Tiết 26
Bài 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
1. Mục tiêu bài dạy.
a. Về kiến thức:
- Trình bày được một số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các sinh vật.
- Giải thích được bằng chứng phôi sinh học và bằng chứng địa lí sinh vật học.
- Nêu được một số bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử về nguồn gốc thống nhất của sinh giới.
b. Về kĩ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để thu nhận thông tin.
- Phát triển năng lực tư duy lí thuyết phân tích , tổng hợp, so sánh, khái quát.
c. Về thái độ:
- Hình thành quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc chung của các sinh vật trên trái đất.
Ngày soạn: 03/01/10 Ngày dạy: 05/01 Dạy lớp:12A6, 12A5 Ngày dạy:07/01 Dạy lớp:12A4,12C1 Phần VI: TIẾN HOÁ Chương I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ Tiết 26 Bài 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ 1. Mục tiêu bài dạy. a. Về kiến thức: - Trình bày được một số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các sinh vật. - Giải thích được bằng chứng phôi sinh học và bằng chứng địa lí sinh vật học. - Nêu được một số bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử về nguồn gốc thống nhất của sinh giới. b. Về kĩ năng: - Rèn luyện các kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để thu nhận thông tin. - Phát triển năng lực tư duy lí thuyết phân tích , tổng hợp, so sánh, khái quát. c. Về thái độ: - Hình thành quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc chung của các sinh vật trên trái đất. 2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV : Giáo án, sgk, sgv, H24.1 – H24.2/sgk. b. Chuẩn bị của HS : Soạn bài mới. 3. Tiến trình bài dạy. *) Ổn định lớp(1') a. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra vở soạn của hs. b. Dạy nội dung bài mới. ĐVĐ:(3')TRước TK XVIII, khoa học chưa phát triển, con người giải thích sự tồn tại của muôn loài do thượng đế, chúa trời tạo ra,...Ngày nay khoa học hiện đại đã chứng minh: Các loài SV hiện nay có chung nguồn gốc và được phát sinh từ giới vô cơ( Các nguyên tố hoá học có trong tự nhiên) Có 2 loại bằng chứng tiến hóa bằng chứng trực tiếp (bằng chứng hóa thạch – bài 33 sẽ nghiên cứu) bằng chứng gian tiếp (bằng chứng giải phẩu so sánh, phôi sinh học, địa sinh học, sinh học phân tử được nghiên cứu trong bài 24) Hoạt động 1: Bằng chứng giải phẫu so sánh (13') Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -G: Quan sát H 24.1, nêu điểm giống và khác nhau giữa xương tay người và chi trước của các loài mèo, cá voi. Dơi ? =>GV n/x: Tay người và chi trước của ĐV là cơ quan tương đồng -?Thế nào là cơ quan tương đồng ? -G: Ruột thừa ở người và ruột tịt ở ĐV ăn cỏ có phải là cơ quan tương đồng không ? -G:Chức năng của từng cơ quan ? -G: Thế nào là cơ quan thoái hoá ?VD? - G: Việc nghiên cứu đặc điểm của cơ quan tương đồng có vai trò gì ? -G: Thế nào là cơ quan tương tự ? cho ví dụ ? -G: Cơ quan tương tự phản ánh điều gì ? - HS: n/c sgk TL - HS: n/c sgk TL đc. -HS: n/c sgk TL: Có. - HS:Suy nghĩ TL. -HS:Cơ quan thoái hóa là những cơ quan tương đồng, nhưng hiện nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. - HS: phản ảnh nguồn gốc chung của chúng. - HS:Là những cơ quan thực hiện chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc chung. - HS: phản ảnh sự tiến hóa đồng quy. I. Bằng chứng giải phẫu so sánh: - Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là những cơ quan được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở một loài tổ tiên, có thể thực hiện những chức năng khác nhau. VD: Chi trước của