Giáo án Sinh 12 tiết 34: Nguồn gốc sự sống

Giáo án Sinh 12 tiết 34: Nguồn gốc sự sống

Tiết 34: NGUỒN GỐC SỰ SỐNG

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Nêu được quan niệm hiện đại về nguồn gốc sự sống.

 - Vẽ được sơ đồ 3 giai đoạn phát sinh và tiến hóa của sinh giới. So sánh được 3 giai đoạn.

 - Phân tích được nội dung, kết quả, nhân tố tác động vào từng giai đoạn trong quá trình phát sinh sự sống.

 - Giải thích được vì sao ngày nay, sự sống không thể hình thành từ chẩt vô cơ theo phương thức hóa học.

 - Tìm hiểu 1 số giả thuyết khác về sự xuất hiện chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất.

 2. Kĩ năng

 - Kĩ năng lập sơ đồ thông qua hoạt động điền sơ đồ câm, hoạt động PHT.

 - Kĩ năng so sánh thông qua bảng so sánh.

 3. Thái độ: HS tăng thêm lòng yêu khoa học và say mê nghiên cứu.

II. Phương tiện dạy học

 - Hình 31.1, 31.2 SGK phóng to.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2049Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 tiết 34: Nguồn gốc sự sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/01/2010
Ngày giảng: 26/01/2010
Tiết 34: NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
 - Nêu được quan niệm hiện đại về nguồn gốc sự sống.
 - Vẽ được sơ đồ 3 giai đoạn phát sinh và tiến hóa của sinh giới. So sánh được 3 giai đoạn.
 - Phân tích được nội dung, kết quả, nhân tố tác động vào từng giai đoạn trong quá trình phát sinh sự sống.
 - Giải thích được vì sao ngày nay, sự sống không thể hình thành từ chẩt vô cơ theo phương thức hóa học.
 - Tìm hiểu 1 số giả thuyết khác về sự xuất hiện chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất.
 2. Kĩ năng
 - Kĩ năng lập sơ đồ thông qua hoạt động điền sơ đồ câm, hoạt động PHT.
 - Kĩ năng so sánh thông qua bảng so sánh.
 3. Thái độ: HS tăng thêm lòng yêu khoa học và say mê nghiên cứu.
II. Phương tiện dạy học
 - Hình 31.1, 31.2 SGK phóng to.
III. Phương pháp
 - Vấn đáp gợi mở.
 - SGK tìm tòi
IV- Tiến trình lên lớp
 1. Ổn định tổ chức lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 1 học sinh
 - Tóm tắt thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại? Quan niệm hiện đại về nguồn gốc các loài sinh vật như thế nào?
 3. Bài mới
MB: Vậy loài tổ tiên, nguồn gốc của muôn loài có nguồn gốc từ đâu?
GV giới thiệu: Theo quan điểm hiện đại, sự sống được hình thành từ giới vô cơ có thể chia sự phát sinh và tiến hóa của sự sống thành 3 giai đoạn chủ yếu: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học theo sơ đồ sau:
Các chất vô cơ Các hợp chất hữu cơ Các tế bào sơ khai Các loài hiện nay
 Tiến hóa hóa học	 Tiến hóa tiền sinh học	 Tiến hóa sinh học
Thực chất giai đoạn tiến hóa sinh học chúng ta đã nghiên cứu ở chương I. Bài hôm nay chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu giai đoạn tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HS: Mục I.1, hình 32 SGK
® Thảo luận.
- Giả thuyết của Oparin và Haldale về sự hình thành các hợp chất hữu cơ?
 - Thí nghiệm của Milơ và Urây nhằm kiểm tra giả thuyết đã được tiến hành như thế nào?
GV: Sau thí nghiệm của Milơ và Urây, nhiều nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm với thành phần các chất hữu cơ có thay đổi và đều thu được kết quả tương tự.
- Kết quả thí nghiệm của Milơ và Urây đã chứng minh được điều gì?
HS: Mục I.2, hình 32 SGK
® Thảo luận.
- Thí nghiệm của Fox và cộng sự chứng minh các aa có thể liên kết với nhau trong điều kiện trái đất nguyên thủy được tiến hành như thế nào?
GV: Trong điều kiện không có ôxi, dưới tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên, các chất vô cơ ® Chất hữu cơ đơn giản (aa, Nucleotit, đường đơn, acit béo ...) ® đại phân tử.
- Trong điều kiện trái đất hiện nay, các hợp chất hữu cơ có thể được hình thành từ các chất vô cơ nữa không? Tại sao? 
+ GV gợi ý: Thành phần khí quyển ngày nay có giống với trước kia không? Nếu ta để 1 miếng thịt sống (chất hữu cơ) trong không khí vài ngày, sẽ xảy ra hiện tượng gì?
- Vậy ngày nay, quá trình phát sinh sự sống diễn ra theo phương thức nào? (Theo phương thức sinh học trong cơ thể sống).
- GV hỏi: Cơ chế nhân đôi, sao mã, dịch mã được hình thành như thế nào?
I. Tiến hóa hóa học
1. Quá trình hình thành hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ
* Theo Oparin và Handan
Hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên xuất hiện bằng con đường tổng hợp hóa học từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng mặt trời, sấm sét, hoạt động của núi lửa.
* Thí nghiệm của Milơ và Urây
- Tạo môi trường có các thành phần hóa học giống khí quyển Trái Đất thời nguyên thủy.
- Phóng điện liên tục vào hỗn hợp khí (CH4, NH3, H2) và hơi nước.
- Kết quả thu được hợp chất hữu cơ đơn giản có các aa.
2. Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ
a. Hình thành các đại phân tử hữu cơ (vật chất di truyền)
- TNo của Fox: Đun nóng hỗn hợp aa khô ở 150-1800C ® các chuỗi polipeptit ngắn (Protein nhiệt).
- Sự trùng phân tạo các đại phân tử hữu cơ:
+ Các aa ® chuỗi polipeptit ® Protein.
+ Các Nucleotit ® chuỗi polinucleotit ® Acid Nucleic (ARN, ADN).
+ Vật chất di truyền đầu tiên là ARN
→ GV khẳng định: Đây chỉ là thực nghịêm để chứng minh từ chất vô cơ có thể tạo thành chất hữu cơ, nhưng những chất hữu cơ mới tạo thành này chưa phải là chất sống vì chúng không có các dấu hiệu đặc trưng, độc đáo của cơ thể sống.
→ Trên Trái đất: Điều kiện tự nhiên hiện nay khác hẳn so với trái đất thời nguyên thủy, do đó quá trình phát sinh sự sống không thể diễn ra theo phương thức hóa học. Nếu tại nơi nào đó, chất hữu cơ được tạo thành ngoài cơ thể sống thì ngay lập tức bị các vi khuẩn phân hủy hay bị oxi tự do trong không khí oxi hóa. Trong vũ trụ, quá trình phát sinh sự sống theo phương thức hóa học vẫn có thể diễn ra.
b. Hình thành cơ chế di truyền
* Hình thành cơ chế nhân đôi
- Các nu kết hợp với nhau tạo ARN ngắn
+ ARN có khả năng bắt đôi bổ sung tổng hợp ARN mới không cần enzim
* Hình thành cơ chế phiên mã
- ARN + một số enzim ® tổng hợp nên ADN.
- ADN có cấu trúc bền vững có khả năng phiên mã
- ADN thay thế ARN lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền trong tế bào
* Cơ chế dịch mã
- Các aa liên kết yếu với các nu trên ARN, ARN giống như khuôn, là chỗ bám của các aa.
- Liên kết peptit được hình thành ® tạo chuỗi polipeptit
- CLTN chọn các phức chất hữu cơ phối hợp với nhau tạo cơ chế nhân đôi và dịch mã
- GV đặt vấn đề: Điều gì sẽ xảy ra nếu như các đại phân tử hữu cơ thực hiện cơ chế dịch mã nhưng giữa chúng với môi trường không có sự ngăn cách?
- GV hỏi:
+ Tế bào sơ khai được hình thành như thế nào?
+ Màng bao bọc tế bào sơ khai có tác dụng như thế nào?
+ Vai trò của CLTN trong quá trình hình thành tế bào sơ khai?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK:
+ Tóm tắt sự hình thành tế bào sơ khai bằng con đường thực nghiệm.
- GV nêu vấn đề: Sau khi tế bào sơ khai hình thành thì sự sống (sinh vật) tiến hóa như thế nào?
(Tế bào sơ khai ® Sinh vật đầu tiên ® chịu tác động của CLTN, các NTTH khác ® sinh vật đơn bào ® sinh vật đa bào ® thực vật, động vật, nấm,....)
II. Tiến hóa tiền sinh học
* Hình thành tế bào sơ khai bằng con đường tự nhiên
- Các đại phân tử hữu cơ như protein, lipit, axit nu tập trung lại với nhau
- Phân tử lipit có tính kị nước sẽ hình thành lớp màng bao bọc tập hợp đại phân tử hữu cơ ® tạo nên các giọt nhỏ
- Dưới tác dụng của CLTN giọt nhỏ nào có khả năng trao đổi chất với môi trường ngoài, phân chia, duy trì thành phần hóa học được giữ lại tạo thành tế bào sơ khai
- Tế bào sơ khai được nhân rộng
* Hình thành sự sống bằng con đường thực nghiệm
- Tạo giọt lipoxom
+ Cho lipit vào nước với các chất hữu cơ
+ Lipit tạo màng bao bọc lấy các hợp chất hữu cơ ® có khả năng phân đôi, trao đổi chất.
- Tạo giọt coaxecva có khả năng tăng kích thước và duy trì được cấu trúc ổn định.
4. Củng cố: GV củng cố lại kiến thức bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
5. Dặn dò : Trả lời các câu hỏi SGK và đọc trước bài 32.
Ý kiến của tổ trưởng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiêt34.12.doc