Tiết 3: ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm và các cấp độ điều hòa hoạt động gen.
- Trình bầy được cơ chế điều hòa hoạt động của các gen qua opêron ở sinh vật nhân sơ.
- Nêu được ý nghĩa điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện và phát triển tư duy phân tích, khái quát hóa.
3. Thái độ
- HS xây dựng và củng cố niềm tin vào khoa học.
II. Phương tiện dạy học
- Hình 3.1 - 3.2 SGK. Sơ đồ động sự điều hòa hoạt động của Operon - Lac trong môi trường có và không có Lactose.
- Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.
Ngày soạn: 01/09/2009 Ngày giảng: 08/09/2009 Tiết 3: ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm và các cấp độ điều hòa hoạt động gen. - Trình bầy được cơ chế điều hòa hoạt động của các gen qua opêron ở sinh vật nhân sơ. - Nêu được ý nghĩa điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ. 2. Kĩ năng - Rèn luyện và phát triển tư duy phân tích, khái quát hóa. 3. Thái độ - HS xây dựng và củng cố niềm tin vào khoa học. II. Phương tiện dạy học - Hình 3.1 - 3.2 SGK. Sơ đồ động sự điều hòa hoạt động của Operon - Lac trong môi trường có và không có Lactose. - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập. III. Phương pháp - Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm. IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 2 học sinh) - Trình bày diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã 3. Bài mới : MB: Tế bào có thể tồn tại là do sự hoạt động thống nhất của 3 cơ chế: tự sao, sao mã, giải mã. Tuy nhiên, tế bào không thể tồn tại độc lập tách rời môi trường xung quanh bởi sự TĐC giữa tế bào và môi trường là đặc điểm cơ bản của sự sống. Đối với sinh vật nhân sơ, môi trường này là tập hợp các nhân tố lí hóa quan trọng. Vậy làm cách nào sinh vật nhân sơ điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với những biến đổi của môi trường nhằm thích ứng và tồn tại? Hoạt động 1: Tìm hiểu điều hòa hoạt động gen. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV nêu câu hỏi: + Thế nào là điều hòa hoạt động gen? + Vì sao phải điều hòa hoạt động gen? (Cho phù hợp với hoạt động sống của cơ thể, tế bào). - GV yêu cầu HS: + Nghiên cứu SGK trang 15 mục I. + Trình bầy các cấp độ điều hòa hoạt động gen. - GVgiảng giải: Điều hòa hoạt động gen ở tế bào nhân thực rất phức tạp, nội dung SGK chỉ tìm hiểu điều hòa phiên mã ở sinh vật nhân sơ. I. Khái quát về điều hoà hoạt động gen 1. Khái niệm: Điều hoà hoạt động của gen chính là điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra, giúp tế bào điều chỉnh sự tổng hợp prôtêin cần thiết vào lúc cần thiết. 2. Cấp độ điều hòa hoạt động gen - Điều hoà phiên mã: Điều hòa số lượng mARN được tổng hợp trong tế bào. - Điều hòa dịch mã: Điều hòa lượng protein được tạo ra. - Điều hòa sau dịch mã: Biến đổi protein sau khi được tổng hợp để thực hiện chức năng nhất định. Hoạt động 2: Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ. - GV yêu cầu học sinh nghiên cứu mục II.1 và quan sát tranh phóng to hình 3.1 SGK trang 16, trả lời câu hỏi: + Operôn là gì? + Dựa vào hình 3.1 hãy mô tả cấu trúc của opêron Lac - GV cho HS quan sát và đọc các thông tin chú giải hình 3.2a SGK để trả lời câu hỏi: + Mô tả hoạt động của opêron Lac khi môi trường không có lactôzơ? - GV cho HS quan sát và đọc các thông tin chú giải hình 3.2b SGK để trả lời câu hỏi: + Mô tả hoạt động của opêron Lac khi môi trường có lactôzơ? II. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ 1. mô hình cấu trúc operôn Lac - Khái niệm Operon: Trên phân tử ADN các gen có cấu trúc liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau thành từng cụm và có chung 1 cơ chế điều hoà. - Cấu trúc của 1 ôperon Lac gồm : + Z, Y, A : các gen cấu trúc + O ( operator) : vùng vận hành + P ( prômoter) : vùng khởi động + R: gen điều hoà 2. sự điều hoà hoạt động của operôn Lac * Khi môi trường không có lactôzơ: Gen điều hòa R kiểm soát tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin này liên kết với vùng vận hành O làm ức chế phiên mã của các gen cấu trúc Z, Y, A các gen này không hoạt động. * Khi môi trường có lactôzơ: Gen điều hoà R kiểm soát tổng hợp prôtêin ức chế. Lactôzơ với vai trò là chất cảm ứng gắn với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian 3 chiều của prôtêin ức chế nên nó không thể gắn vào vùng vận hành O ARN pôlimenaza có thể liên kết với promoter hoạt động của các gen cấu trúc Z, Y, A sgiúp chúng phiên mã và dịch mã (biểu hiện). 4. Củng cố - Opêron là gì? Trình bầy cấu trúc của opêron Lac ở E.coli. 5. Dặn dò - Đọc phần in nghiêng cuối bài. - Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. Chuẩn bị nội dung bài mới. - Tìm hiểu cơ chế phát sinh và hậu quả của đột biến gen. Ý kiến của tổ trưởng.
Tài liệu đính kèm: