Giáo án Sinh bài 5: Nhiểm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiểm sắc thể

Giáo án Sinh bài 5: Nhiểm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiểm sắc thể

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Kiến thức:

Sau khi học bài này học sinh cần :

- Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhiểm sắc thể( NST ), ở sinh vật nhân thực.

+ Đặc biệt là cấu trúc siêu hiển vi.

- Trình bày được khái niệm về đột biến cấu trúc nhiểm sắc thể. Kể các dạng đột biến cấu trúc nhiểm sắc thể và hậu quả.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

 Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.

2.Phương tiện dạy học:

- Tranh hình 5.1 hình 5.2 sách giáo khoa.

- Sơ đồ biến đổi hình thái NST qua các giai đoạn của chu kì tế bào.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh bài 5: Nhiểm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiểm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 3 TIẾT: 5
NS: ND:
	BÀI : 5
	žžžžžwwwwwœ v wwwwwžžžžžž
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Kiến thức: 
Sau khi học bài này học sinh cần :
Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhiểm sắc thể( NST ), ở sinh vật nhân thực.
+ Đặc biệt là cấu trúc siêu hiển vi.
Trình bày được khái niệm về đột biến cấu trúc nhiểm sắc thể. Kể các dạng đột biến cấu trúc nhiểm sắc thể và hậu quả.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học:
	Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.
2.Phương tiện dạy học:
Tranh hình 5.1 hình 5.2 sách giáo khoa.
Sơ đồ biến đổi hình thái NST qua các giai đoạn của chu kì tế bào.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Đột biến gen là gì? Đột biến gen phát sinh như thế nào? Hậu quả của đột biến gen?
Có mấy dạng đột biến gen ( đột biến điểm)? Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen?
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Em hãy mô tả hình thái của NST qua các kì phân bào nguyên phân ( học ở lớp 10). Em có nhận xét gì?
Vật chất cấu tạo nên NST?
Em hãy quan sát hình 5.1 và cho biết:
Một NST điển hình có cấu trúc ntn?Tâm động có chức năng gì?
Eo sơ cấp có quá trình gì xảy ra?
Ơû người bộ NST 2n=46
Ruồi giấm bộ NST 2n=8
Cải bắp bộ NST 2n=18
Bộ NST của các loài sinh vật khác nhau có giống nhau không?
Số lượng bộ NST ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục khác nhau như thế nào?
Em hãy quan sát hình 5.2 và mô tả cấu trúc hiển vị của NST?
Trật tự sắp xếp của phân tử ADN và các khối cầu prôtêin?
Cấu tạo của 1 nuclêôxôm?
Chuổi pôlinuclêôxôm?
Em hãy cho biết cơ chế phát sinh đột biến? 
Em hãy thảo luận nhóm 3 phút
Trả lời phiếu học tập:
Dạng đột biến
Đặc điểm 
Hậu quả
ý nghĩa
Mất đoạn
Lặp đoạn
Đảo đoạn
Chuyển đoạn
Học sinh trả lời bằng cách điền vào phiếu học tập
Lắng nghe.
à kết luận( nội dung)
Kì trung gian: NST ở dạng sợi mãnh, sau pha S, NST có cấu trúc dạng kép 2 crômatit )
Kì đầu: các crômatit tiếp tục xoắn.
Kì giữa: các crômatit đóng xoắn cực đại.
Kì sau: các crômatit tách nhau ở tâm động à NST đơn đi về các cực của tế bào.
Kì cuối: các NST tháo xoắn à sợi mãnh.
Kì giữa nguyên phân NST có cấu trúc điển hình gồm 2 coomatit gắn với nhau ở eo sơ cấp, tại đó tâm động là điểm trược của NST trên dây tơ vô sắc, chia NST thành hai cánh.
Một số NST còn có eo thứ cấp nằm ở đầu một cánh và thể kèm.
Không giống nhau
Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng hình thái và cấu trúc, được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Tế bào sinh dưỡng( sôma ): Các NST tồn tại thành từng cặp NST tương đồng. Mỗi cặp gồm hai NST giống nhau về hình dạng kích thước cấu trúc đặc trưng. Một chiết có nguồn gốc từ bố một chiết có nguồn gốc từ mẹ.Toàn bộ NST trong nhân tế bào hợp thành bộ NST lưỡng bội (2n) của loài
Ngoài các cặp NST thường còn mang 1 cặp NST giới tính.
Trong tế bào sinh dục: NST bằng ½ số NST trong tế bào sinh dưỡng và được gọi là bộ NST đơn bội.
Phân tử ADN quấn quanh các khối cầu prôtêinà chuổi polinuclêôxôm. Mỗi nuclêôxôm gồm một phân tử ADN chứa khoảng 140 cặp Nu, quấn quanh một khối cầu prôtêin dạng cầu chứa 8 phân tử histon.
Tổ hợp ADN với histon trong chuổi nuclêôxôm à sợi cơ bản đường kính 100Ao sợi nhiểm sắc tiếp tục xoắn à sợi cromatit
Chức năng của NST : bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Là những biến đổi trong cấu trúc NST, có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST.
Tác nhân: vật lí, hóa học, sinh học.
Học sinh thảo luận nhóm
Đại diện nhóm 1 trình bày
Nhóm 2 nhận xét.
Các nhóm còn lại nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
I.HÌNH THÁI CẤU VÀ CẤU TRÚC NHIỂM SẮC THỂ.
1.Hình thái nhiểm sắc thể. 
NST được cấu tạo từ chất nhiểm sắc gồm ADN và prôtêin và histôn.
Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng hình thái cấu trúc.
Trong tế bào soma: NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng.
Có hai loại NST : NST thường và NST giới tính.
2. Cấu trúc hiển vi của NST.
Phân tử ADN quấn quanh các khối cầu prôtêinà chuổi polinuclêôxôm. Mỗi nuclêôxôm gồm một phân tử ADN chứa khoảng 140 cặp Nu, quấn quanh một khối cầu prôtêin dạng cầu chứa 8 phân tử histon.
Tổ hợp ADN với histon trong chuổi nuclêôxôm à sợi cơ bản đường kính 100Ao sợi nhiểm sắc tiếp tục xoắn à sợi cromatit
Chức năng của NST : bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
II. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỂM SẮC THỂ.
1. Khái niệm:
- Là những biến đổi trong cấu trúc NST, có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST.
- Tác nhân: vật lí, hóa học, sinh học.
2. Các dạng đột biến cấu trúc NST và hậu quả:
a. Mất đoạn: 
Khái niệm: Là dạng đột biến mất đi một đoạn nào đó của NST.
ĐB này làm giảm số lượng gen trên NST.
Ví du: Mất NST thứ 22 ở người gây ung thư máu.
Hậu quả:thường gây chết.
b. Lặp đoạn:
Khái niệm:là làm cho một đoạn nào đó của NST lặp lại một hay nhiều lần. Làm tăng số lượng gen trên NST.
Ví dụ : lặp đoạn ở ruồi giấm.
Hậu quả: tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
c. Đảo đoạn
Khái niệm:Một đoạn NST bị đứt ra rồi quay ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen trên đó.
Ví dụ: ở nhiều loài muổi do lặp đoạn tạo nhiều loài mới
Hậu quả:có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến sức sống.
d. Chuyển đoạn:
Khái niệm:Trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng hoặc làm thay đổi vị trí của 1đoạn NST nào đó trên cùng 1 NST làm thay đổi nhóm gen liên kết.
 4. Củng cố:
 Em hãy chọn câu đúng hoặc đúng nhất.
1.Hiện tượng lặp đoạn là do:
A.Một đoạn NST bị đứt ra và gắn vào vị trí khác của NST đó:
B.Một đoạn NST bị đứt ra quay 1800 rồi gắn vào NST cũ.
C.Tiếp hợp, trao đổi chéo không cân giữa các cromatit.
D.Một đoạn của NST này bị đứt ra gắn vào NST khác không tương đồng.
2.Đột biến ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật là:
A. Mất đoạn	B. Chuyển đoạn
C. Đảo đoạn	D. Lặp đoạn.
3.Những dạng đột biến cấu trúc NST là:
A. Mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn.
B. Mất, thêm hay thay thế, đảo vị trí của một cặp nucleotit.
C. Mất một hoặc một số cặp NST.
D. Thêm một hoặc một số cặp NST.
5. Dặn dò:
	Học bài làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa.
	Xem trước bài 6 ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST
	Trả lời câu hỏi sau: Thế nào là đột biến lệch bội? Thế nào là đột biến đa bội? Cơ chế phát sinh của hai dạng nói trên.
Duyệt của Ban Giám Hiệu 	Duyệt của tổ trưởng.
Ngày.......tháng......năm 2008 	Ngày.......tháng......năm 2008
P. Hiệu trưởng	Tổ trưởng 
NGUYỄN VĂN PHIÊN	NGUYỄN VĂN MỸ

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 5.doc