Tiết 25: HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được các luận điểm cơ bản của thuyết tiến hóa của Lamac và của Đacuyn.
- Nêu được những đóng góp và tồn tại của Lamac và của Đacuyn.
- Trình bày được những khác biệt (tiến bộ) giữa học thuyết Đacuyn so với học thuyết Lamac.
- So sánh được CLTN và CLNT theo quan điểm Đacuyn.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng phân tích, so sánh thông qua H25.1 SGK.
- Kĩ năng phán đoán, xây dựng giả thuyết khoa học thông qua những tóm tắt của Enst Mayr về các quan sát và suy luận của Đacuyn.
3. Thái độ
- Củng cố niềm tin, ý thức học tập bộ môn qua tấm gương lao động của Darwin.
II. Thiết bị dạy học
- Hình 25.1-2 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet.
- Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.
Ngày soạn: 06/12/2009 Ngày giảng: 14/12/2009 Tiết 25: HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được các luận điểm cơ bản của thuyết tiến hóa của Lamac và của Đacuyn. - Nêu được những đóng góp và tồn tại của Lamac và của Đacuyn. - Trình bày được những khác biệt (tiến bộ) giữa học thuyết Đacuyn so với học thuyết Lamac. - So sánh được CLTN và CLNT theo quan điểm Đacuyn. 2. Kĩ năng - Kĩ năng phân tích, so sánh thông qua H25.1 SGK. - Kĩ năng phán đoán, xây dựng giả thuyết khoa học thông qua những tóm tắt của Enst Mayr về các quan sát và suy luận của Đacuyn. 3. Thái độ - Củng cố niềm tin, ý thức học tập bộ môn qua tấm gương lao động của Darwin. II. Thiết bị dạy học - Hình 25.1-2 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet. - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập. III. Phương pháp - Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải và hoạt động nhóm. IV. Tiến trình tổ chức bài học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 1 học sinh - Hãy đưa ra các bằng chứng chứng minh các loài sinh vật ngày nay có chung nguồn gốc? 3. Bài mới Vì sao từ 1 vài dạng tổ tiên ban đầu lại hình thành nên thế giới sống đa dạng, phong phú như ngày nay? Đó là kết quả của quá trình tiến hóa tức là quá trình biến đổi phức tạp, đa dạng, mang tính thích nghi từ dạng ban đầu phát sinh dạng mới. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS: Đọc SGK - Mục I ® Thảo luận. - Trình bày những nội dung cơ bản của học thuyết Lamac - Khi môi trường thay đổi, để tồn tại được thì sinh vật phải làm gì? (chủ động thay đổi tập quán) - Theo Lamac, các tính trạng hình thành trong đời sống cá thể có khả năng di truyền không? (luôn được di truyền cho thế hệ sau) ® thường biến - Loài mới được hình thành như thế nào? (Từ từ qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của môi trường). - Theo ông có loài nào bị đào thải không? Vì sao? ( không có loài nào bị đào thải) Như vậy, học thuyết Lamac hạn chế ở những điểm nào? * Nghiên cứu SGK trang 108, phân tích ví dụ về sự hình thành loài hươu cao cổ từ loài cổ ngắn. - GV giới thiệu tiểu sử và công trình nghiên cứu của Đacuyn. - Đacuyn đã quan sát được những gì trong chuyến đi vòng quanh thế giới và rút ra được suy luận gì để hình thành học thuyết tiến hóa? (GV cung cấp: Ông đã thu được các bằng chứng hóa thạch ở Nam Mỹ, các bằng chứng địa lí sinh vật học) - Theo em những suy luận này đúng không? - Đacuyn hiểu về các biến dị của sinh vật như thế nào? Theo em như vậy có đúng không? (Con giống bố mẹ, nhưng vẫn có nhiều điểm khácà Biến dị cá thể và di truyền) - Biến dị này theo quan niệm di truyền học hiện đại gọi là biến dị gì? (Biến dị tổ hợp) - Quá trình CLTN diễn ra như thế nào? Kết quả của nó? (Tác động lên mọi sinh vật và phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể ® hình thành loài mới) - Quan sát hình 25.1: Vật nuôi, cây trồng có chịu tác động của chọn lọc không? Kết quả của quá trình chọn lọc này như thế nào? (CLNT, kết qủa sinh vật mang đặc điểm phù hợp với sở thích của con người) - Quan sát hình 25.2 Đacuyn đã giải thích nguồn gốc và quan hệ các loài trên trái đất như thế nào? (® sự tiến hoá hình thành các loài sinh vật từ loài tổ tiên bằng cơ chế tiến hoá). - Từ hiểu biết của mình em hãy nêu những ưu điểm và hạn chế trong Học thuyết Đacuyn ? I. Học thuyết tiến hóa lamac Nội dung học thuyết Lamac - Nguyên nhân phát sinh loài mới từ loài tổ tiên ban đầu do môi trường sống thay đổi chậm chạp và liên tục. - Cơ chế biến đổi loài này thành loài khác là do: + Sinh vật chủ động thích ứng với môi trường. + Thay đổi tập quán hoạt động các cơ quan. - Cơ quan hoạt động nhiều, ngày 1 phát triển. Cơ quan hoạt động ít hoặc không hoạt động sẽ ngày 1 tiêu giảm. - Những đặc điểm thích nghi được hình thành do sự tương tác của sinh vật với môi trường luôn được di truyền cho các thế hệ sau. - Từ một loài tổ tiên ban đầu do môi trường sống thay đổi theo những hướng khác nhau ® sinh vật tập luyện để thích ứng với môi trường ® hình thành loài mới. Hạn chế của học thuyết Lamac - Lamac cho rằng thường biến có thể di truyền. - Trong quá trình tiến hóa, sinh vật chủ động biến đổi để thích nghi với môi trường. - Sinh vật chỉ chuyển từ loài này sang loài khác, không có loài bị đào thải. II. Học thuyết tiến hóa darwin Nội dung học thuyết Đacuyn Thế giới sinh vật thống nhất trong đa dạng. + Các loài sinh vật có nhiều đặc điểm giống nhau là do chúng được tiến hóa từ 1 tổ tiên chung. + Sinh vật đa dạng là do có được những đặc điểm thích nghi với các môi trường sống khác nhau. - Cơ chế tiến hóa dẫn đến hình thành loài là do CLTN. + CLTN là quá trình đào thải các sinh vật có các biến dị không thích nghi và lưu giữ lại các biến dị di truyền giúp sinh vật thích nghi. + Kết quả CLTN là hình thành nên các quần thể, loài có các đặc điểm thích nghi với môi trường. Ưu điểm của học thuyết Đacuyn - Phát hiện ra 2 đặc tính cơ bản của sinh vật (biến dị, di truyền) làm cơ sở cho sự tiến hóa. - Giải thích thành công sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật. - Xây dựng được luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài ® chứng minh được toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả tiến hóa từ 1 gốc chung. Hạn chế - Đacuyn chưa hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị. - Chưa hiểu được cơ chế di truyền biến dị. 4. Củng cố - Nêu những điểm khác biệt giữa học thuyết Darwin với học thuyết Lamac. - Trình bày sự khác biệt giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Những điểm khác nhau cơ bản của CLTN và CLNT CLTN CLNT Tiến hành - Môi trường sống. - Do con người. Đối tượng - Các sinh vật trong tự nhiên. - Các vật nuôi và cây trồng. Nguyên nhân - Do điều kiện môi trường sống khác nhau. - Do nhu cầu khác nhau của con người. Nội dung - Những cá thể thích nghi với môi trường sống sẽ sống sót và khả năng sinh sản cao dẫn đến số lượng ngày càng tăng còn các cá thể kém thích nghi với môi trường sống thì ngược lại. - Những cá thể phù hợp với nhu cầu của con người sẽ sống sót và khả năng sinh sản cao dẫn đến số lượng ngày càng tăng còn các cá thể không phù hợp với nhu cầu của con người thì ngược lại. Thời gian - Tương đối dài. - Tương đối ngắn Kết quả - Làm cho sinh vật trong tự nhiên ngày càng đa dạng phong phú. - Hình thành nên loài mới. Mỗi loài thích nghi với một môi trường sống nhất định. - Làm cho vật nuôi cây trồng ngày càng đa dạng phong phú. - Hình thành nên các nòi thứ mới (giống mới). Mỗi dạng phù hợp với một nhu cầu khác nhau của con người. So sánh quan điểm của Lamac và Đacuyn về tiến hóa Nội dung so sánh Thuyết tiến hóa của Lamac Thuyết tiến hóa của Đacuyn Nguyên nhân tiến hóa Môi trường sống thay đổi chậm chạp và liên tục. Do đấu tranh sinh tồn nên chỉ có số ít cá thể sinh ra được sống sót qua các thế hệ. Cơ chế tiến hóa Sinh vật chủ động thay đổi tập quán hoạt động các cơ quan.để thích ứng với môi trường. Cơ quan nào hoạt động nhiều, ngày 1 phát triển và ngược lại. Chọn lọc tự nhiên tác động tích lũy, di truyền các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại. Sự hình thành đặc điểm thích nghi Do sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan”, luôn di truyền cho thế hệ sau. - Biến dị phát sinh vô hướng. - Số cá thể mang các biến dị có lợi ngày 1 tăng do sự đào thải những dạng kém thích nghi. Sự hình thành loài mới - Từ một loài tổ tiên ban đầu do môi trường sống thay đổi theo những hướng khác nhau ® sinh vật tập luyện để thích ứng với môi trường ® hình thành loài mới. - Không có loài nào bị tiêu diệt - Dưới tác dụng của CLTN, loài mới được hình thành do sự sống sót, sinh sản ưu thế của những cá thể mang biến dị có lợi. Tồn tại - Chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền. - Chưa thành công trong việc giải thích sự hình thành các đặc điểm thích nghi. - Chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền. - Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị. 5. Dặn dò - Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. - Chuẩn bị nội dung bài “Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại”. - Sự khác nhau giữa tiến hóa nhỏ, tiến hóa lớn? Các nhân tố tiến hóa? Ý kiến của tổ trưởng.
Tài liệu đính kèm: