Giáo án Sinh 12 tiết 30: Loài

Giáo án Sinh 12 tiết 30: Loài

Tiết 30: LOÀI

I. Môc tiªu

 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học sinh cần phải:

- Giải thích được khái niệm loài sinh học.

- Nêu và giải thích được các cơ chế cách li trước hợp tử, cách li sau hợp tử.

- Giải thích được vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hoá.

 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tư duy phân tích, khái quát hóa

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm cũng như làm việc độc lập.

 3. Thái độ

- Học sinh yêu thích bộ môn, hứng thú thu thập tài liệu, hoạt động nhóm và báo cáo khoa học.

II. Thiết bị dạy học

- Một số hình ảnh sưu tầm từ Internet.

- Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.

III. Phương pháp

- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải và hoạt động nhóm.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 tiết 30: Loài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 30: LOÀI
I. Môc tiªu
 1. Kiến thức:	 Sau khi học xong bài học sinh cần phải:
- Giải thích được khái niệm loài sinh học.
- Nêu và giải thích được các cơ chế cách li trước hợp tử, cách li sau hợp tử.
- Giải thích được vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hoá.
 2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tư duy phân tích, khái quát hóa
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm cũng như làm việc độc lập.
 3. Thái độ
- Học sinh yêu thích bộ môn, hứng thú thu thập tài liệu, hoạt động nhóm và báo cáo khoa học.
II. Thiết bị dạy học
- Một số hình ảnh sưu tầm từ Internet.
- Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.
III. Phương pháp
- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình tổ chức bài học
 1. Ổn định tổ chức lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 học sinh
- Đặc điểm thích nghi là gì? Cho VD minh họa?
- Quần thể thích nghi được hình thành trên cơ sở nào? VD chứng minh?
 3. Bài mới
MB: Trong thực tế con người sử dụng từ loài để phân biệt sinh vật. Ví dụ: loài gà, loài mèo,...Vậy loài là gì? Làm thế nào để phân biệt loài về mặt sinh học?
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
- GV nêu vấn đề:
+ Ngan và gà, vịt cùng sống trong 1 trang trại có giao phối với nhau hay không? Vì sao?
+ Hạt phấn của cây lúa có thụ phấn cho cây ngô được hay không? Vì sao?
® Thế nào là loài?
- GV hỏi: Khái niệm loài sinh học không áp dụng được cho những trường hợp nào? Vì sao? (Không áp dụng với sinh vật SSVT vì sinh vật SSVT không có quá trình giao phối).
- GV nhấn mạnh:
+ Cách li sinh sản là tiêu chuẩn xác định loài.
+ Cách li sinh sản dẫn đến hình thành loài mới.
- GV nêu vấn đề: Làm thế nào để phân biết loài này với loài khác?
- GV tiếp tục đưa vấn đề: Một số loài khác nhau nhưng lại có hình thái tương tự nhau như cá voi, cá mập, ngư long, vậy tiêu chuẩn về hình thái có đảm bảo chính xác hay không?
- Làm thế nào để biết được 2 quần thể thuộc 2 loài?
- Việc sử dụng tiêu chuẩn cách li sinh sản để phân biệt loài gặp khó khăn gì?
- GV nêu câu hỏi:
Các nhà khoa học dùng tiêu chuẩn nào để phân biệt loài vi khuẩn? Giải thích?
- GV bổ sung:
+ Đối với động vật, thực vật, dùng tiêu chuẩn hình thái là chính, hoặc kết hợp với tiêu chuẩn sinh lí tế bào, hóa sinh.
+ Đối với động vật, thực vật bậc cao phải đặc biệt chú ý tiêu chuẩn di truyền.
- GV hỏi: Tại sao 2 loài khác nhau lại có các đặc điểm giống nhau?
HS: Mục II SGK và 1 số hình ảnh về các loài động thực vật, sơ đồ lai giữa ngựa và lừa ..
® Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- Thế nào là cơ chế cách li?
- Thế nào là cách li sinh sản? Các hình thức cách li sinh sản?
- Tại sao cách li không được xem là nhân tố tiến hoá?
Nhân tố tiến hóa làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
I. Khái niệm loài sinh học
* Khái niệm loài: Loài là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
* Các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài: 
+ Cách li sinh sản
+ Hình thái
+ Tiêu chuẩn sinh lí, hóa sinh
+ Tiêu chuẩn di truyền
® + Các cá thể của 2 quần thể không giao phối với nhau.
 + Các cá thể của 2 quần thể giao phối với nhau nhưng sinh ra đời con bất thụ).
® + Trong thực tế khó phát hiện 2 quần thể đó có cách li sinh sản hay không.
+ Quần thể cách li ở mức độ nào?
® + Vi khuẩn là sinh vật nhân sơ không có SSHT nên không áp dụng tiêu chuẩn cách li sinh sản.
+ Sử dụng tiêu chuẩn hóa sinh để phân biệt loài vi khuẩn).
® + Loài khác nhau nhưng chúng có đặc điểm chung tổ tiên.
+ Do loài khác nhau sống trong cùng môi trường nên chịu áp lực của CLTN là như nhau.
II. Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài
- C¬ chÕ c¸ch li lµ ch­íng ng¹i vËt lµm cho c¸c sinh vËt c¸ch li nhau 
- C¸ch li sinh s¶n lµ c¸c trë ng¹i trªn c¬ thÓ sinh vËt sinh häc ng¨n c¶n c¸c c¸ thÓ giao phèi víi nhau hoÆc ng¨n c¶n viÖc t¹o ra con lai h÷u thô ngay c¶ khi c¸c sinh vËt nµy sèng cïng mét chç.
1. Cách li trước hợp tử
Phiếu học tập
2. Cách li sau hợp tử
Phiếu học tập
Phiếu học tập và đáp án
Nội dung
Cách li trước hợp tử
Cách li sau hợp tử
Khái niệm
- Những trở ngại ngăn cản sinh vật giao phối với nhau. Thực chất là ngăn cản sự thụ tinh tạo ra các hợp tử.
- Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ 
Đặc điểm
- Cách li nơi ở: Các cá thể trong cùng 1 khu vực địa lí nhưng không giao phối.
- Cách li tập tính: Sinh vật khác loài có những tập tính giao phối riêng biệt ® không giao phối.
- Cách li mùa vụ: Sinh vật khác loài sinh sản khác mùa vụ ® không giao phối.
- Cách li cơ học: Sinh vật khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau ® không giao phối.
- Con lai khác loài không có sức sống hoặc có sức sống nhưng không sinh sản hữu tính được do khác biệt về cấu trúc di truyền ® mất cân bằng gen ® giảm khả năng sinh sản hoặc cơ thể bất thụ hoàn toàn.
Ví dụ
- Sẻ ngô Châu Âu không giao phối với sẻ ngô Trung Quốc.
- Ngựa giao phối với lừa ® con la hoặc con bocđo bất thụ.
Vai trò
- Ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau nên duy trì được sự toàn vẹn của loài.
- Cùng với các nhân tố tiến hóa, có chế cách li làm phân hóa vốn gen dẫn tới hình thành loài mới ® tạo nên sự đa dạng trong sinh giới.
 4. Củng cố
- Điều gì sẽ xảy ra nếu giữa các loài không có sự cách li sinh sản?
- HS vận dụng kiến thức phân biệt loài thân thuộc trong thực tế.
5. Dặn dò
- Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị nội dung bài "Quá trình hình thành loài ", tìm hiểu vai trò của cách li địa lí.
ý kiÕn cña tæ tr­ëng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiêt30.12.doc