Giáo án Sinh học 10 bài 13 đến 17

Giáo án Sinh học 10 bài 13 đến 17

GIÁO ÁN

Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất

1. Phần giới thiệu

1.1 Vị trí

Phần khái quát về năng lượng và chuyến hóa vật chất là bài thứ 13 của chương III phần 2 “Sinh học tế bào” của chương trình sinh học lớp 10.

Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào bao gồm các bài: Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất.

Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.

Bài 15: Thực hành một số thí nghiệm về enzim.

Bài 16: Hô hấp tế bào.

Bài 17: Quang hợp.

 

doc 25 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 6732Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 10 bài 13 đến 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
1. Phần giới thiệu
1.1 Vị trí 
Phần khái quát về năng lượng và chuyến hóa vật chất là bài thứ 13 của chương III phần 2 “Sinh học tế bào” của chương trình sinh học lớp 10.
Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào bao gồm các bài: Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất.
Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
Bài 15: Thực hành một số thí nghiệm về enzim.
Bài 16: Hô hấp tế bào.
Bài 17: Quang hợp.
1.2 Nội dung bài học
Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào
Chuyển hóa vật chất
1.3 Ý nghĩa
Phần này trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào, chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Từ đó có thể áp dụng những kiến thức đã biết vào trong thực tiễn cuộc sống học tập.
2. Mục tiêu bài học
2.1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Phát biểu được khái niệm năng lượng.
Phân biệt được các dạng năng lượng trong tế bào.
Trình bày được cấu tạo và vai trò của ATP trong tế bào.
Trình bày được các đặc điểm chuyển hóa vật chất trong tế bào.
2.2. Kỹ năng
Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề.
Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét, khái quát hóa.
Kỹ năng nghiên cứu sách giáo khoa.
Kỹ năng áp dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống và giảng dạy.
2.3. Thái độ 
Yêu thích môn học.
Học tập tích cực chủ động, sáng tạo.
3. Chuẩn bị
3.1. Chuẩn bị của giáo viên
Chương trình giảng dạy môn sinh học 10.
Giáo án môn sinh học 10.
Bài giảng chi tiết của bài học.
Phương tiện đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu, tranh ảnh.
3.2. Chuẩn bị của học sinh: 
Học bài cũ 
Học sinh chuẩn bị bài học mới từ ở nhà và chuẩn bị tâm thế để lĩnh hội kiến thức mới. 
Phương tiện học tập: sách giáo khoa, vở, bút.
4. Nội dung và tiến trình thực hiện tiết dạy
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số (2 phút)
Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ.
Bài mới: Đặt vấn đề (3 phút)
Hoạt động 1: Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào (20phút)
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10 phút
10 phút
-Giáo viên cho học sinh quan sát tranh: Người đẩy hòn đá, Người bắn cung tên kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa và kiến thức ở lớp dưới.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Qua ví dụ cô đã nêu em hiểu thế nào là năng lượng? cho ví dụ về sử dụng năng lượng trong tự nhiên mà em biết.
- Giáo viên giúp học sinh khái quát kiến thức.
-Yêu cầu học sinh nêu khái quát về định luật bảo toàn năng lượng? 
 -Giáo viên hướng học sinh sang trạng thái của năng lượng? có nhũng trạng thái năng lượng nào?
- Giáo viên đặt vấn đề để dẫn dắt đến mục đích là năng lượng trong tế bào.
- Năng lượng tiềm ẩn trong tế bào dưới dạng các liên kết hóa học trong các phân tử hữu cơ như cacbonhidrat, lipit. 
- Năng lượng này thô giống như than đá, dầu mỏ vì không trực tiếp sinh công mà phải chuyển hóa năng lượng.
- Giáo viên hỏi: ATP là gì? 
- Tại sao ATP lại được coi là đồng tiền năng lượng? 
- Cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu phần 1.2
- Giáo viên giải thích và hoàn thiện kiến thức của học sinh.
- Các nhóm photphat mang điện tích âm luôn luôn có xu hướng đẩy nhau làm phá vỡ liên kết.
ADP +Pi →ATP
- Giáo viên đặt câu hỏi: năng lượng ATP được sử dụng như thế nào trong tế bào? Cho ví dụ minh họa.
Giáo viên nghe và hoàn thiện kiến thức cho học sinh.
Liên hệ:khi lao động nặng, lao động trí óc đòi hỏi tiêu tốn nhiều năng lượng ATP.
- Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng đối tượng lao động.
- Mùa hè vào buổi tối em hay thấy những con đom đóm phát sáng nhấp nháy giống như ánh sáng điện. Em hãy giải thích.
- Giáo viên bổ sung: Nếu đom đóm tạo ra ánh sáng thông thường bằng cách đốt dầu mớ như chúng ta đốt nến thì nhiệt tỏa ra đủ để thiêu cháy chúng trước khi gặp được con cái.
- Học sinh lắng nghe cà trả lời câu hỏi của giáo viên về khái niệm năng lượng và ví dụ minh họa.
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tư duy trả lời.
- Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tư duy trả lời
- Nêu khái niệm về ATP và sử dụng ATP trong tế bào như thế nào.
- Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tư duy trả lời.
- Đại diện một em học sinh trả lời.
Học sinh vận dụng thông tin phần em có biết để tư duy trả lời.
1. Năng lượng và cá dạng năng lượng trong tế bào.
1.1. Khái niệm năng lượng:
a) Khái niệm: Năng lượng được định nghĩa là khả năng sinh công.
Trạng thái của năng lượng: 
-Động năng: là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công.
- Thế năng là dạng năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh ra công.
b) Các dạng năng lượng tồn tại trong tế bào.
- Năng lượng trong tế bào tồn tại ở dạng: hóa năng, nhiệt năng, động năng...
- Nhiệt năng giữ ổn định nhiệt độ cho cơ thể, tế bào, không có khả năng sinh công. 
- Hóa năng: năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học, đặc biệt ATP.
1.2. ATP: đồng tiền năng lượng
a) Cấu tạo ATP là hợp chất cao năng bao gồm ba thành phần: 
Bazonito adenin
Đường riboza
3 nhóm phôt phat.
Liên kết giữa hai nhóm photphat cuối cùng dễ bị phá vỡ.
b) Sử dụng năng lượng ATP trong tế bào
Tổng hợp nên chất hóa học cần thiết cho tế bào.
Vận chuyển các chất qua màng, đặc biệt là vận chuyển chủ động tiêu tốn năng lượng.
Sinh công cơ học đặc biệt sự co cơ, hoạt động lao động.
Hoạt động 2: Chuyển hóa vật chất
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15 phút
- Để hiểu được chuyển hóa vật chất giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận trả lời câu hỏi:
* Protein trong thức ăn được chuyển hóa như thế nào trong cơ thể và năng lượng sinh ra trong quá trình chuyển hóa được dùng vào việc gì? 
- Giáo viên dùng sơ đồ để bổ sung kiến thức:
Protein thức ăn enzim→axitamin→máu→protein tế bào.
Protein tế bào +O2 →ATP và sản phẩm thải.
-ATP sinh công, co cơ vận chuyển các chất sinh nhiệt.
-Giáo viên hướng dẫn: các chất khác như lipit và gluxit cũng chuyển hóa như vậy.
-Quá trình chuyển hóa trải qua nhiều phản ứng hóa học với nhiều loại enzim khác nhau.
-Từ nội dung thảo luận giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: -Thế nào là chuyển hóa vật chất?
bản chất của quá trình chuyển hóa vật chất.
-Vai trò của quá trình chuyển hóa vật chất là gì?
Liên hệ: sự chuyển hóa các chất lipit, gluxit protein sinh ra năng lượng.
Nếu ăn quá nhiều thức ăn giàu nằng lượng mà không được cơ thể sử dụng dẫn đến bệnh béo phì, tiểu đường.
Cần ăn uống hợp lí, kết hợp các loại thức ăn.
- Mở rộng giáo viên cho học sinh quan sát tranh sự chuyển hóa năng lượng trong sinh giớ, từ đó giúp học sinh có cái nhìn khái quát về chuyển hóa vật chất, năng lượng và không bị bó hẹp trong một sinh vật.
- Có nghĩa là sinh vật luôn gắn liền với môi trường sống.
Học sinh vận dụng kiến thức về tiêu hóa và hấp thụ các chất ở chương trình sinh học lớp 8.
Thảo luận và thống nhất ý kiến.
Nêu được protein thức ăn→năng lượng→sinh ra công
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa trang 55 và hiunfh 13.2 kết hợp với nội dung vừa thảo luận để trả lời câu hỏi.
Đại diện trình bày, lớp nhận xét bổ sung kiến thức.
2.Khái niệm chuyển hóa vật chất.
- Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.
- Bản chất của quá trình chuyển hóa vật chất bao gồm:
+ Đồng hóa chuyển hóa các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
+ Dị hóa phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
DỊ hoá cung cấp năng lượng cho quá trình đồng hóa và các hoạt động sống khác của tế bào.
- Vai trò: Giúp cho các tế bào thực hiện các đặc tính đặc trưng khác của sự sống như sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản.
Chuyển hóa vật chát luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.
5. Củng cố (3 phút)
Học sinh đọc kết luận sách giáo khoa trang 55.
Trình bày hiểu biết của em về năng lượng và chuyển hóa năng lượng.
6. Dặn dò: (2 phút)
Học bài trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
Ôn tập kiến thức về enzim.
Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
1. Phần giới thiệu
1.1 Vị trí 
Phần khái quát về năng lượng và chuyến hóa vật chất là bài thứ 14 của chương III phần 2 “Sinh học tế bào” của chương trình sinh học lớp 10.
Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào bao gồm các bài: Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất.
Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
Bài 15: Thực hành một số thí nghiệm về enzim.
Bài 16: Hô hấp tế bào.
Bài 17: Quang hợp.
1.2. Nội dung bài học
Enzim
Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
1.3 Ý nghĩa
Phần này trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về enzim và vai trò ciuar enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.Từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. 
2. Mục tiêu bài học
2.1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Trình bày được cấu trúc và chức năng của enzim.
Trình bày được các cơ chế tác động của enzim.
Giải thích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt tính của enzim.
- Giải thích được cơ chế điều hòa chuyển hóa vật chất của tế bào bằng các enzim.
2.2. Kỹ năng
Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề.
Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét, khái quát hóa.
Kỹ năng nghiên cứu sách giáo khoa.
Kỹ năng áp dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống và giảng dạy.
2.3. Thái độ 
Yêu thích môn học.
Học tập tích cực chủ động, sáng tạo.
3. Chuẩn bị
3.1. Chuẩn bị của giáo viên
Chương trình giảng dạy môn sinh học 10.
Giáo án môn sinh học 10.
Bài giảng chi tiết của bài học.
Phương tiện đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu, tranh ảnh.
3.2. Chuẩn bị của học sinh: 
Học bài cũ 
Học sinh chuẩn bị bài học mới từ ở nhà và chuẩn bị tâm thế để lĩnh hội kiến thức mới. 
Phương tiện học tập: sách giáo khoa, vở, bút.
4. Nội dung và tiến trình thực hiện tiết dạy
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.(2 phút)	
Kiểm tra bài cũ: (5 phút):
Năng lượng là gì? Năng lượng được tích trữ trong tế bào dưới dạng nào?
Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP?
Bài mới: Đặt vấn đề (3 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về enzim
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
20 phút
5 phút
5 phút
5 phút
5 phút
- Giáo viên nêu ví dụ hướng học sinh và chủ đề bài học. 
- Cơ thể người tiêu hóa được tinh bột là nhờ hệ enzim amilaza trong tuyến nước bọt. 
- Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu về enzim và vai trò của chúng.
- Vậy enzim là gì? Cấu trúc của chúng ra sao?
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 14.1 và trả lời câu hỏi: 
Cơ chế tác động của enzim như thế nào? 
- Enzim xúc tác cho cả hai chiều của phản ứng theo tỉ lệ tương đối của các chất tham gia phản ứng với sản phẩm được tạo thành.
Enzim có hoạt tính mạnh với một lượng rất nhỏ enzim làm phản ứng xảy ra rất nhanh với thời gian rất ngắn.
- GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.
- Những yếu tố ngoại cảnh nào có ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim ?
- GV đánh giá, kết luận.
Học sinh nghiên cứu SGK và tư duy trả lời.
Học sinh nghiên cứu SGK và tư duy trả lời.
HS nghe câu hỏi, thảo luận nhanh trả lời.
1. Enzim
- Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tê bào sống. Enzim làm tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứ ... thức cơ bản về khái niệm hô hấp và các giai đoạn chính của quá trình hô hấp. Từ đó có thể áp dụng những kiến thức đã biết vào trong thực tiễn cuộc sống học tập.
2. Mục tiêu bài học
2.1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Giải thích được hô hấp tế bào là gì, vai trò cảu hô hấp tế bào đối với quá trình trao đổi chất trong tế bào. Hiểu được sản phẩm cuối cùng của quá trình hô hấp là ATP.
Học sinh nắm quá trình hô hấp gồm nhiều giai đoạn phức tạp có bản chất là một chuỗi phản ứng oxy hóa khử.
Học sinh hiểu và trình bày được quá trình hô hấp từ một phân tử glucozo có thể được chia thành ba giai đoạn khác nhau: đường phân, chu trình krep, chuỗi truyền electron hô hấp. Các sự kiện quan trọng của mỗi giai đoạn.
2.2. Kỹ năng
Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề.
Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét, khái quát hóa.
Kỹ năng nghiên cứu sách giáo khoa.
Kỹ năng áp dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống và giảng dạy.
2.3. Thái độ 
Yêu thích môn học.
Học tập tích cực chủ động, sáng tạo.
3. Chuẩn bị
3.1. Chuẩn bị của giáo viên
Chương trình giảng dạy môn sinh học 10.
Giáo án môn sinh học 10.
Bài giảng chi tiết của bài học.
Phương tiện đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu, tranh ảnh.
3.2. Chuẩn bị của học sinh: 
Học bài cũ 
Học sinh chuẩn bị bài học mới từ ở nhà và chuẩn bị tâm thế để lĩnh hội kiến thức mới. 
Phương tiện học tập: sách giáo khoa, vở, bút.
4. Nội dung và tiến trình thực hiện tiết dạy
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số (2 phút)
Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ.
Bài mới: Đặt vấn đề (3 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu hô hấp tế bào (10 phút)
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
- Giáo viên hỏi học sinh hô hấp là gì?
+ Hô hấp tế bào là gì?
- Giáo viên nhấn mạnh cho học sinh : hô hấp diễn ra ở cơ thể sống như hít vào thở ra, đó là hô hấp ngoài. Còn hô hấp tế bào diễn ra tại tế bào là một quá trình phức tạp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 16.1 và trả lời câu hỏi : 
? Hô hấp tế bào trải qua nhưng giai đoạn nào? Dạng năng lượng cuối cùng được tạo ra là gì?
- GV đánh giá, kết luận.
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa kết hợp với kiến thức ở lớp dưới và tư duy đẻ trả lời câu hỏi.
HS quan sát hình, nghe yêu cầu câu hỏi, thảo luận nhanh trả lời.
Học sinh tự viết sơ đồ tổng hợp quá trình hô hấp.
1. Khái niệm hô hấp tế bào
- Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng của tế bào sống. 
- Các phân tử cacbonhidrat bị phân giải đến CO2 và H2O. đồng thời năng lượng giải phóng và chuyển thành dạng năng lượng dễ sử dụng chứa trong các phân tử ATP.
- Phương trình tổng quát của qt phân giải hoàn toàn 1 pt glucozơ
 C6H12O6+6O2=6CO2+6O2 + NL
*)Bản chất của hô hấp nội bào
- Hô hấp nội bào là chuỗi các phản ứng oxy hóa khử.
- Phân tử gluco được phân giải dần dần, năng lượng được giải phóng từng phần.
- Tốc độ quá trình hô hấp nội bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào và được điều khiển thông qua hệ enzim hô hấp.
Hoạt động 2: Các giai đoạn chính của hô hấp tế bào. (20 phút)
T
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
5’
5’
5’
Chia HS làm 4 nhóm, viết phiếu học tập lên bảng và nêu yêu cầu công việc cho từng nhóm.
Nhóm 1:
Câu hỏi : Hoàn thành phiếu học tập, nêu các đặc điểm của giai đoạn đường phân?
Nhóm 2:
Câu hỏi : Hoàn thành phiếu học tập, nêu các đặc điểm của chu trình Crep?
Nhóm 3:
Câu hỏi : Hoàn thành phiếu học tập, nêu các đặc điểm của chuỗi truyền electron hô hấp?
Nhóm 4:
Câu hỏi : Tính số lượng ATP được tạo qua 3 giai đoạn hô hấp tế bào?
1NADN=
3ATP
1FADH
=2ATP
Giáo viên bổ sung và hoàn thiện kiến thức cho học sinh.
HS tách nhóm theo yêu cầu, nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận theo hướng dẫn của GV.
Giai đoạn
Đường phân
Vị trí
Nguyên
liệu
Diễn biến
Sản
Phẩm
Giai đoạn
Chu trình Crep
Vị trí
Nguyên
liệu
Diễn biến
Sản
Phẩm
Giai đoạn
Chuôic chuyền 
Electron hô hấp
Vị trí
Nguyên
liệu
Diễn biến
Sản
Phẩm
Giai đoạn
Số lượng ATP
Đường phân
2
Chu trình Crep
2
Chuôic chuyền e-
hô hấp
34
Tổng
38
2. Các giai đoạn chính của quá trình ho hấp
2.1 Đường phân:
- Vị trí: xảy ra trong bào tương.
- Chất tham gia (nguyên liệu Glucôzơ)
- Diễn biến: Glucôzơ bị biến đổi.
- Sản phẩm:
+ 2 phân tử axit Piruvic
+2 ATP
+2 NADH
2. Chu trình Crep:
- Vị trí: Chất nền ti thể 
- Nguyên liệu: 2 A. Piruvic 2 Axêtyl-CoA + 2NADH
- Diễn biến: Axêtyl-CoA CO2 + năng lượng.
- Sản phẩm:
+ 4 CO2 
+2ATP, 6NADH, 2FADH
3. Chuỗi truyền Electron hô hấp:
- Vị trí: màng trong ti thể 
- Nguyên liệu: 10NADH, 
2 FADH. 
- Diễn biến: Electron từ NADH và FADH được truyền đến Oqua các phản ứng ôxi hóa khử.
- Sản phẩm:
+H2O
+34ATP
5. Củng cố
Học sinh đọc kết luận cuối bài sachs giáo khoa trang 65.
Viết sơ đồ biểu thị ba giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào.
6. Dặn dò
Học bài trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
Đọc mục “Em có biết”
Ôn lại kiến thức về cấu trúc lá, quang hợp. Đọc trước bài mới.
Bài 17: Quang hợp
1. Phần giới thiệu
1.1 Vị trí 
Phần khái quát về năng lượng và chuyến hóa vật chất là bài thứ 17 của chương III phần 2 “Sinh học tế bào” của chương trình sinh học lớp 10.
Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào bao gồm các bài: Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất.
Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
Bài 15: Thực hành một số thí nghiệm về enzim.
Bài 16: Hô hấp tế bào.
Bài 17: Quang hợp.
1.2 Nội dung bài học
Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào
Chuyển hóa vật chất
1.3 Ý nghĩa
Phần này trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về quang hợp và cơ chế của quá trình quang hợp. Từ đó có thể áp dụng những kiến thức đã biết vào trong thực tiễn cuộc sống học tập.
2. Mục tiêu bài học
2.1. Kiến thức
Học sinh nêu được khái niệm quang hợp và những loại vi sinh vật nào có khả năng quang họp.
Học sinh nắm được quang hợp gồm hai pha: pha sáng và pha tồi. chỉ ra mối quan hệ giữa ánh sáng với mỗi pha cũng như mối liên hệ giũa hai pha.
Học sinh giải thích được sơ bộ pha sáng của quang hợp điễn ra như thế nào? Các thành phần tham gia vào pha sáng.
Hiểu được diễn biến của pha tối, làm thế nào mà pha tối kết hợp với pha sáng để hoàn thiện quá trình quang hợp.
Mô tả tóm tắt các sự kiện chính của chu trình C3.
2.2. Kỹ năng
Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề.
Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét, khái quát hóa.
Kỹ năng nghiên cứu sách giáo khoa.
Kỹ năng áp dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống và giảng dạy.
2.3. Thái độ 
Yêu thích môn học.
Học tập tích cực chủ động, sáng tạo.
3. Chuẩn bị
3.1. Chuẩn bị của giáo viên
Chương trình giảng dạy môn sinh học 10.
Giáo án môn sinh học 10.
Bài giảng chi tiết của bài học.
Phương tiện đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu, tranh ảnh.
3.2. Chuẩn bị của học sinh: 
Học bài cũ 
Học sinh chuẩn bị bài học mới từ ở nhà và chuẩn bị tâm thế để lĩnh hội kiến thức mới. 
Phương tiện học tập: sách giáo khoa, vở, bút.
4. Nội dung và tiến trình thực hiện tiết dạy
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
Kiểm tra bài cũ: (3’)
Thế nào là hô hấp tế bào? Quá trình hít thở của chúng ta có mối liên quan như thế nào với quá trình hô hấp tế bào?
Bài mới : Đặt vấn đề (2’)
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về quang hợp
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
7 phút
- Bằng kiến thức sinh học ở chương trình lớp dưới các em hãy trả lời câu hỏi sau:
- Em hiểu thế nào về quang hợp, Viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp.
 - Gọi học sinh khác bổ sung.
HS nghe câu hỏi, tự nghiên cứu SGK trả lời.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
1. Khái niệm về quang hợp
 - Khái niệm: quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. 
 - Đối tượng : trong sinh giới chỉ có thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp.
 - Phương trình tổng quát:
CO2 + H2O + NLAS → (CH2O) + O2
Hoạt động 2: Cơ chế quang hợp 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
23’
11’
12’
- Giáo viên giới thiệu thí nghiệm của - Richter khi dùng ánh sáng đèn nhấp nháy với tần số nhất định thấy cây sử dụng năng lượng có hiệu quả hơn.Qua thí nghiệm người ta nhận thấy rằng ánh sáng không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp mà chỉ ành hưởng trực tiếp đến giai đoạn đầu của quá trình quang hợp.
Giáo viên nêu hai vấn đề: 
- Tính chất hai pha của quá trình quang hợp thể hiện như thế nào?
Pha tối của quang hợp có phụ thuộc vào ánh sáng hay không? Vì sao?
- Cô và các em sẽ đi tìm hiểu lần lượt từng pha của quá trình quang hợp.
- Giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ pha sáng và nêu câu hỏi: 
-Pha sáng diễn ra ở đâu?
- Pha sáng sử dụng nguồn nguyên liệu nào và tạo ra sản phẩm gì?
Giáo viên nhận xét đánh giá và bổ sung kiến thức.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 17.2 và đặt câu hỏi:
- Pha tối diễn ra tại đâu và sản phẩm của pha tối là gì?
- Mối liên quan giữa pha sáng và pha tối.
Giáo viên nhận xét đánh giá bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và sơ đồ hai pha trong quang hợp ở hình 17.1.
Học sinh suy nghĩ nhanh và trả lời.
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tư duy trả lời.
Học sinh đọc sách giáo khoa và tư duy trả lời.
2. Các pha của quá trình quang hợp
2.1. Pha sáng 
- Khái niệm : pha sáng là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH, nên pha sáng còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng.
 - Vị trí : xảy ra ở màng tilacôit.
 - Nguyên liệu: NLAS, H2O, ADP, NADP+ .
 - Diễn biến : NLAS được hấp thụ nhờ các sắc tố quang hợp, sau đó năng lượng được chuyển vào chuỗi chuyền electron quang hợp qua một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử, cuối cùng được chuyền đến ADP và NADP+ tạo thành ATP và NADPH.
Ôxi được tạo ra từ nước.
 - Sản phẩm : ATP, NADPH, O2.
2.2. Pha tối
. Pha tối :
 - Khái niệm : là giai đoạn CO2 bị khử thành cacbohiđrat, nên còn được gọi là quá trình cố định CO2.
 - Vị trí : xảy ra trong chất nền của lục lạp.
 - Nguyên liệu : ATP, NADPH, CO2.
 - Diễn biến : CO2 + RiDP → Hợp chất 6C không bền → Hợp chất 3C bền vững → AlPG có 3C → cacbohiđrat.
 - Sản phẩm : tinh bột, sản phẩm hữu cơ khác.
5. Củng cố (4’)
Học sinh đọc kết luận sách giáo khoa trang 69.
 Học sinh làm bài tập sau:
Các câu hỏi trong bảng dưới đây bị tách thành 2 phần không theo thứ tự giống nh;au ở hai cột. Em hãy ghép lại 2 thành phần ấy tạo ra những câu hoàn chỉnh.
1. Các sắc tố quang hợp
2. Cùng một giống cây trồng ở trong những điều kiện khác nhau có thể có 
3. Pha tối của quang hợp diễn ra ở
4. Pha sáng của quá trình quang hợp không diễn ra
5. Oxi được tạo ra trong quang hợp
. a. Từ quá trình quang phân ly nước.
 b. Có nhiệm vụ hấp thụ năng lượng ánh sáng.
 c. Khi không có ánh sáng.
 d. Cường độ quang hợp khác nhau.
 e. Hấp thu năng lượng ánh sáng.
 f. Chất nền lục nạp.
 h. Có chứa Clorophin.
 i. Ở màng Tilacoit. 
 Đáp án: 1c, 2e, 3f, 4a, 5d.
6. Dặn dò (1’)
Học bài và trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
Đọc mục “Em có biết”
- Xem trước bài 18 trang 71, SGK Sinh học 10.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 10.doc