Tiết 38: SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được các đặc điểm giống nhau giữa người hiện đại với các loài linh trưởng hiện đang sinh sống.
- Giải thích được những đặc điểm thích nghi đặc trưng của loài người.
- Giải thích được quá trình hình thành loài người homo sapiens qua các loài trung gian chuyển tiếp
- Giải thích được thế nào là tiến hóa văn hóa và vai trò của tiến hóa văn hóa đối với sự phát sinh, phát triển của loài người.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng so sánh thông qua hoạt động hoàn thành bảng các giả thuyết về địa điểm phát sinh loài người, bảng so sánh tiến hóa sinh học và tiến hóa văn hóa. Mối quan hệ giữa 2 quá trình tiến hóa.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm về vai trò của con người trong thế giới sống hiện nay, ý thức phòng chống các nhân tố xã hội tác động xấu đến con người và xã hội loài người.
Ngày soạn: 16/02/2010 Ngày giảng: 23/02/2010 Tiết 38: SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được các đặc điểm giống nhau giữa người hiện đại với các loài linh trưởng hiện đang sinh sống. - Giải thích được những đặc điểm thích nghi đặc trưng của loài người. - Giải thích được quá trình hình thành loài người homo sapiens qua các loài trung gian chuyển tiếp - Giải thích được thế nào là tiến hóa văn hóa và vai trò của tiến hóa văn hóa đối với sự phát sinh, phát triển của loài người. 2. Kĩ năng - Kĩ năng so sánh thông qua hoạt động hoàn thành bảng các giả thuyết về địa điểm phát sinh loài người, bảng so sánh tiến hóa sinh học và tiến hóa văn hóa. Mối quan hệ giữa 2 quá trình tiến hóa. 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm về vai trò của con người trong thế giới sống hiện nay, ý thức phòng chống các nhân tố xã hội tác động xấu đến con người và xã hội loài người. II. Thiết bị dạy học - Hình 34.1-2, bảng 34 SGK, hình 34.1 SGV và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet. - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập. III. Phương pháp - Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải và hoạt động nhóm. IV. Tiến trình tổ chức bài học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 học sinh - Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến hóa của sinh giới? - Khí hậu trái đất sẽ như thế nào trong những thế kỉ và thiên niên kỉ tới? Cần làm gì để ngăn chặn nạn đại tuyệt chủng có thể xảy ra do con người? 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS: Mục I.1, hình 34.1 và bảng 34 SGK - Tìm bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người? - Những đặc điểm giống nhau giữa người và các loài linh trưởng? GV: Hai loài có quan hệ họ hàng càng gần thì sự sai khác về trình tự aa hay trình tự nucleotit giữa chúng càng ít. Gen ban đầu ® nhiều gen thì cần phải nhiều ĐB gen. Thời gian phân hóa càng dài thì càng có nhiều ĐB gen xảy ra và sự sai khác càng lớn. - Phương pháp xác định quan hệ họ hàng giữa loài người và với các loài bộ linh trưởng? GV: Lai phân tử, tách ADN người và ADN vượn người ® biến tính ADN để tách sợi đơn ® trộng ADN sợi đơn của người và vượn người ® ADN lai. Sử lí nhiệt ® xác định T0 làm ADN lai bị biến tính thành 2 mạch. ADN lai càng có nhiều đoạn bắt đôi bổ sung giữa hai mạch của hai loài ® T0 làm biến tính ADN lai càng lớn. So sánh T0 làm biến tính của các phân tử lai giữa từng cặp loài ® xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài. - Đặc điểm thích nghi đặc trưng đem lại cho loài người lợi ích gì? + Kích thước bộ não tăng, giúp con người có khả năng tư duy, chế tạo công cụ, có tiếng nói – chữ viết ® tiến hóa văn hóa. + Xương hàm biến đổi thích nghi với nhiều loại thức ăn ® tăng khả năng sống, khả năng sinh sản cao ... + Dáng đi thẳng đứng, khung xương chậu phát triển ® giải phóng đôi tay khỏi chức năng di chuyển dùng trong lao động. HS: Mục I.2, hình 34.2 SGK - Thứ tự xuất hiện 8 các loài trong chi Homo? Xác định những loài đã bị tuyệt diệt, loài tồn tại lâu nhất? Thời gian tồn tại của những loài này? - Giả thuyết về địa điểm phát sinh loài người? - Những nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người? HS: Mục II SGK ® Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập I. Quá trình phát sinh loài người hiện đại 1. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người. - Bằng chứng giải phẫu so sánh: Bộ xương chia 3 phần (đầu, mình, chi). - Bằng chứng phôi sinh học so sánh: Sự phát triển phôi người tái hiện nhiều đặc điểm động vật (có mang ở cổ, có đuôi ...). - Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: ADN người giống ADN tinh tinh tới 98%. - Hiện tượng lại tổ, cơ quan thoái hóa ... ® Người có nguồn gốc từ động vật. 2. Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người. - Hóa thạch H.habilis (người khéo léo) tìm thấy ở Tazania sống cách đây 1,6 - 2.106 năm. ® Loài xuất hiện sớm nhất. - Hóa thạch H.erectus (người đứng thẳng) tìm thấy ở châu Phi, châu Âu ...cách đây 35.000- 1,6.106 năm. ® Loài tồn tại lâu nhất - H.erectus ® H.sapiens. Hóa thạch tìm thấy ở Cromanhon - Pháp, châu Âu, châu Á. Sống cách đây 35.000-50.000 năm. II. Người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa. ( Nội dung phiếu học tập). Phiếu học tập và đáp án Điểm phân biệt Tiến hóa sinh học Tiến hóa văn hóa Các nhân tố tiến hóa - Biến dị di truyền, CLTN - Ngôn ngữ, chữ viết, đời sống văn hóa tinh thần, khoa học công nghệ, quan hệ xã hội Các giai đoạn tác động chủ yếu - Vượn người hóa thạch, người tối cổ. - Từ người cổ ® nay. Kết quả - Hình thành các đặc điểm thích nghi nhờ sự biến đổi sinh học trên cơ thể. - Hình thành nhiều khả năng thích nghi mà không cần biến đổi về mặt sinh học trên cơ thể. Con người làm chủ khoa học kĩ thuật, ảnh hưởng đến nhiều loài và có khả năng điều chỉnh hướng tiến hóa của chính mình. Sự truyền đạt đặc điểm thích nghi - Qua gen từ mẹ ® con (di truyền theo chiều dọc). - Qua học tập (từ người này sang người khác nhờ tiếng nói, chữ viết (truyền nang). 4. Củng cố - Đi thẳng bằng hai chân đã đem lại cho loài vượn người những ưu thế gì tiến hóa gì? - Giải thích tại sao loài người hiện đại là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự tiến hóa của các loài khác? 5. Dặn dò - Đọc phần in nghiêng cuối bài và phần “em có biết”. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. - Chuẩn bị nội dung bài 35 “Môi trường sống và các nhân tố sinh thái”. Giới hạn sinh thái, ổ sinh thái và sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng và nhiệt độ. Ý kiến của tổ trưởng III. Phương pháp - Vấn đáp gợi mở. - Dạy học nêu vấn đề. - Sử dụng PHT. - SGK tìm tòi IV- Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Tóm tắt trình tự phát sinh, phát triển và diệt vong của các ngành, lớp chính của giới thực vật, động vật qua các đại địa chất? 3. Bài mới MB : Vµo kØ §Ö tam (65tr) cña §¹i T©n sinh, cïng víi sù ph©n hãa c¸c líp thó, Chim, C«n trïng lµ sù xuÊt hiÖn c¸c nhãm linh trëng vµ c¸ch ®©y kho¶ng 1.8 triÖu n¨m, vµo kØ §Ö tø th× loµi ngêi xuÊt hiÖn.. Sù xuÊt hiÖn loµi ngêi lµ mét qu¸ tr×nh tiÕn hãa l©u dµi vÒ thêi gian. Bµi häc h«m nay chóng ta sÏ ®i t×m hiÓu loµi ngêi ®· ph¸t sinh nh thÕ nµo? Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Đặt vđề: Quá trình tiến hóa của loài người bao gồm 2 giai đoạn: Tiến hóa sinh học và tiến hóa văn hóa. - Cho biết con người thuộc vào nhóm phân loại nào : Giới ĐV(Animalia) - Ngành ĐVCDS (Chordata) – Lớp thú (Mammalia) - Bộ linh trưởng (Primates) - Họ người (Homonidae) - Chi, giống người (Homo)- Loài người (Homo sapiens) - Bằng chứng nào xếp con người vào vị trí phân loại như vậy? - GV hướng dẫn học sinh tìm những điểm giống giữa người và thú, giống-khác giữa người và vượn (Bảng 34, Hình 34.1) - Loài người có được các đặc điểm thích nghi nổi bật khác với các loài vượn ở những điểm nào? - Kthước trung bình của bộ não tăng dần (1350 cm3) dẫn đến xuất hiện khả năng tư duy, ngôn ngữ và tiếng nói. - Xhàm ngắn dần cùng với những biến đổi về răng, thích nghi với việc ăn tạp giúp con người sống sót tốt hơn, - Khả năng sinh sản cao hơn do đó tránh được nạn diệt vong như 1 số loài khác, 1vợ-1chồng ® chăm sóc con tốt hơn - Đi thẳng bằng 2 chân giải phóng đôi tay để hái lượm, sử dụng và chế tạo công cụ lao động cũng như chăm sóc con cái - Sự tiêu giảm lông trên bề mặt cơ thể giúp loài người giảm được nguy cơ nhiễm các sv kí sinh gây bệnh. - Liệt kê thứ tự xuất hiện 8 loài trong chi Homo. - Loài nào tồn tại lâu nhất ? - Những loài nào đã bị tuyệt diệt ? Thời gian tồn tại của những loài này ? I. Quá trình phát sinh loài người hiện đại:. 1. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người. a. Sự giống nhau giữa người và động vật có vú (thú). * GPSS: Người và thú giống nhau về thể thức cấu tạo: - Bộ xương gồm các phần tương tự, các nội quan xắp xếp giống nhau. Người đặc biệt giống thú: có lông mao, tuyến sữa, răng phân hóa (cửa, nanh, hàm), đẻ con và nuôi con bằng sữa. - Cơ quan thoái hóa: ruột thừa, nếp thịt ở khóe mắt.... * Bằng chứng phôi sinh học: phát triển phôi người lặp lại các giai đoạn phát triển của động vật. Hiện tượng lại giống... ® chứng tỏ người và thú có chung 1 nguồn gốc. b. Các đặc điểm giống nhau giữa người và vượn người ngày nay: Vượn người ngày nay bao gồm: Vượn, đười ươi, gorila, tinh tinh. - Vượn người có hình dạng và kích thước cơ thể gần giống với người (cao 1,7- 2m, nặng 70-200kg), không có đuôi, có thể đứng bằng 2 chân sau, có 12-13 đôi x.sườn, 5-6 đốt cùng, bộ răng gồm 32 chiếc. - Đều có 4 nhóm máu ( A, B, AB, O ) - Đặc tính sinh sản giống nhau: Chu kì kinh nguyệt, hình dạng tinh trùng, cấu tạo nhau thai, chu kì kinh 28-30 ngày, thời gian mang thai 270-275 ngày, mẹ cho con bú đến 1 năm. - Biết biểu lộ tình cảm vui buồn, giận dữ.. biết dùng cành cây để lấy thức ăn. - Bộ gen của người giống với tinh tinh 98%. c. Sự khác nhau giữa người và vượn người. - Vượn người đi lom khom, tay vẫn phải tì xuống mặt đất ® cột sống cong hình cung, lồng ngực hẹp bề ngang, xương chậu hẹp. Tay dài hơn chân, gót chân không kéo dài ra sau, ngón chân dài, ngón cái đối diện với các ngón khác. - Người có dáng đứng thẳng ® cột sống cong hình chữ S, lồng ngực hẹp theo chiều trước- sau, xương chậu rộng, tay ngắn hơn chân, gót chân kéo dài ra phía sau, ngón chân ngắn, ngón cái không úpp vào các ngón khác. - Bộ răng của vượn người bớt thô, răng nanh phát triển, xương hàm to, góc quai hàm lớn. Bộ răng người ít thô, rang nanh ít phát triển, xương hàm bớt to, góc quai hàm bé. ® chứng tỏ người có quan hệ họ hàng rất gần với vượn người và gần gũi nhất với tinh tinh. Mặt khác người và vượn có nhiều điểm khác nhau® tiến hóa theo 2 hướng khác nhau (vượn ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp) Từ các bằng chứng về hình thái, giải phẫu, sinh học phân tử Þ xác định mối quan hệ họ hàng, vẽ được cây chủng loại phát sinh loài người, chỉ ra được đặc điểm nào trên ct người được hình thành trước trong quá trình tiến hóa, đặc điểm nào mới xuất hiện. Chứng minh loài người có nguồn gốc từ ĐVCXS: Thuộc lớp thú (Mammalia)– Bộ linh trưởng (Primates)- Họ người (Homonidae)- Chi người (Homo)- Loài người (Homo sapiens) Vượn- đười ươi Gorila-Tinh tinh Parapitec ® Propliopitec (30tr) Đriopitec Oxtralopitec (5-7tr) chi Homo * Chi Homo hình thành loài người qua các gđ: H. habilis ® H.erectus ® H.sapiens 2. Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người. - Loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là H.habilis (người khéo léo), sau đó tiến hóa thành nhiều loài khác nhau trong đó có H.erectus (người đứng thẳng), từ H.erectus hình thành nên loài người hiện nay H.sapiens (người thông minh). - Trong chi Homo đã phát hiện hóa thạch 8 loài khác nhau, chỉ duy nhất loài người hiện nay tồn tại. * Địa điểm phát sinh loài người: + Thuyết “ra đi từ Châu Phi” (Thuyết đơn nguồn): Loài người H.Sapiens được hình thành từ loài H.erectus ở châu Phi sau đó phát tán sang các châu lục khác (nhiều người ủng hộ) + Thuyết đơn vùng: Loài H.erectus di cư từ châu Phi sang các châu lục khác rồi từ nhiều nơi khác nhau từ loài H.erectus tiến hóa thành H.Sapiens II. Người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa. Người hiện đại có những đặc điểm thích nghi nổi bật: + Bộ não lớn (TWTK của hệ thống tín hiệu thứ 2) + Cấu trúc thanh quản phù hợp cho phép phát triển tiếng nói + Bàn tay với các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo và sử dụng công cụ lao động... Þ Có được khả năng tiến hóa văn hóa: Di truyền tín hiệu thứ 2 (truyền đạt kinh nghiệm...) ® XH ngày càng phát triển (từ công cụ bằng đá ® sử dụng lửa ® tạo quần áo® chăn nuôi, trồng trọt....KH,CN - Nhờ có tiến hóa văn hóa mà con người nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hóa của chính mình. 4. Củng cố - Đọc phần tổng kết - Trả lời câu hỏi SGK. 5. Dặn dò - Trả lời các câu hỏi SGK – Đọc :Em có biết - Chuẩn bị bài 35-Môi trường và các nhân tố sinh thái Ý kiến của tổ trưởng.
Tài liệu đính kèm: