêu: 
- HS biết được những t/c của CaO và SO2 và viết được những PTHH cho mỗi tính chất.
- Biết được những ứng dụng của CaO và SO3 trong đời sống và trong sản xuất. Đồng thời biết được tác hại của chúng đối với môi trường và sức khoẻ con người.
- Biết các phương pháp điều chế CaO và SO2 trong phòng TN và trong công nghiệp, những phản ứng hóa học làm cơ sở cho phương pháp điều chế.
- Biết vận dụng những kiến thức về CaO và SO2 để làm bài tập lý thuyết và bài tập thực hành hóa học.
II. Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, thiết bị điều chế SO2, đèn cồn.
- Hóa chất: CaO, Na2CO3, CaCO3, ddHCl, ddCa(OH)2, ddH2SO4
III. Tiến trình dạy - học:
A. Can xi oxít: CaO (vôi sống)
Hoạt động 1: Can xi oxít có những tính chất nào?
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Nội dung bài ghi i
- Cho HS quan sát mẫu CaO Cho biết trạng thái, màu sắc.
- Cung cấp thêm: t0nc = 25850C.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận về t/c vật lý của CaO.
- Làm TN biểu diễn:
+ Cho 1 mẫu vôi sống vào ống nghiệm.
+ Cho nước vào, dùng đũa thuỷ tinh khuấy lên, để yên 1 thời gian.
- Yêu cầu HS cho biết hiện tượng và rút ra nhận xét.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận và viết PTHH.
- Làm TN:
+ Cho 1 mẫu CaO vào ống nghiệm.
+ Nhỏ 1ml dd HCl vào ống nghiệm.
- Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và viết PTHH.
- Đặt câu hỏi: Tại sao để vôi sống trong không khí đá vôi.
- Từ những t/c hóa học của CaO hãy cho biết CaO là oxít nào? 
- Quan sát và trả lời.
- Lắng nghe và rút ra KL.
- Theo dõi và quan sát từng thao tác TN.
- Nhận xét hiện tượng phản ứng và giải thích.
- Rút ra KL chung và viết PTHH.
- Quan sát thao tác TN.
- Phản ứng toả nhiệt sinh ra CaCl2 tan trong nước.
- Viết PTHH.
- Do vôi sống t/d với hơi nước và khí CO2. 
- CaO là oxít bazơ. 
I. Tính chất của can xi oxít
1) T/c vật lí:
CaO là chất rắn màu trắng, nóng chảy ở 25850C.
2) T/c hóa học: 
a/ T/d với nước: CaO tan ít trong nước, phần tan tạo thành dd bazơ.
CaO(r) + H2O(l) Ca(OH)2(dd)
b/ T/d với axít: Muối và nước
CaO(r) + 2HCl(dd) CaCl2(dd) + H2O(l) 
c/ T/d với oxít axít: Muối
CaO(r) + CO2(k) CaCO3(r).
Hoạt động 2: Ứng dụng của CaO.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Nội dung bài ghi 
- Yêu cầu HS nghiên cứu sgk và dựa vào những hiểu biết thực tế cho biết CaO có những ứng dụng gì? 
- Thảo luận theo nhóm và trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
II. Ứng dụng: 
CaO được dùng trong công nghiệp luyện kim,công nghiệp hóa học và dùng để khử chua đất, sát trùng, diệt nấm, 
Hoạt động 3: Sản xuất CaO 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Nội dung bài ghi 
- Ng/liệu sản xuất vôi là gì?
- Thông báo:
+ Than cháy sinh ra CO2và toả nhiệt.
+ Nhiệt sinh ra phân huỷ đá vôi thành CaO và CO2.
- Yêu cầu HS viết PTHH.
- Đá vôi, chất đốt.
- Lắng nghe và viết PTHH.
III. Sản xuất CaO: 
- Than cháy à CO2 + Q
C(r) + O2(k) CO2(k) + Q
- Nhiệt sinh ra phân huỷ đá vôi:
CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k)
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố, dặn dò. 
Yêu cầu HS giải bài tập: viết PTHH cho mỗi biến đổi sau:
 Ca(OH)2
CaCO3 CaO CaCl2
 CaCO3
Bài tập về nhà: 2, 4/ 9/ sgk.
Học bài, làm bài và xem trước bài mới: Một số oxít quan trong (tt).
Tuần: 2	Ngày soạn: 11/08/2009
Tiết: 4	Ngày dạy: 22/08/2009
Bài 2: MỘT SỐ OXÍT QUAN TRỌNG (tt)
I. Mục tiêu: 
- HS biết được những t/c của CaO và SO2 và viết được những PTHH cho mỗi tính chất.
- Biết được nhữgn ứng dụng của CaO và SO3 trong đời sống và trong sản xuất. Đồng thời biết được tác hại của chúng đối với môi trường và sức khoẻ con người.
- Biết các phương pháp điều chế CaO và SO2 trong phòng TN và trong công nghiệp, những phản ứng hóa học làm cơ sở cho phương pháp điều chế.
- Biết vận dụng những kiến thức về CaO và SO2 để làm bài tập lý thuyết và bài tập thực hành hóa học.
II. Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, thiết bị điều chế SO2, đèn cồn.
- Hóa chất: CaO, Na2SO3, CaCO3, ddHCl, ddCa(OH)2, dd H2SO4
III. Tiến trình dạy - học:
B. Lưu huỳnh đi oxít: SO2
Hoạt động 1: Lưu huỳnh đi oxít có những tính chất hóa học nào? 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Nội dung bài ghi 
- Yêu cầu HS nghiên cứu sgk và cho biết SO2 có những t/c vật lí nào?
- Gọi 1 vài HS nhận xét rồi rút ra kết luận.
- Làm TN biểu diễn:
+ Dẫn khí SO2 vào cốc đựng nước cất.
+ Dd thu được làm quì tím chuyển sang màu gì?
- Yêu cầu HS viết PTHH.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Làm TN: dẫn khí SO2 vào cốc đựng dd Ca(OH)2.
- Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và viết PTHH.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Thông báo SO2 còn t/d với 1 số oxít bazơ tạo thành muối sunfit.
- Gọi HS lên bảng viết PTHH
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Từ những t/c hóa học của SO2 hãy cho biết SO2 là oxít nào?
- Nghiên cứu sgk và trả lời
- 1 vài  ... bột và xenlulozơ bị thuỷ phân nhờ xúc tác của ezym thích hợp. 
- Yêu cầu HS viết PTHH.
- Yêu cầu HS làm TN:
+ Nhỏ vài giọt dd I2 vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột.
+ Đun nóng ống nghiệm quan sát.
- Để nhận biết hồ tinh bột dùng dd I2.
- Lắng nghe.
- Viết PTHH.
- Làm TN, nhận xét:
+ Thấy xuất hiện màu xanh
+ Màu xanh biến mất, để nguội thấy xuất hiện màu xanh. 
III. Tính chất hóa học: 
1) Phản ứng thuỷ phân:
-Tinh bột và xenlulozơ bị thuỷ phân trong môi trường axít, đun nóng:
(C6H10O5)n + nH2O nC6H10O5
2) Phản ứng của hồ tinh bột với dd iốt:
Hồ tinh bột dd màu xanh dd không màu.
Hoạt động 5: Ứng dụng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài ghi
- Hãy đọc thông tin SGK và quan sáy hình à nêu các ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ?
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
- HS đọc thông tin và quan sát hình à nêu các ứng dụng.
- HS lắng nghe.
IV. Ứng dụng:
- Tinh bột: làm lương thực cho con người và động vật, là nguyên liệu sản xuất glucozơ, rượu etylic.
- Xenlulozo: làm vật liệu xây dựng và đồ gỗ, là nguyên liệu sản xuất giấy, vải sợi, tơ sợi nhân tạo, 
Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò.
Yêu cầu HS làm bài tập: từ nguyên liệu ban đầu hãy viết các PTHH điều chế Etyl axetat.
Bài tập về nhà: 1 – 4/ 158/ sgk.
Học bài, làm BT và xem trước mới.
Tuần: 32	Ngày soạn: 13/4/2010
Tiết: 64	Ngày dạy: 20/4/2010
Bài 53: PRÔTEIN.
I. Mục tiêu: 
HS nắm được protein là chất cơ bản không thể thiếu được của cơ thể sống.
Nắm được protein có phân tử khối rất lớn và có cấu tạo phân tử rất phức tạp do nhiều aminoaxít tạo nên.
Nắm được 2 tính chất quan trọng của protein là phản ứng thuỷ phân và phản ứng đông tụ.
II. Chuẩn bị: 
Dụng cụ: Đèn cồn, kẹp gỗ, panh, diêm, ống nghiệm, ống nhỏ giọt.
Hóa chất: Lòng trắng trứng, rượu etylic.
III. Tiến trình dạy – học: 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Nêu những tính chất vật lý và trình bày tính chất hóa học của tinh bột và xelulozơ.
Gọi 2 HS giải bài tập 2, 4 trang 158 sgk.
Hoạt động 2: Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài ghi
- Yêu cầu HS quan sát H5.14 Trong tự nhiên protein có ở đâu?
- Quan sát hình và trả lời: có trong cơ thể người, động vật, thực vật như: trứng, thịt, máu, sữa, tóc, rễ 
I. Trạng thái tự nhiên:
- Có trong mọi bộ phận của cơ thể người, động vật và thực vật.
Hoạt động 3: Đặc điểm cấu tạo phân tử
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Nôi dung bài ghi
- Thông báo: 
+ Protein do các nguyên tố: C, H, O, N và 1 lượng nhỏ S, P, kim loại
+ Phân tử khối prôtein rất lớn (vài triệu đ.v.C) do đó có cấu tạo rất phức tạp.
+ Đun nóng protein hỗn hợp các aminoaxít.
+ Mỗi aminoaxít là 1 mắc xích.
- Yêu cầu HS kết luận về thành phần nguyên tố và cấu tạo phân tử của protein.
- HS lắng nghevà ghi nhớ.
- Kết luận chung.
II. Thành phần nguyên tố và cấu tạo phân tử:
1) Thành phần nguyên tố: chủ yếu của protein là C, H, O, N và 1 lượng nhỏ P, S, kim loại
2) Cấu tạo phân tử: Protein được tạo ra từ các aminoaxit, mỗi phân tử aminoaxit tạo thành 1 mắc xích trong phân tử protein.
Hoạt động 4: Tính chất.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Nôi dung bài ghi
- Thông báo: khi đun nóng protein trong dd axít hoặc bazơ thì protein bị thuỷ phân các aminoaxit.
- Yêu cầu HS viết PTHH chữ của phản ứng.
- Hướng dẫn HS làm TN: đốt cháy 1 ít tóc hoặc móng tay Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng.
- Rút ra kết luận.
- Hướng dẫn HS làm TN: cho 1 ít lòng trắng trứng vào 2 ống nghiệm:
+ Ống 1: thêm 1 ít nước, lắc nhẹ rồi đun nóng.
+ Ống 2: thêm 1 ít rượu và lắc nhẹ.
- Yêu cầu HS nêu hiện tượng và nhận xét.
- Lắng nghe.
- Viết PT chữ.
- Làm TN, nhận xét: tóc, móng tay cháy có mùi khét.
- Kết luận: protein cháy tạo thành chất bay hơi có mùi khét.
- Làm TN theo sự hướng dẫn của GV, rút ra nhận xét: cả 2 ống nghiệm đều bị kết tủa.
- Kết luận chung.
III. Tính chất: 
1) Phản ứng thuỷ phân:
Protein hỗn hợp aminoaxít.
2) Sự phân huỷ vì nhiệt:
Protein bị phân huỷ tạo thành chất bay hơi có mùi khét.
3) Sự đông tụ:
Protein bị đông tụ khi đun nóng hoặc cho hóa chất vào.
Hoạt động 5: Ứng dụng 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài ghi
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và liên hệ thức tế à nêu các ứng dụng của protein?
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
- HS nêu các ứng dụng của protein.
- HS lắng nghe.
IV. Ứng dụng:
- Là thực phẩm cho con người và một số động vật.
- Là nguyên liệu cho công nghiệp dệt và làm đồ mỹ nghệ.
Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò.
Hãy nêu hiện tượng xảy ra khi vắt chanh vào sữa bò hay sữa đậu nành.
Bài tập về nhà: 1 – 4/ sgk.
Học bài, làm BT và xem trước mới.
Tuần: 33	Ngày soạn: 18/4/2010
Tiết: 65,66	Ngày dạy: 27/4/2010
Bài 54: POLIME
I. Mục tiêu: 
HS nắm định nghĩa, cấu tạo, cách phân loại và tính chất chung của các polime.
Nắm được các khái niệm chất dẻo, tơ, cao su và ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này.
Từ CTCT của 1 số polime viết công thức tổng quát, từ đó suy ra công thức của monome và ngược lại.
II. Chuẩn bị: 
Mẫu polime: túi P.E, cao su, sợi dây điện, săm lốp xe đạp.
Tranh vẽ: sơ đồ mạch của các polime trong SGK.
III. Tiến trình dạy – học: 
Hoạt động 1: Khái niệm chung.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài ghi
- Đưa ra 1 số ví dụ về polime: (- CH2 – CH2 -)n, (-C6H10O5-)n
- Yêu cầu HS nhận xét các hợp chất trên.
- Hãy cho biết phân tử khối các hợp chất trên.
- Rút ra kết luận chung về polime.
- Dựa vào nguồn gốc polime được chia làm mấy loại?
- Cho ví dụ.
- Yêu cầu HS đọc sgk
- Quan sát công thức chung và mắc xích của 1 số polime rồi rút ra cấu tạo của polime
- Yêu cầu HS đọc thông tin về tính chất của polime.
- Hãy nêu 1số tính chất có thể có của các polime?
- Quan sát công thức các chất và rút ra nhận xét: P.E và tinh bột do nhiều mắc xích cấu tạo nên.
- Có phân tử khối rất lớn.
- Nêu khái niệm chung về polime.
- Chia làm 2 loại.
- Kể 1 số ví dụ.
- Đọc sgk về cấu tạo của polime.
- Quan sát công thức rồi rút ra kết luận.
- Đọc thông tin sgk
- Dựa vào thông tin và trả lời
I. Khái niệm chung:
1) Polime là gì?
- Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắc xích liên kết với nhau tạo nên.
- Polime chia làm 2 loại:
+ Polime thiên nhiên: tinh bột, xenlulozơ
+ Polime tổng hợp: do con người tổng hợp từ các chất đon giản: polietilen, tơ nilon, cao su buna
2) Cấu tạo và tính chất của polime:
a- Cấu tạo: Tuỳ đặc điểm các mắc xích có thể liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng, mạch nhánh
b- Tính chất:
- Polime thường là chất rắn không bay hơi.
- Hầu hết các polime không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường.
- Một số polime tan được trong axeton. 
Tiết 66: Hoạt động 2: Ứng dụng của polime.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Nôi dung bài ghi
- Thông báo 1số ứng dụng của polime trong đời sống dưới các dạng: chất dẻo, tơ sợi, cao su. 
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk về chất dẻo.
- Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:
+ Thế nào là chất dẻo, tính dẻo?
+ Thành phần của chất dẻo?
+ Ưu nhược điểm của chất dẻo?
- Kết luận chung về chất dẻo.
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ phân loại tơ sợi sgk và cho biết:
+ Những vật dụng sx từ tơ?
+ Những địa phương sx tơ nổi tiếng?
- Kết luận chung về tơ sợi.
- Gọi HS đọc sgk.
+ Cao su là gì?
+ Cao su có đặc điểm gì?
+ Cao su được phân loại như thế nào?
- Kết luận chung về cao su.
- HS lắng nghe 
- Đọc thông tin
- Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi
- Rút ra kết luận chung về cao su.
- Quan sát sơ đồ và trả lời các câu hỏi.
- Rút ra kết luận chung về tơ sợi.
- Đọc sgk và trả lời câu hỏi
- Rút ra kết luận chung 
II. Ứng dụng:
1) Chất dẻo: là 1 loại vật liệu có tính dẻo được chế tạo từ polime.
- Thành phần của chất dẻo gồm: polime, chất dẻo hóa chất độn, chất phụ gia.
- Chất dẻo bền, nhẹ, cách điện, cách nhiệt, dễ gia công.
2) Tơ sợi: là những polime có cấu tạo mạng thẳng và có thể kéo sợi.
Gồm 2 loại: tơ tự nhiên và tơ hóa học.
3) Cao su: là vật liệu polime có tímh đàn hồi.
- Gồm cao su tự nhiên và cao su tổng hợp.
- Có tính đàn hồi, không thấm nước, không thấm khí, chịu mài mòn, cách điện.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
Yêu cầu HS lập bảng so sánh chất dẻo, tơ sợi, cao su về thành phần và ưu điểm
Bài tập về nhà 5/ 194/ sgk.
Chuẩn bị tốt nội dung thực hành lấy điểm thực hành.
Tuần: 34	Ngày soạn: 27/4/2010
Tiết: 67	Ngày dạy: 
Bài 55: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT CỦA GLUXIT
I. Mục tiêu: 
Củng cố các kiến thức về phản ứng đặc trưng của glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm, rèn luyện ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành hóa học.
II. Chuẩn bị: 
Dụng cụ: Giá đựng ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn.
Hóa chất: Dung dịch glucozơ, NaOH, AgNO3, NH3
III. Tiến trình dạy – học: 
Hoạt động 1: Kiểm tra dụng cụ, hóa chất , kiến thức liên quan.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS các nhóm kiểm tra dụng cụ và hóa chất của nhóm mình.
- Nhắc lại phản ứng tráng gương và cách nhận biết dd glucozơ.
- Kiểm tra dụng cụ, hóa chất.
- Nhắc lại kiến thức có liên quan.
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
+ Cho vài giọt dd AgNO3 vào dd NH3, lắc nhẹ
+ Cho tiếp 1ml dd glucozơ vào, rồi đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn (hoặc đặt vào cốc nước nóng)
- Gọi 1 vài HS nêu hiện tượng, nhận xét và viết PTHH.
- Đặt vấn đề:
+ Có 3 dd: glucozơ, saccarozơ, hồ tinh bột (loãng) đựng trong 3 ống nghiệm không nhãn.
+ Hãy trình bày cách phân biệt 3 dd trên.
- Gọi HS trình bày cách làm.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước trên. 
1) Thí nghiệm 1: Tác dụng của Glucozơ với AgNO3 trong dd NH3.
- Làm thí nghiệm theo nhóm.
- Quan sát và ghi chép.
- Nêu hiện tượng:
+ Có Ag tạo thành
+ PTHH:
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag
2) Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ và tinh bột.
- Trình bày cách làm:
+ Nhỏ 1 – 2 giọt dd iốt vào 3 dd trong 3 ống nghiệm. Nếu thấy ống nghiệm nào xuất hiện màu xanh là hồ tinh bột.
+ Nhỏ 1 – 2 giọt dd AgNO3 tronh NH3 vào 2 ống nghiệm còn lại, đun nóng nhẹ. Nếu thấy xuất hiện Ag kết tủa bám vào thành ống nghiệm, là dd glucozơ.
+ Ống nghiệm còn lại là dd saccarozơ.
- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm phân biệt 3 lọ hóa chất và ghi lại kết quả vào bảng tường trình. 
Hoạt động 3: Viết tường trình.
Yêu cầu HS làm bảng tường trình cá nhân theo mẫu để chấm điểm thực hành.
Thu bảng tường trình của HS, nhận xét bài làm của HS.
Yêu cầu các nhóm thu dọn dụng cụ, hóa chất, vệ sinh phòng thực hành.
Tuần: 34,35	Ngày soạn: 
Tiết: 68,69	Ngày dạy: 
 ÔN TẬP CUỐI NĂM.
I. Mục tiêu: 
HS lập được mối quan hệ giữa các chất vô cơ: Kim loại, phi kim, oxít, axít, bazơ, muối được biểu diễn bằng sơ đồ trong bài học.
Biết thiết lập mối quan hệ giữa các chất vô cơ dựa trên tính chất và các pp điều chế chúng.
Biết chọn chất cụ thể để chứng minh mối quan hệ được thiết lập.
Vận dụng tính chất hóa học của các chất vô cơ đã học để viết được các PTHH biểu diễn mối quan hệ giữa các chất.
II. Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ ghi sẵn sơ đồ mối quan hệ giữa các chất vô cơ, các dạng bài tập
HS: Ôn tập các kiến thức đã chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
III. Nội dung ôn tập: (Đề cương kèm theo)

Tài liệu đính kèm:

  • dochoa hoc lop 9 ca nam.doc