Tiết 9: QUY LUẬT MENĐEN – QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Giải thích được tại sao Menđen suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử.
- Biết vận dụng các quy luật xác suất để dự đoán kểt quả lai.
- Biết cách suy luận ra KG của sinh vật dựa trên kết quả phân li kiểu hình của các phép lai.
- Nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ giao tử, tỉ lệ kiểu gen ,kiểu hình trong các phép lai nhiều cặp tính trạng.
- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng suy luận lôgic và khả năng vận dung kiến thức toán học trong việc giải quyết các vấn đề của sinh học.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu, khám phá các quy luật biểu hiện tính trạng trên cơ thể người, động - thực vật.
Ngày soạn: 20/09/2009 Ngày giảng: 28/09/2009 Tiết 9: QUY LUẬT MENĐEN – QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Giải thích được tại sao Menđen suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử. - Biết vận dụng các quy luật xác suất để dự đoán kểt quả lai. - Biết cách suy luận ra KG của sinh vật dựa trên kết quả phân li kiểu hình của các phép lai. - Nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ giao tử, tỉ lệ kiểu gen ,kiểu hình trong các phép lai nhiều cặp tính trạng. - Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng suy luận lôgic và khả năng vận dung kiến thức toán học trong việc giải quyết các vấn đề của sinh học. 3. Thái độ: Học sinh yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu, khám phá các quy luật biểu hiện tính trạng trên cơ thể người, động - thực vật. II. Thiết bị dạy học - Hình 9, bảng 9 SGK. Sơ đồ lai kiểu gen, sơ đồ lai NST. - Máy tính, máy chiếu và phiếu học tập. III. Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm. IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 học sinh - Cơ sở tế bào học của quy luật phân li? - Trong phép lai 1 cặp tính trạng, để cho đời sau có tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn thì cần có điều kiện gì? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu về thí nghiệm lai 2 tính trạng Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS: VD, viết sơ đồ lai kiểu hình về 2 tính trạng. - Sự phân li kiểu hình ở F1, F2? - F2 xuất hiện mấy loại kiểu hình? Đặc điểm của các loại kiểu hình này? - Thế nào là biến dị tổ hợp? - Nếu xét riêng từng cặp tính trạng thì tỉ lệ phân tính ở F2 sẽ như thế nào, tỉ lệ này tuân theo định luật nào của MenĐen? - Sự di truyền của 2 cặp tính trạng này có phụ thuộc nhau hay không? - Tại sao chỉ dựa trên kiểu hình của F2 MenĐen lại suy được các cặp nhân tố di truyền quy định các cặp tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử? - Phát biểu nội dung định luật? - Quy ước gen, viết sơ đồ lai từ P ® F2? Xác định tỉ lệ PLKG, tỉ lệ PLKH ở F2? GV: Hướng dẫn HS lập sơ đồ Pennet, cách xác định tỉ lệ PLKG, tỉ lệ PLKH. GV nêu vấn đề: Vì sao có sự di truyền độc lập các cặp tính trạng? ( Gợi ý : + Tính trạng do yếu tố nào quy định? + Khi hình thành gtử và thụ tinh yếu tố này vận động như thế nào?→ HĐ2 I. Thí nghiệm lai hai tính trạng 1. Thí nghiệm Lai 2 thứ đậu Hà Lan thuần chủng P t/c: ♀ (♂) Vàng, trơn ♂ (♀) Xanh, nhăn F1 : 100% vàng, trơn F1 tự thụ phấn hoặc giao phấn F2 : 315 vàng, trơn 101 vàng, nhăn 108 xanh, trơn 32 xanh, nhăn - Xét riêng từng cặp tính trạng + Màu sắc: vàng/xanh = 3/1 + Hình dạng: trơn/nhăn = 3/1 2. Nhận xét kết quả thí nghiệm - Tỉ lệ phân li KH chung ở F2 : 9:9:3:1 - Tỉ lệ phân li KH nếu xét riêng từng cặp tính trạng đều = 3: 1 - Mối quan hệ giữa các kiểu hình chung và riêng : tỉ lệ KH chung được tính bằng tích các tỉ lệ KH riêng ( quy luật nhân xác suất ) ( Hướng dẫn hs áp dụng quy luật nhân xác suất thông qua một vài ví dụ ) 3. Nội dung định luật Các cặp nhân tố di truyền quy định các cặp tính trạng khác nhau phân li độc lập trong qúa trình hình thành giao tử Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở tế bào học của định luât HS: Mục II, hình 9 SGK ® Thảo luận. - Khi P giao tử sẽ cho những loại giao tử có NST như thế nào? - Khi thụ tinh các giao tử này kết hợp như thế nào? - Các loại giao tử của F1? - Ý nghĩa sự phân li các NST trong cặp tương đồng và tổ hợp tự do của các NST khác cặp? - Tại sao xác suất mỗi loại giao tử lại ngang nhau? II. Cơ sở tế bào học 1. Các gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Khi giảm phân các cặp NST tương đồng phân li về các giao tử một cách độc lập và tổ hợp tự do với NST khác cặp→ kéo theo sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trên nó. 2. Sự phân li của NST theo 2 trường hợp với xác suất ngang nhau nên tạo 4 loại gtử với tỉ lệ ngang nhau 3. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong qúa trình thụ tinh làm xuất hiện nhiều tổ hợp gen khác nhau. Hoạt động 3 : Tìm hiểu ý nghĩa của các quy luật Menđen GV hướng dẫn HS quay lại thí nghiệm của Menđen + Nhận xét số KG, KH ở F2 so với thế hệ xuất phát? (F2 có 4 KH trong đó 2 KH giống bố hoặc mẹ, 2 KH khác KH của bố hoặc mẹ hoặc mẹ). + Các KH khác bố mẹ có khác hoàn toàn không? (Không khác hoàn toàn mà là sự tổ hợp lại những tính trạng của bố mẹ theo một cách khác→ biến dị tổ hợp). * HS tự thảo luận và tính toán đưa ra công thức tổng quát (Hướng dẫn HS đưa các con số trong bảng về dạng luỹ thừa) III. Ý nghĩa của các quy luật Menđen - Dự đoán được kết quả phân li ở đời sau. - Tạo nguồn biến dị tổ hợp, giải thích được sự đa dạng của sinh giới. Trả lời lệnh SGK trang 40: hoàn thành bảng 9 4. Củng cố - Trong một bài toán lai, làm thế nào để phát hiện hiện tượng phân li độc lập - Hãy đưa ra điều kiện cần để áp dụng định luật PLĐL của Menđen ( Mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng khác nhau ) 5. Dặn dò - Ở chuột lang, màu lông được quy định bởi một số alen: Cb : Đen; Cc : màu kem; Cs: màu bạc; Cz : bạch tạng. Hãy phân tích các kết qủa phép lai sau, xác định mối quan hệ trội lặn giữa các alen? Phép lai Kiểu hình Kiểu hình của đời con Đen Bạc Màu kem Bạch tạng 1 Đen × Đen 22 0 0 7 2 Đen ×Bạch tạng 10 9 0 0 3 Kem × Kem 0 0 0 0 4 Bạc × Kem 0 23 11 12 - Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK, SBT. - Đọc trước bài 10: “Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen”. Ý kiến của tổ trưởng
Tài liệu đính kèm: