A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
Sau khi học bài này học sinh cần:
- Quan sát được bộ NST dưới kính hiển vi.
- Xác định được một số dạng đột biến NST trên các tiêu bản cố định.
- Rèn luyện kĩ năng làm tiêu bản NST và xác định số lượng NST dưới kính hiển vi.
- Xác định được các cặp NST tương đồng của người trên ảnh chụp.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học:
Hỏi đáp, diễn giảng.
TUẦN:4 TIẾT: 7 NS: ND: BÀI : 7 wwwww v wwwww A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Sau khi học bài này học sinh cần: Quan sát được bộ NST dưới kính hiển vi. Xác định được một số dạng đột biến NST trên các tiêu bản cố định. Rèn luyện kĩ năng làm tiêu bản NST và xác định số lượng NST dưới kính hiển vi. Xác định được các cặp NST tương đồng của người trên ảnh chụp. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: Hỏi đáp, diễn giảng. 2.Phương tiện dạy học: Mỗi nhóm từ 6-8 học sinh được trang bị: + Kính hiển vi quang học 10x à 40x + Tiêu bản cố định bộ NST của người. + Các ảnh photo ảnh chụp bộ NST bình thường của người. + Các ảnh chụp bộ NST bất bình thường của người. + Châu chấu đực ( đầu nhỏ, mình thon), nước cất, oocxêin 4-5% phiến kính, lá kính, kìm mổ, kéo mổ. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Đột biến xảy ra ở cấp độ NST gồm những dạng chính nào? Phân biệt các dạng này về số lượng vật chất di truyền và cơ chế hình thành. 3. Nội dung bài mới: Hôm nay chúng ta cùng thực hành quan sát số lượng NST . HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Gv nêu mục đích yêu cầu của nội dung thí nghiệm. Hướng dẫn: Đặc tiêu bản trên kính hiển vi và nhìn từ ngoài vào( chưa qua thị kính) để điều chỉnh cho vùng có mẩu vật trên tiêu bản vào giữa vùng sáng. Quan sát toàn bộ tiêu bản từ đầu này tới đầu kia dưới vật kính 10x để sơ bộ xác định vị trí của những tế bào mà NST đã tung ra. Chỉnh vùng có nhiều tế bào vào giữa trường kính và chuyển qua quan sát với vật kính 40x. GV quan sát xem các em thực hành và chú ý sửa sai. GV nêu yêu cầu của thí nghiệm Giáo viên làm mẩu 1 lần cho học sinh xem. Lưu ý HS phân biệt châu chấu đực với châu chấu cái. Kỹ thuật mổ tránh làm nát tinh hoàn. Giáo viên tổng kết, nhận xét chung. Đánh giá những thành cống của từng cá nhân, từng nhóm. Những kinh nghiệm rút ra từ thực hành. Học sinh lắng nghe và xem giáo viên làm mẩu Học sinh thực hành: Thảo luận nhóm để xác định kết quả vừa quan sát được. Vẽ các hình thái NST ở một tế bào thuộc mỗi loại vào vở bài học Học sinh quan sát theo dõi và lắng nghe khi giáo viên làm mẩu. Các nhóm tiến hành mổ châu chấu và lấy tinh hoàn. Đưa lên kính hiển vi xem xét. Vẽ các hình thái NST vào vở. I Quan sát các dạng đột biến NST trên tiêu bản cố định. Xác định được các NST Vẽ các NST vào vở bài học Đếm số lượng NST trong mỗi tế bào. II. Làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST. Dùng kéo cắt bỏ cánh và chân của châu chấu đực. Tay trái cầm phần đầu ngực tay phải kéo phần bụng ra( tách khỏi ngực) trong có có một số nội quan và tinh hoàn đã bung ra. Đưa tinh hoàn lên đó nhỏ vài giọt nước cất. Dùng kim tách bỏ mỡ xung quanh và gạt sạch ra khỏi lam kính. Nhỏ 2 giọt oocxêin axetic lên tinh hoàn để nhuộm trong 15-20 phút. Đậy lamen dùng ngón tay ấn điều ( nhẹ) trên mặt lamen cho tế bào dàn điều và vở để NST bung ra. Đưa tiêu bản lên kính hiển vi quan sát. Lúc đầu bội giác nhỏ lúc sau bội giác lớn. Học sinh thao tác thực hành và quan sát kĩ các hình thái NST để vẽ vào vở bài học. 4. Hướng dẫn về nhà A. Từng học sinh viết báo cáo vào vở. STT TIÊU BẢN KẾT QUẢ QUAN SÁT GIẢI THÍCH 1 Người bình thường 2 Bệnh nhân đao 3 . B. Mô tả cách làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST ở tế bào tinh hoàn châu chấu đực 5. Dặn dò: Về nhà xem trước bài 8: Quy luật menđen: quy luật phân li. Giải thích tại sao menđen lại thành công trong việc phát hiện ra các quy luật duy truyền.
Tài liệu đính kèm: