Giáo án Sinh bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

Giáo án Sinh bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Kiến thức:

Sau khi học bài này học sinh cần:

- Nêu được khái niệm kích thước quần thể, những yếu tố ảnh hưỡng tới kích thước quần thể.

- Nêu được thế nào là tăng trưởng quần thể, lấy ví dụ minh họa hai kiểu tăng trưởng quần thể.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, khả năng đề xuất các biện pháp bảo vệ quần thể, góp phần bảo vệ môi trường.

- Có nhận thức đúng về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

 Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.

2.Phương tiện dạy học:

- Tranh hình 38.1 hình 38.2. hình 38.3 . hình 38.4 sách giáo khoa.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1913Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:26 TIẾT:45
NS: ND:
BÀI : 38
žžžžžwwwwwœ v wwwwwžžžžžž
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Kiến thức: 
Sau khi học bài này học sinh cần:
Nêu được khái niệm kích thước quần thể, những yếu tố ảnh hưỡng tới kích thước quần thể.
Nêu được thế nào là tăng trưởng quần thể, lấy ví dụ minh họa hai kiểu tăng trưởng quần thể.
Rèn luyện kĩ năng phân tích, khả năng đề xuất các biện pháp bảo vệ quần thể, góp phần bảo vệ môi trường.
Có nhận thức đúng về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học:
	Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.
2.Phương tiện dạy học:
Tranh hình 38.1 hình 38.2. hình 38.3 . hình 38.4 sách giáo khoa.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy cho biết các nhân tố ảnh hưỡng đến tỉ lệ giới tính ? cho ví dụ. 
Sự phân bố các cá thể trong quần thể có tác dụng gì? Ý nghĩa của các kiểu phân bố đó?
3. Nội dung bài mới:
Thế nào là kích thước tối đa? Tối thiểu? Dân số nhanh có hậu quả gì? Để hiểu rõ hơn hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu tiếp phần còn lại của bài 38.
Bài: 38 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT ( tiếp theo) 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Em hãy đọc thông tin mục I và xem hình 38.1 sách giáo khoa Thảo luận nhóm 5 phút và hoàn thành phiếu học tập số 1.( 5 phút)
Đại diện nhóm 1 trình bày
Các nhóm còn lại bổ sung
Giáo viên tổng kết.
=> Đáp án phiếu học tập
Em hãy đọc thông tin sách giáo khoa mục VI và hoàn thành phiếu học tập số 2. ( 3 phút)
Đại diện nhóm 2 trình bày 
Các nhóm còn lại bổ sung.
=> Kết luận ( phiếu học tập số 2)
=> Trong thực tế các loài không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học vì: 
Hệ số r thường không phải là 1 hằng số, vì sức sinh sản thay đổi phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Điều kiện ngoại cảnh không lúc nào cũng thuận lợi cho quần thể.
 là chỉ số gia tăng cá thể của quần thể hay gọi là hệ số sinh trưởng
(K-N)/K là hiệu số biểu thị điều kiện không phù hợp của môi trường.
r: Là hệ số sinh trưởng.
N: là số cá thể của quần thể ở một điểm nào đó
t: là thời gian
K: là số lượng tối đa các cá thể của quần thể trong điều kiện môi trường nhất định ( sức chứa của môi trường) 
Tốc độ sinh trưởng của quần thể = tốc độ sinh trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể x mức độ hiện thực của sự sinh trưởng của quần thể.
Phương trình của đường cong thế có thể viết dưới dạng : 
N0 là số lượng cá thể ban đầu.
e là cơ số logarit (e=2.718)
Đọc thông tin mục VII quan sát hình 38.4 và cho biết:
Dân số trên thế giới đã tăng trưởng với tốc độ như thế nào?
Tăng mạnh vào thời gian nào?
Nhờ những thành tựu nào mà con người đã đạt được những thành tựu đó?
=> GV kết luận và giải thích thêm: 
Dân số bùng nổ vào khoảng 10.000 trước công nguyên khi con người biết giữ ngọn lữa và chế tạo công cụ lao động và vữ khí
Khoảng 6000 trước công nguyên đến thế kĩ 17 thời kì phát triển nông nghiệp lương thực dồi dào dân số khoảng 500 triệu người.
Dân số tăng nhanh và những hậu quả kinh thế. => ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, 
Thực hiện kế hoạch hóa gia đình 
Phân bố khu dân cư hợp lí.
Tuyên truyền giáo dục dân số.
Học sinh đọc thông tin và xem hình sách giáo khoa.
Học sinh thảo luận nhóm
Đại diện nhóm 1 trình bày
Kích thước quần thể sinh vật là số lượng các cá thể ( hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể. Kích thước của quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa.
Học sinh thảo luận 
Nhóm 2 trình bày 
Các nhóm còn lại bổ sung
Học sinh lắng nghe và hoàn thiện kiến thức.
Học sinh lắng nghe và tiếp thu kiến thức
Học sinh ghi lại công thức
Học sinh lắng nghe 
Học sinh ghi bài.
Dân số tăng từ hàng nghìn năm trước công nguyên.
Sau công nguyên mặc dù gặp nhiều thiên tai chiến tranh nhưng dân số vẫn tăng nhanh chóng bùng nổ dân số xuất hiện mạnh mẽ từ đầu thế kĩ 18 
Năm 1830 khoảng 1 tỉ người
Năm 1930 khoảng 2 tỉ người
Năm 1945 khoảng 2.5 tỉ người
Năm 1987 khoảng 5 tỉ người
Năm 2000 khoảng 6 tỉ người
Năm 2008 khoảng 8,3 tỉ người.
Đạt nhiều thành tựu to lớn các ngành khoa học cơ khí, tự động hóa, , phát triển mạnh làm giảm sức lao động của con người, tạo nhiều của cải cho xã hội. 
V. KÍCH THƯỚC CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT.
1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa.
a. Khái niệm kích thước:
 Kích thước quần thể sinh vật là số lượng các cá thể ( hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể. Kích thước của quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa.
b. Kích thước tối thiểu :
Là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
c. Kích thước tối đa:
Là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được , phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
2. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước quần thể sinh vật.
( Đáp án phiếu học tập số 1 )
VI. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT.
Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng của sinh học ( đường cong tăng trưởng hìn chữ J ) trong điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi và tiềm năng sinh học của các cá thể cao.
Trong điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi, tăng trưởng của quần thể giảm. Đường cong tăng theo đường thực tế. Có hình chữ S.
Điều kiện ngoại cảnh không lúc nào cũng thuận lợi cho quần thể.
 là chỉ số gia tăng cá thể của quần thể hay gọi là hệ số sinh trưởng
(K-N)/K là hiệu số biểu thị điều kiện không phù hợp của môi trường.
r: Là hệ số sinh trưởng.
N: là số cá thể của quần thể ở một điểm nào đó
t: là thời gian
K: là số lượng tối đa các cá thể của quần thể trong điều kiện môi trường nhất định ( sức chứa của môi trường) 
Phương trình của đường cong thế có thể viết dưới dạng : 
N0 là số lượng cá thể ban đầu.
e là cơ số logarit (e=2.718)
VII. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI.
Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử. 
Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người.
Phiếu học tập số 1	
Hãy nêu khái niệm kích thước của quần thể?
Phân biệt kích thước tối thiểu và kích thước tối đa và những yếu tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật
Điểm phân biệt
Kích thước tối thiểu
Kích thước tối đa
Khái niệm
Đặc điểm
Những nhân tố ảnh hưởng
Phiếu học tập số 2
Phân biệt sự tăng trưởng của quần thể trong điều kiện môi trường không bị giới hạn với điều kiện môi trường bị giới hạn.
Điểm phân biệt 
Điều kiện môi trường không bị giới hạn
Điều kiện môi trường bị giới hạn 
Nguyên nhân
Đường cong tăng trưởng.
	Đáp án phiếu học tập
Phiếu học tập số 1	
Điểm phân biệt
Kích thước tối thiểu
Kích thước tối đa
Khái niệm
Là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
Là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được , phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Đặc điểm
Số lượng cá thể trong quần thể quá ít , hổ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường .
Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với cái ít.
Số lượng cá thể quá ít nên giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
Số lượng quần thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
Nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiểm, bệnh tật,
Dẫn tới một số cá thể di cư khỏi quần thể và mức tử vong cao.
Những nhân tố ảnh hưởng
Quần thể bị tử vong: là số lượng cá thể chết trong một đơn vị thời gian. Do biến đổi khí hậu bất thường, bệnh, lượng thức ăn số lượng kẻ thù,.. khai thác của con người
Quần thể xuất cư: Một số cá thể rời khỏi quần thể của mình chuyển sang ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi mới
Mức sinh sản của quần thể: phụ thuộc vào số lượng trứng, số lứa đẻ tuổi trưởng thành phát dục , tỉ lệ đực/cái.
Mức độ nhập cư: một số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể và khi điều kiện sống thuận lợi thức ăn dồi dào ,.. 
Phiếu học tập số 2
Điểm phân biệt 
Điều kiện môi trường không bị giới hạn
Điều kiện môi trường bị giới hạn 
Nguyên nhân
Nguồn sống dồi dào và hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu cá thể , không gian cư trú quần thể không giới hạn, mọi điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học của cá thể điều thuận lợi cho sự sinh sản.
Điều kiện sống không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài, sự biến động số lượng cá thể do xuất cư theo mùa,
Đường cong tăng trưởng.
Đường cong tăng trưởng hình chữ J
Thường xuất hiện ở những loài có sức sinh sản lớn, số cá thể sống sót cao
( các loài có kích thước cơ thê nhỏ : vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, cỏ 1 năm,.. (thường có trong hệ sinh thái trẻ)
Đường cong tăng trưởng thực tế hình chữ S.
Thường gặp ở những loài sinh sản ít, đòi hỏi sự chăm sóc cao thường gặp ở những loài có kích thước lớn : voi, bò tót, tê giác,.. Các loài cây gỗ lớn ( thường có trong hệ sinh thái già )
D. Củng cố:
1.Những nhân tố làm ảnh hưởng đến kích thước của quần thể?
A.Kích thước tối thiểu, kích thước tối đa
B.Mức độ sinh sản, mức độ tử vong , mức độ di cư của các cá thể do điều kiện môi trường sống.
C.Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ nhập cư và xuất cư.
D.Do kích thước quần thể quá lớn dẫn đến cạnh tranh thức ăn, nơi ở, sinh sản làm kích thước quần thể giảm một cách đột ngột.
2. Đường cong thực tế có ở các loài động vật, thực vật nào sau đây?
A. Vi sinh vật, động vật nguyên sinh, nấm.
B. Các cây gỗ lớn, cỏ một năm, voi, ngựa
C. Vi khuẩn, nấm, dương sỉ. Quyết trần.
D. Cây gỗ lớn, tê giác.
3. Bùng nổ dân số khoảng 10.000 năm trước công nguyên do :
	A. Con người đã biết trồng cây, chăn nuôi.
	B. Con người biết chế tạo công cụ lao động, biết săn bắt thú rừng.
	C. Con người biết giữ lửa, biết chế tạo công cụ lao động, vũ khí.
	D. Con người đã phát triển nông nghiệp, biết chế tạo công cụ lao động, hình thành nên các thành phố lớn.
4. Các biện pháp chủ yếu để thực hiện việc kiểm soát dân số:
	A. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình( mỗi gia đình có từ 1-2 con)
	B. Phân bố dân cư hợp lí.( đảm bảo cân đối giữa thành thị và nông thôn)
	C.Tuyên truyền giáo dục dân số. ( Cung cấp cho kiến thức cho mọi người, các biện pháp tránh thai, nhằm hạ tỉ lệ sinh con theo ý muốn).
	D. Tất cả các ý trên
	Đáp án: 1C 2D 3C 4D
E. Dặn dò :
	Về nhà làm các bài tập 1,2,3,4,5 SGk trang 170 xem 
	Xem trước bài mới bài 39 biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật và trả lời các câu hỏi:	
Thế nào là biến động theo chu kì? Thế nào là biến động không theo chu kì?
Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể trong quần thể?
Khi nào thì số lượng cá thể của quần thể đạt trạng thái cân bằng.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 38 Tiet 45 CB Cac dac trung tiep theo.doc