mèo, cá voi, dơi và xương tay của người. - Cơ quan thoái hóa là những cơ quan tương đồng, nhưng hiện nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. VD: Ruột thừa, xương cùng ở người. => Đặc điểm giải phẫu giống nhau của các cơ quan tương đồng giữa các loài phản ảnh nguồn gốc chung của chúng. - Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li. - Cơ quan tương tự: Là những cơ quan thực hiện chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc chung. VD: Vây cá mập và vây cá voi. => Cơ quan tương tự phản ảnh sự tiến hóa đồng quy. Hoạt động 2:Bằng chứng phôi sinh học (8') Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng - G: QS H 24.2, nhận xét về sự phát triển phôi của người và các động vật ? qt phát triển phôi của người giống và khác với loài nào nhất ? -HS: n/c sgk TL II. Bằng chứng phôi sinh học: - Phôi của các lớp động vật có xương sống giai đoạn đầu rất giống nhau, giai đoạn sau xuất hiện những đặc điểm khác nhau. =>Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài là bằng chứng về nguồn gốc chung của sinh vật. - Dựa vào mức độ giống nhau có thể xác định quan hệ họ hàng giữa các loài khác nhau. Hoạt động 3: Bằng chứng địa lí sinh vật học(9') Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -G: Thế nào là địa lí sinh vật học ? -G: Nêu bằng chứng về địa lí SVH ? -HS: n/c sgk TL - HS: n/c sgk TL III. Bằng chứng địa lí sinh vật học: - Địa lí sinh vật học là môn khoa học ngiên cứu sự phân bố các loài trên trái đất. - Các loài có họ hàng thân thuộc thường phân bố ở các khu địa lí gần nhau. - Những khu địa lí xa nhau nhưng có điều kiện tự nhiên tương tự nhau thường có các loài khác biệt nhau. => Sự giống nhau giữa các loài chủ yếu là do chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung. - 1số loài sống ở vùng địa lí khác nhau, có đặc điểm giống nhau, là do quá trình tiến hoá hội tụ (không phải cùng tổ tiên ) Hoạt động 4: Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử(7') Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -G: Nêu bằng chứng về tế bào học và sinh học phân tử ? - HS: n/c sgk TL IV. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử - Các loài đều có cơ sở vật chất chủ yếu là aNu và Pr + aNu đều được cấu tạo từ 4 loại nu + Pr đều được cấu tạo từ hơn 20 loại aa khác nhau. => Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin, trình tự nu càng giống nhau và ngược lại. - Các loài đều sử dụng chung mã di truyền. => Chứng tỏ sinh vật tiến hóa từ một nguồn gốc chung. c. Củng cố, luyện tập(3') 1. Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về đặc điểm hình thái thì người ta lại hay sử dụng các cơ quan thoái hóa? 2. Hãy tìm một số bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên trái đất đều có chung một nguồn gốc. 3. Tại sao những cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì lại vẫn được di truyền từ đời nay sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ? Đáp án: Cơ quan thoái hóa thường được sử dụng như bằng chứng về mối quan hệ họ hàng giữa các loài vì cơ quan thoái hóa không có chức năng gì nên không được CLTN giữ lại. Chúng được giữ lại ở các loài, đơn giản là do thừa hưỡng các gen ở loài tổ tiên. Có rất nhiều bằng chứng phân tử chứng minh mọi sinh vật trên trái đất đều có chung tổ tiên. Ví dụ mọi loài sinh vật đều có vật chất di truyền là ADN, đều có chung mã di truyền, có chung cơ chế phiên mã và dịch mã, có chung các giai đoạn của quá trình chuyển hóa vật chất như quá trình đường phân,. 3. Vì những cơ quan này thường không gây hại gì cho cơ thể sinh vật. Những gen này chỉ có thể loại bỏ khỏi quần thể bởi các yếu tố ngẩu nhiên vì thế có thể thời gian tiến hóa còn chưa đủ dài để các yếu tố ngẩu nhiên loại bỏ các gen này. d. Hướng dẫn hs học baig ở nhà(1') - Trả lời câu hỏi cuối bài - Đọc và soạn bài mới. ******************************* Ngày soạn: 05/01/10 Ngày dạy:07/01 Dạy lớp:12A6 Ngày dạy:09/01 Dạy lớp:12C1, 12A4, 12A5 Tiết 27 HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN 1. Mục tiêu bài dạy . a. Kiến thức: - Trình bày nội dung chính của học thuyết Lamac, Nêu được hạn chế của Lamac. - Nêu được nội dung chính của học thuyết ĐacUyn, Thấy được ưu nhược điểm của học thuyết ĐacUyn. b. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp để lĩnh hội tri thức mới. c. Thái độ: - Hình thành niềm tin vào khoa học. 2. Chuẩn bị. a.GV: - Hình 25.1 - 25.2 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet. b. HS: -Đọc và hệ thống kt bài mới. *) Phương pháp - Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm. 3.Tiến trình bài dạy. *) Ổn định tổ chức lớp:(1') a. Kiểm tra bài cũ:(5') - Làm thế nào để xác định đuợc mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật? Tại sao khi người ta xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật thì người ta thường sử dụng các cơ quan thoái hoá? Đ/Án: (5đ)- Dựa vào các bằng chứng về phôi sinh học,GP so sánh,sinh học ptử (5đ) - Sử dụng cơ quan thoái hoá để biết chúng có mqh với nhau =>Chúng có quan hệ họ hàng với nhau. b. Dạy nội dung bài mới. Hoạt động 1: Học thuyết Lamac (15') Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -GV: Theo Lamac, môi trường có đồng nhất không? -GV: Khi môi trường thay đổi, để tồn tại được thì sinh vật phải làm gì? -GV: Theo ông, vì sao sinh vật có thể thích nghi được trước sự thay đổi thường xuyên của môi trường? -GV: Ông đã giải thích như thế nào đối với sự thoái hoá của các cơ quan? -GV: Theo Lamac, các tính trạng hình thành trong đời sống cá thể có khả năng di truyền không? -GV: Theo ông có loài nào bị đào thải không? vì sao? Như vậy, học thuyết Lamac hạn chế ở những điểm nào? -GV: Phải chăng sinh vật chủ động biến đổi để thích nghi không? -GV: Theo Lamac, vai trò của CLTN như thế nào? - HS: không. -HS: thay đổi tập quán à thích nghi với môi trường. - HS: - Cơ quan hoạt động nhiều à Phát triển. - Cơ quan ít hoạt động à dần dần tiêu biến. - HS: Có KN DT được. - HS: Không có loài nào bị đào thải. - HS:- Ông cho rằng thường biến cũng có thể di truyền được à Không phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. - Trong quá trình tiến hoá, sinh vật chủ động thích nghi với môi trường. - Không thấy được vai trò của chọn lọc tự nhiên. I. Học thuyết Lamac: 1. Nội dung của học thuyết: - Ngoại cảnh biến đổi liên tục và chậm chạp là nguyên nhân à Phát sinh loài mới từ 1 loài tổ tiên. - Mỗi sinh vật chủ động thay đổi tập quán à thích nghi với môi trường. - Cơ quan hoạt động nhiều à Phát triển. - Cơ quan ít hoạt động à dần dần tiêu biến. - Những tính trạng thích nhi được hình thành do sự thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan có khả năng di truyền được. - Ngoại cảnh biến đổi chậm à Các sinh vật thích nghi kịp thời, không có loài nào bị đào thải. 2. Hạn chế của học thuyết Lamac: - Ông cho rằng thường biến cũng có thể di truyền được à Không phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. - Trong quá trình tiến hoá, sinh vật chủ động thích nghi với môi trường. - Không thấy được vai trò của chọn lọc tự nhiên. Hoạt động 2: Học thuyết của ĐacUyn (19') Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng - GV: S. R. Đacuyn (1809 – 1882) nhà tự nhiên học người Anh đã đặc nền móng vững chắc cho học thuyết tiến hóa, với tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc của các loài” (1859) -GV: Đacuyn dựa trên những cơ sở nào để xây dựng nên học thuyết tiến hoá của mình? -GV: Đacuyn có nhận xét gì về các quần thể sinh vật? theo em nhận xét này đúng không? -GV: Đacuyn hiểu về các biến dị của sinh vật như thế nào? theo em như vậy có đúng không? -GV: Các biến dị theo quan niệm của Đacuyn di truyền học hiện đại gọi là biến dị gì? (biến dị tổ hợp và thường biến) -GV: Quá trình CLTN diễn ra như thế nào?kết quả của nó? (tác động lên mọi sinh vật và phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể) -GV: Vật nuôi, cây trồng có chịu tác động của chọn lọc không? kết quả của quá trình chọn lọc này như thế nào? -GV: Đacuyn đã giải thích nguồn gốc và quan hệ các loài trên trái đất như thế nào? -GV: Học thuyết Đacuyn có ý nghĩa như thế nào đối với sinh học II. Học thuyết của ĐacUyn: 1. Quần thể sinh vật. - Có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ khi có biến đổi bất thường về môi trường. - Số lượng con sinh ra nhiều hơn nhiều so với số lượng con sống sót đến tuổi trưởng thành. 2. Biến dị. - Các cá thể sinh ra trong cùng 1 lứa có sự sai khác nhau (biến dị cá thể) và các biến dị này có thể di truyền được cho đời sau. - Tác động trực tiếp của ngoại cảnh hay của tập quán hoạt động ở động vật chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện ngoại cảnh ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá. 3. Chọn lọc. - Chọn lọc tự nhiên: giữ lại những cá thể thích nghi hơn với môi trường sống và đào thải những cá thể kém thích nghi. - Chọn lọc nhân tạo: giữ lại những cá thể có biến dị phù hợp với nhu cầu của con người và loại bỏ những cá thể có biến dị không mong muốn đồng thời có thể chủ động tạo ra các sinh vật có các biến dị mong muốn. 4. Nguồn gốc các loài: Các loài trên trái đất đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung. * Ý nghĩa của học thuyết Đacuyn. - Nêu lên được nguồn gốc các loài. - Giải thích được sự thích nghi của sinh vật và đa dạng của sinh giới. - Các quá trình chọn lọc luôn tác động lên sinh vật làm phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của chúng qua đó tác động lên quần thÓ. c. Củng cố: (4') - Trình bày nội dung học thuyết tiến hoá của Lamac và học thuyết tiến hoá của Đac Uyn? - Đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của mỗi học thuyết. - So sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo? Những điểm cơ bản của CLTN và CLNT CLTN CLNT Tiến hành - Môi trường sống - Do con người Đối tượng - Các sinh vật trong tự nhiên - Các vật nuôi và cây trồng Nguyên nhân - Do điều kiện môi trường sống khác nhau - Do nhu cầu khác nhau của con người Nội dung - Những cá thể thích nghi với môi trường sống sẽ sống sót và khả năng sinh sản cao dẫn đến số lượng ngày càng tăng còn các cá thể kém thích nghi với môi trường sống thì ngược lại. - Những cá thể phù hợp với nhu cầu của con người sẽ sống sót và khả năng sinh sản cao dẫn đến số lượng ngày càng tăng còn các cá thể không phù hợp với nhu cầu của con người thì ngược lại. Thời gian - Tương đối dài - Tương đối ngắn Kết quả - Làm cho sinh vật trong tự nhiên ngày càng đa dạng phong phú. - Hình thành nên loài mới. Mỗi loài thích nghi với một môi trường sống nhất định. - Làm cho vật nuôi cây trồng ngày càng đa dạng phong phú. - Hình thành nên các nòi thứ mới( giống mới). Mỗi dạng phù hợp với một nhu cầu khác nhau của con người. d. Hướng dẫn h/s học bài (1') - Học bài và chuẩn bị bài “Học thuyết tiến hoá tổng hợp và hiện đại”
Tài liệu đính kèm: