Tiết 18: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu thế nào là quần thể ngẫu phối.
- HS giải thích được trạng thái cân bằng di truyền của 1 quần thể.
- HS nêu được các điều kiện cần thiết để 1 quần thể sinh vật đạt được trạng thái cân bằng di truyền về thành phần kiểu gen đối với 1 gen nào đó.
- HS nêu được ý nghĩa của định luật Hacđi- Vanbec.
2. Kĩ năng
- Phân tích, suy luận giải quyết vấn đề.
- Tính toán xác suất.
- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
3 . Thái độ
- Vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất trồng trọt, chăn nuôi.
Ngày soạn: 21/10/2009 Ngày giảng: 30/10/2009 Tiết 18: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (TIẾP THEO) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh hiểu thế nào là quần thể ngẫu phối. - HS giải thích được trạng thái cân bằng di truyền của 1 quần thể. - HS nêu được các điều kiện cần thiết để 1 quần thể sinh vật đạt được trạng thái cân bằng di truyền về thành phần kiểu gen đối với 1 gen nào đó. - HS nêu được ý nghĩa của định luật Hacđi- Vanbec. 2. Kĩ năng - Phân tích, suy luận giải quyết vấn đề. - Tính toán xác suất. - Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. 3 . Thái độ - Vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. II. Thiết bị dạy học - Một số hình ảnh về các quần thể sưu tầm từ Internet. - Bảng 16 - SGK: Sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn qua các thế hệ. - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập. III. Phương pháp - Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm. IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 3 học sinh - Những đặc trưng di truyền của quần thể. - Đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối cận huyết. - Cách tính tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể tự thụ phấn và giao phối cận huyết. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS: Đọc mục III.1 - SGK® Thảo luận. - Quần thể ngẫu phối là gì? - Những dấu hiệu cơ bản của quần thể ngẫu phối? + Các cá thể/quần thể thường xuyên ngẫu phối. + Các quần thể cùng loài trong tự nhiên được cách li ở một mức độ nhất định. - Nghiên cứu SGK về quần thể ngẫu phối ở người, cho biết sự khác nhau quần thể ngẫu phối ở người và ở động vật. HS: Phân tích sự đa dạng nhóm máu ở người (4 nhóm máu A, B, AB, O) → Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối? HS: Nhắc lại khái niệm quần thể tự phối và dấu hiệu cơ bản của quần thể tự phối. GV: Bài toán. - Xác định các kiểu gen có thể có? - Giả sử thành phần gen của quần thể (I) là: 0.49 AA : 0.42 Aa : 0.09 aa. Xác định tần số alen A, a? - Công thức tổng quát về thành phần kiểu gen của quần thể giao phối: - Xác định thành phần kiểu gen của quần thể (I) ở thế hệ kế tiếp? ® Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể? HS: Nghiên cứu mục III.2 SGK - Nội dung định luật Hardi - Valberg? - Điều kiện nghiệm đúng của Hardi - Valberg? Tại sao phải có điều kiện này? - Ý nghĩa của định luật Hardi - Valberg? III. Cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối 1. Quần thể ngẫu phối 1.1 - Khái niệm - Quần thể được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. → Ngẫu phối ở quần thể người dựa trên những tiêu chí do con người đưa ra mang tính nhân văn còn ngẫu phối ở quần thể động vật mang tính bản năng 1.2 - Đặc điểm di truyền của QT ngẫu phối - Lượng biến dị di truyền lớn: Nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống. - Điều kiện nhất định, TSTĐ các kiểu gen được duy trì ® Duy trì sự đa dạng di truyền của QT. 2. Trạng thái cân bằng di truyền 2.1 - Bài toán: Xét 1 quần thể giao phối, một gen có 2 alen A, a nằm trên NST thường. Gọi tần số alen A là p, a là q (p + q = 1). - Các kiểu gen có thể có: Aa, AA, aa. - Tần số alen A/a = 0.7/0.3 → CTTQ về thành phần kiểu gen của quần thể giao phối: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1. - Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen của quần thể tuân theo công thức: p2 + 2pq + q2 = 1. 2.2 - Định luật Hardi - Valberg * Nội dung: Trong 1 quần thể lớn, ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo công thức: p2 + 2pq + q2 = 1. * Điều kiện nghiệm đúng: + Quần thể: kích thước lớn. + Sức sống, khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể ngang nhau. + Không xảy ra đột biến, nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch. + Không có sự di - nhập gen. * Ý nghĩa của định luật Hardi - Valberg: - Ý nghĩa thực tiễn: + Từ tần số các cá thể có kiểu hình lặn ® tần số alen lặn, alen trội ® tần số các loại kiểu gen trong quần thể. - Ý nghĩa lí luận: + Phản ánh được trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể. + Giải thích được tại sao trong tự nhiên có những quần thể tồn tại được thời gian dài. 4. Củng cố - Một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số người bị bạch tạng là 1/10000. Tính tần số các alen, thành phần các kiểu gen của quần thể. Tính xác suất để 2 người bình thường lấy nhau sinh ra người con bị bạch tạng. Biết bệnh bạch tạng do gen lặn/NST thường quy định. 5. Dặn dò - Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. - Tìm hiểu công tác chọn giống vật nuôi, cây trồng dựa trên nguồn BDTH. Ý kiến của tổ trưởng
Tài liệu đính kèm: