Giáo án Sinh 12 tiết 15: Bài tập chương I và chương II

Giáo án Sinh 12 tiết 15: Bài tập chương I và chương II

Tiết 15: BÀI TẬP CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II

I. Mục tiêu: Học xong bài này HS cần:

1. Kiến thức

- Khắc sâu kiến thức về cơ sở vật chất - cơ chế di truyền và biến dị cùng các quy luật di truyền.

2. Kĩ năng

- Biết cách ứng dụng toán xác suất vào giải các bài tập di truyền.

- Thông qua việc phân tích kết quả lai: Biết cách nhận biết được các hiện tượng tương tác gen; phân biệt được phân li độc lập với liên kết - hoán vị gen; nhận biết được gen nằm trên NST thường, NST giới tính hay gen ngoài nhân.

- Rèn kĩ năng vận dụng lí thuyết giải các bài tập di truyền.

3. Thái độ

- Học sinh yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu, khám phá, giải các bài toán sinh học.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2116Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 tiết 15: Bài tập chương I và chương II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/10/2010
Ngày giảng: 14/10/2010	 
Tiết 15: BÀI TẬP CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS cần:
1. Kiến thức
- Khắc sâu kiến thức về cơ sở vật chất - cơ chế di truyền và biến dị cùng các quy luật di truyền.
2. Kĩ năng
- Biết cách ứng dụng toán xác suất vào giải các bài tập di truyền.
- Thông qua việc phân tích kết quả lai: Biết cách nhận biết được các hiện tượng tương tác gen; phân biệt được phân li độc lập với liên kết - hoán vị gen; nhận biết được gen nằm trên NST thường, NST giới tính hay gen ngoài nhân.
- Rèn kĩ năng vận dụng lí thuyết giải các bài tập di truyền.
3. Thái độ
- Học sinh yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu, khám phá, giải các bài toán sinh học.
II. Thiết bị dạy học
- Hình ảnh về cấu trúc ADN theo nguyên tắc bổ sung, cơ chế phiên mã, giải mã ...
- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập hoặc bảng phụ.
III. Phương pháp
- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào bài giảng.
3. Bài mới
Hoạt động của thày và trò
Kiến thức cơ bản
HS: Khái quát đặc điểm gen, cơ chế tự sao, phiên mã, dịch mã, nguyên tắc bổ sung - nguyên tắc bán bảo toàn. ® Thảo luận, xây dựng các công thức và ứng dụng giải các bài tập SGK.
- Công thức tính số Nu từng loại /ADN?
 + Số Nu môi trường nội bào cung cấp khi gen tự sao n đợt?
N’ = (2n-1)N
Þ A’ = T’ = (2n -1)A = (2n-1)T.
 G’ = X’ = (2n-1)G = (2n-1)X.
+ Quan hệ giữa: ADN, ARN và Protein.
GV: giúp HS phân tích cách dễ nhận biết và nhanh cho kết quả nhất khi giải toán.
HS: Tìm hiểu đột biến gen, các dạng bài tập về đột biến gen. ® Thảo luận, xây dựng các công thức và ứng dụng giải các bài tập SGK.
GV: Hướng dẫn HS giải bài tập
- Đọc kĩ đề, xác định các dữ liệu đã cho và dữ liệu cần tìm.
- Bài tập về phép lai đã biết tỉ lệ PLKH, tìm KG và sơ đồ lai thì phải tiến hành các bước:
+ Xác định TT do 1 hay nhiều gen chi phối.
+ Vị trí gen: Gen nhân hay gen ngoài nhân, gen trên NST thường hay NST giới tính X, Y.
+ Gen trội, lặn; gen PLĐL hay không; TSHV gen, kiểu tương tác ...
GV: Nếu đầu bài không đủ thông tin ® đưa ra nhiều giả thiết, lập luận loại bỏ giả thiết sai ® kiểm tra lại giả thiết đúng .
1. Cấu trúc của gen, phiên mã, dịch mã
- Mạch khuôn, mạch bổ sung trên gen.
- Gen liền mạch (SV nhân sơ) có vùng mã hóa liên tục.
- Gen phân mảnh (SV nhân thực) có vùng mã hóa không liên tục.
- Mã di truyền là mã bộ 3: 3 Nu/AND mã hóa 1 aa / protein. 
- Bộ 3 mở đầu: AUG.
- Bộ 3 kết thúc: UAA, UAG,UGA. 
* Công thức
NADN = 2 x LADN/3,4 
A + G = T + X = N/2 « A + G = T + X = 50%
- Quan hệ giữa ADN, ARN và Protein
 ADN ® mARN ® Protein ® Tính trạng.
2. Đột biến gen
- Đột biến điểm
- Đột biến thay thế Nu này bằng Nu khác ® biến đổi codon này thành codon khác.
- Đột biến mất, thêm 1 Nu ® Đột biến dịch khung đọc.
3. Đột biến NST
- Cơ chế phát sinh: Sự không phân li của các cặp NST tương đồng trong phân bào.
Thể lệch bội: Sự biến đổi số lượng NST xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp NST tương đồng. 
- Thể đa bội: + Tự đa bội.
 + Dị đa bội.
- Các thể đa bội lẻ không có khả năng sinh giao tử bình thường.
- Các thể tứ bội chỉ tạo ra các giao tử lưỡng bội có khả năng sống do sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân. 
HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP SGK
I. Bài tập chương II
1. a) Mạch khuôn	3’  TAT GGG XAT GTA ATG GGX 5’ 	
 Mạch bổ sung 5’  ATA XXX GTA XAT TAX XXG 3’ 	
 mARN	 5’  AUA XXX GUA XAU UAX XXG3’ 	
 b) Có 18/3 = 6 codon/mARN.
 c) Các bộ ba đối mã của tARN đối với mỗi codon: UAU GGG XAU GUA AUG GGX.
2. Từ bảng mã di truyền
 a) Các codon GGU GGX GGA GGG trong mARN đều mã hóa glixin. 
 b) Có 2 codon mã hóa lizin: - Các codon/mARN: AAA, AAG 
 	 - Các cụm đối mã/tARN: UUU, UUX 
 c) Cođon AAG/mARN được dịch mã thì lizin được bổ sung vào chuỗi polipeptit.	
3. Đoạn chuỗi polipeptit 	 Arg Gly Ser Phe Val Asp Arg 
 	mARN 5’ AGG GGU UXX UUX GUX GAU XGG 3’
 ADN: - Mạch khuôn 	 3’ TXX XXA AGG AAG XAG XTA GXX 5’
 - Mạch bổ sung 5’ AGG GGT TXX TTX GTX GAT XGG 3’ 
II. Bài tập chương II
1. Bệnh do gen lặn quy định nên cả hai vợ chồng đều có xác suất mang gen bệnh - kiểu gen dị hợp tử là 2/3. Xác suất để cả 2 vợ chồng đều dị hợp tử và sinh con bị bệnh: 2/3 x 2/3 x 1/4 = 1/9.
2. Vận dụng quy luật xác suất
 a) Tỉ lệ kiểu hình trội về genA là 1/2, gen B là 3/4, gen C là 1/2, gen D là 3/4 và gen E là 1/2. Vậy tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về cả 5 tính trạng sẽ là: 1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2 = 9/128.
 b) Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ: 1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2 = 9/128.
 c) Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống bố: 1/2 x 1/2 x 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/32.
4. Củng cố - Hướng dẫn về nhà
- Làm thế nào để chứng minh được 2 gen có khoảng cách bằng 50cM lại cùng nằm trên 1 NST.
- Làm thế nào để phát hiện 2 gen nào đó liên kết hay phân li độc lập?
- Ôn tập lại các kiến thức đã học, chuẩn bị kiểm tra 45' lần 1.
- Chuẩn bị nội dung bài thực hành lai giống và lên tiêu bản NST tinh hoàn châu chấu.
Ý kiến của tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docTiêt15.1.12.doc
  • docTiêt15.12.doc