Giáo án Sinh bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Giáo án Sinh bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Kiến thức:

Sau khi học bài này học sinh cần:

- Nêu được định nghĩa và lấy được ví dụ minh họa về quần xã sinh vật.

- Mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy ví dụ minh họa cho các đặc trưng đó.

- Trình bày được khái niệm quan hệ hổ trợ và đối kháng giữa các loài trong quần xã và lấy được ví dụ minh họa cho các mối quan hệ đó.

- Nâng cao ý thức về bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

 Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.

2.Phương tiện dạy học:

- Hình 40.1 hình 40.2 hình 40.3 hình 40.4 bảng 40 sách giáo khoa.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2067Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:29 TIẾT: 47
NS:  ND:
BÀI : 40
žžžžžwwwwwœ v wwwwwžžžžžž
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Kiến thức: 
Sau khi học bài này học sinh cần:
Nêu được định nghĩa và lấy được ví dụ minh họa về quần xã sinh vật.
Mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy ví dụ minh họa cho các đặc trưng đó.
Trình bày được khái niệm quan hệ hổ trợ và đối kháng giữa các loài trong quần xã và lấy được ví dụ minh họa cho các mối quan hệ đó.
Nâng cao ý thức về bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học:
	Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng. 
2.Phương tiện dạy học:
Hình 40.1 hình 40.2 hình 40.3 hình 40.4 bảng 40 sách giáo khoa.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Giáo viên cho học sinh xem tranh quần xã sinh vật.
Em hãy quan sát trong tranh và cho biết trong ao có những quần thể sinh vật nào đang sống?
Quan hệ giữa những quần thể sinh vật đó?
Quần thể ăn thực vật nổi,..
Quần xã có chịu tác động của ngoại cảnh hay không?
 Cấu trúc quần xã như thế nào?
Em hãy ví dụ một số quần xã mà em biết?
Em hãy kể tên một số quần xã trong rừng mưa nhiệt đới (A) và quần xã trong sa mạc (B)? 
So sánh số lượng quần thể A và B 
=> số lượng các loài trong quần xã nhiều hay ít để phân biệt quần thể có độ đa dạng cao hay thấp.
Số lượng cá thể trong mỗi quần thể có bằng nhau không? Vì sao?
Thế nào là loài ưu thế?
Trong các loài ưu thế của quần xã có một loài tiêu biểu gọi là loài đặc trưng.
Vậy loài đặc trưng là gì?
Trong ao nuôi cá thường có mấy tầng?
Ở thềm lục địa thường có mấy tầng?
Giáo viên phát phiếu học tập thảo luận nhóm (3 phút )
Đại điện nhóm 3 trình bày
Nhóm 4 bổ sung, 
Cùc nhóm còn lại bổ sung
Giáo viên tổng kết.
Số lượng cóc bị kìm hãm bởi số lượng bọ mía,.. đó là khống chế sinh học.
Em hãy tìm một số ví dụ khác mà em biết.
Vậy ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học?
Học sinh quan sát
Có quần thể cá chép, cá mè, tôm, quần thể bèo,..
Có mối quan hệ chặt chẻ với nhau 
 Khả năng tồn tại của từng quần xã chịu tác động của ngoại cảnh.
Quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
Quần xã đồng lúa, quần xã sinh vật đất
Quần xã cây leo, quần xã xà lim, quần xã,
Quần xã cây bụi, quần xã xương rồng.
Quần xã A có số lượng nhiều hơn quần xã B.
Do tác động của chọn lọc tự nhiên mà số lượng cá thể ở các quần thể khác nhau. Loài nào có số lượng cá thể nhiều gọi là loài ưu thế.
Loài ưu thế là những loài đóng vị trí quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó ví dụ Cá cóc chỉ có ở rừng Tam Đảo,
Hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trong trong quần xã 
Ví dụ : Cây cọ ở Phú Thọ.
Tầng mặt : thực vật phù du, động vật phù du, cá mè, trắm cỏ,..
Tầng giữa : cá chép,cá trôi, cá lóc,..
Tầng đáy: tôm cua, san hô,..
Gần bờ : tôm, cua , cá nhỏ,san hô,..
Vùng triều: cá thu, cá mực,cá nục,..
Ngoài khơi : cá voi, cá heo,..
Học sinh thảo luận nhóm
Đại diện nhóm 3 trình bày
Nhóm 4 bổ sung
Các nhóm còn lại bổ sung.
Học sinh lắng nghe tiếp thu ý kiến.
Ví dụ : ong kí sinh tiêu diệt bọ đừa,.. Nuôi ong mắt đỏ diệt sâu đục thân lúa.
Sử dụng thiên địch phòng trừ sâu hại cây trồng
I. KHÁI NIỆM QUẦN XÃ SINH VẬT
Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bóvới nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường của chúng.
II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
1.Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã.
a. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã.
Độ đa dạng quần xã chỉ mức độ phong phú về số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã.
Độ đa dạng cao.
Độ đa dạng thấp.
b.Đặc trưng về loài ưu thế và loài đặc trưng.
Loài ưu thế là những loài đóng vi trí quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều , sinh khối hoạt động mạnh.
Ví dụ: quần xã sinh vật ở cạn loài thực vật có hạt là ưu thế.
Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó ví dụ Cá cóc chỉ có ở rừng Tam Đảo,
Hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trong trong quần xã 
Ví dụ : Cây cọ ở Phú Thọ.
2.Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã
a. Phân bố theo chiều thẳng đứng.
Ví du:ï sự phân tầng của quần xã sinh vật rừng nhiệt đới, hay ao nuôi cá.
b. phân tầng theo chiều ngang.
Ví dụ : phân bố sinh vật ở thềm lục địa từ đỉnh núi đến sườn núi.
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT.
1.Các mối quan hệ sinh thái.
 Nội dung phiếu học tập.
2. Hiện tượng khống chế sinh học 
Là hiện tượng số lượng cá thể của loài này bị số lượng cá thể của loài khác kìm hãm làm cho số lượng cá thể của mỗi loài luôn dao động quanh vị trí cân bằng.
Ý nghĩa: Ứng dụng trong nông nghiệp, sử dụng thiên địch phòng trừ sâu hại cây trồng.
Phiếu học tập:
Tên của mối quan hệ
Hai loài sinh vật
Cho ví dụ
Cộng sinh
Hợp tác
A -> B B <- A
+ + + +
Hội sinh
A-> B
0 +
Ưùc chế cảm nhiểm
A -> B
0 -
Sinh vật này ăn sinh vật khác
Kí sinh
A -> B B <- A
- + + -
Cạnh tranh
A -> B B <- A
 - - - - 
( + loài được lợi; - loài bị hai; 0 không lợi không hại)
Đáp án:
Tên của mối quan hệ
Hai loài sinh vật
Cho ví dụ
Cộng sinh
Hợp tác
A -> B B <- A
+ + + +
Cộng sinh giữa khuẩn lam và bèo dâu: vi khuẩn cố định trong nốt sần cây họ đậu.
Hợp tác giữa cá và hải quỳ.
Hội sinh
A-> B
0 +
Cây phong lan bám trên thân cây gỗ; cá bé sống bám trên cá lớn.
Ưùc chế cảm nhiểm
A -> B
0 -
Tảo nở hoa gây độc cho cá; cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh.
Sinh vật này ăn sinh vật khác
Kí sinh
A -> B B <- A
- + + -
Bò ăn cỏ, cây bắt ruồi.
Giun kí sinh trên cơ thể người
Cạnh tranh
A -> B B <- A
 - - - - 
Các cây cạnh tranh nhau để giành các khoảng không có nhiều ánh sáng.
D. Củng cố:
1 Trong các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, có loài có lợi có loài bị hại. Hãy xếp thứ tự từ 1 cho đến hết các mối quan hệ theo nguyên tắc sau:
- Mối quan hệ chỉ có loài có lợi xếp trước.
- Mối quan hệ có loài bị hại xếp sau, loài càng bị hại càng xếp về sau.
2. Muốn cho 1 ao nuôi được nhiều loài cá và cho năng suất cao, chúng ta cần chọn các loài cá nuôi như thế nào?
Đáp án:
1. Xếp thứ tự các mối quan hệ giữa các loài sinh vật:
Cộng sinh, hợp tác hội sinh, kí sinh, ức chế- cảm nhiểm, cạnh tranh, sinh vật ăn sinh vật khác.
Trường hợp đặc biệt Ức chế cảm nhiểm dứng trước kí sinh.
	2. Muốn cho 1 ao nuôi được nhiều loài cá và cho năng suất cao, chúng ta cần chọn các loài cá nuôi 
	Phù hợp: 
Cá sống ở các tầng nước khác nhau: ăn nổi, ăn đáy,..
Nhiều loài ăn các thức ăn khác nhau: ăn thực vật ( cá mè, trắm cỏ) ăn động vật ( cá lóc) ăn tạp ( cá chép, cá trôi, cá chom trắng).
E. Dặn dò:
	Về nhà học bài làm bài tập :1.2.3 sách giáo khoa trang 180
	Xem trước bài 41 Diễn thế sinh thái : Và trả lời các câu hỏi:
Thế nào là diễn thế nguyên sinh? Thế nào là diễn thế thứ sinh?
Nguyên nhân gây ra các loại diễn thế đó.
Tầm quan trọng của viêc nghiên cứu diễn thế sinh thái?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 40 Tiet 47 CB Quan xa sinh vat va mot.doc