Giáo án Sinh bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Giáo án Sinh bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Bài 18 : CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG

DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP

I- MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này học sinh phải

- Quy trình tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

- Giải thích được thế nào là ưu thế lai, cơ sở khoa học của ưu thế lai cũng như phương pháp tạo ưu thế lai.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh phóng to các hình 18.1-3 SGK

- Các tranh ảnh về các giống vật nuôi cây trồng có ưu thế lai

III- PHƯƠNG PHÁP

 - Vấn đáp- tìm tòi.

 - Thảo luận nhóm.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1733Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18 : CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG
DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
I- MỤC TIÊU 
Sau khi học xong bài này học sinh phải
- Quy trình tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- Giải thích được thế nào là ưu thế lai, cơ sở khoa học của ưu thế lai cũng như phương pháp tạo ưu thế lai.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh phóng to các hình 18.1-3 SGK
- Các tranh ảnh về các giống vật nuôi cây trồng có ưu thế lai
III- PHƯƠNG PHÁP
	- Vấn đáp- tìm tòi.
	- Thảo luận nhóm.
IV- TIẾN TRÌNH
Quy trình tạo giống mới : tạo nguồn biến dị (biến dị tổ hợp (1), biến dị đột biến (2))(3)→ chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn (4) → cho giao phối gần hoặc tự thụ phấn để tạo giống thuần chủng(4.1) 
(1)Biến dị phát sinh trong quá trình giảm phân và thụ tinh được tạo ra khi thực hiện các phép lai
(2) Bao gồm biến dị liên quan đến đột biến gen và đột biến NST
(3) Các tổ hợp gen tạo ra biểu hiện thành kiểu hình có nhiều dạng : tốt, xấu ở các mức độ khác nhau vì thế bước tiếp theo là
 (4) Phù hợp với mục tiêu sản xuất
(4.1)Giống có kiểu gen đồng nhất và ở thể đồng hợp
I. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- Quy trình : tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau (5) → cho lai tạo ra các tổ hợp lai có kiểu gen khác nhau (6 ) → chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn → cho giao phối gần hoặc tự thụ phấn để tạo giống thuần chủng
- Ví dụ : (7)
(5) Việc tạo dòng thuần chủng trước khi đem lai nhằm làm cho con cái của mỗi cặp bố mẹ sinh ra đều đồng nhất và dễ xác định kiểu gen
(6) em hãy nêu 2 bước tiếp theo của quá trình tạo giống 
(7) HS giải thích H 18.1SGKCB(Không phải ghi). Bước 1 người ta cho hai dòng thuần chủng khác nhau cho lai với nhau được F1 sau đó cho F1 tự thụ phấn tạo nhiều tổ hợp gen trong đó tổ hợp nào là tổ hợp gen mong muốn được chọn làm giống.? 
II. Tạo giống lai có ưu thế lai
1. Khái niệm ưu thế lai(8)
 Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ
2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai(9)
Giả thuyết siêu trội được thừa nhận nhiều nhất : cơ thể lai F1 các cặp gen ở trạng thái dị hợp có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với bố mẹ
 P : AAbbDD x aaBBdd → AaBbDd
 Giải thích 
 + Gen lặn có hại không biểu hiện
 + Kết hợp được các gen trội có lợi của hai cơ thể bố mẹ
 + Có sự tương tác giữa các alen trội dẫn đến một hiệu quả bổ trợ mở rộng phạm vi biểu hiện của tính trạng(10)
3. Các phương pháp tạo ưu thế lai
- Lai thuận nghịch
 + Lai thuận : P : ♀ AA x ♂ aa → F1 : Aa
 + Lai nghịch : P : ♂ AA x ♀ aa → F1 : Aa (11)
- Lai khác dòng đơn : A x B → C
- Lai khác dòng kép : A x B → C , D x E → F , C x F → G
Ngô lai khác dòng năng suất tăng 20% đến 80%, lúa tăng 30% đến 50%
(8) GV nêu vắn tắt
(9)GV trình bày
(10) GV : ưu thế lai đạt mức cao nhất ở F1 và giảm dần ở F2, F3 ... tại sao ? ( gợi ý : tỉ lệ dị hợp và đồng hợp ở các thế hệ F2, F3...so với F1 thay đổi theo hướng nào ? khả năng biểu hiện thành kiểu hình của các gen lặn có hại qua các thế hệ sẽ ra sao và điều ấy làm cho ưu thế lai thay đổi theo hướng nào ?)( tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp ngày càng tăng trong đó có cả các đồng hợp về gen lặn có hại biểu hiện thành kiểu hình làm ưu thế lai giảm)
(11)GV : F1 trong phép lai thuận nghịch có bộ gen trong nhân và bộ gen trong tế bào chất so với nhau thế nào, vậy phép lai thuận nghịch theo em giúp ta xác định thêm được điều gì?
( xác định được cặp lai mang mang hệ gen có lợi trong tế bào chất cao hơn)
V. CỦNG CỐ ĐÁNH GIÁ :
A. Câu hỏi : 
 Như đã trình bày trên cơ thể lai F1 có ưu thế lai cao nhất, vậy cơ thể lai F1 có được dùng làm giống không ? vì sao ?( Gợi ý : một trong các tiêu chuẩn của giống phải thuần chủng nhờ đó sinh ra đời con đồng nhất và ổn định, kiểu gen F1 như vậy con sinh ra sẽ ra sao ? mặt khác F1 nếu dùng làm giống khả năng biểu hiện thành kiểu hình có hại sẽ thế nào ?- Con sinh ra sẽ phân li thành nhiều dạng, mặt khác các gen lặn có hại tạo thành đồng hợp biểu hiện thành kiểu hình làm cho ưu thế lai giảm)
B. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
1. Ưu thế lai là hiện tượng con lai
 A. có những đặc điểm vượt trội so với bố mẹ.
 B. xuất hiện những tính trạng lạ không có ở bố mẹ.
 C. xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. D. được tạo ra do chọn lọc cá thể.
2. Giả thuyết về trạng thái siêu trội cho rằng cơ thể lai có các tính trạng tốt nhất có kiểu gen
AaBb.	B. AABB.	C. AAAA.	 D. aaaa.
3. Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa dòng thuần chủng có mục đích
phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
xác định được vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính.
đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng, để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
phát hiện được các đặc điểm di truyền tốt của dòng mẹ.
4. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích
A. tạo giống mới.	B. tạo ưu thế lai. C. cải tiến giống.	D. tạo dòng thuần.
5. Ưu thế lai cao nhất ở
 A. F1.	B. F2.	C. F3.	D. F4.
6. Không sử dụng cơ thể lai F1 để nhân giống vì
dễ bị đột biến và ảnh hưởng xấu đến đời sau.
có đặc điểm di truyền không ổn định.
tỉ lệ dị hợp ở cơ thể lai F1 bị giảm dần qua các thế hệ.
đời sau dễ phân tính.
7. Loại biến dị xuất hiện khi dùng ưu thế lai trong lai giống là
 A. đột biến gen.	 B. biến dị tổ hợp. C. thường biến.	 D. đột biến nhiễm sắc thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18.doc