Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Tiết 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bầy được các khái niệm, cấu trúc chung của gen
- Nêu được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền
- Từ mô hình nhân đôi ADN, mô tả các bước của quá trình nhân đôi ADN, làm cơ sở cho sự nhân đôi NST.
2. Kĩ năng
- Quan sát, nhận biết, phân tích và khái quát hóa kiến thức.
- Vận dụng kiến thức cũ để củng cố, khắc sâu kiến thức mới.
3. Thái độ:
- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền
- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu
Ngày soạn: 24/08/2009 Ngày giảng: 01/09/2009 Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Tiết 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN. I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bầy được các khái niệm, cấu trúc chung của gen - Nêu được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền - Từ mô hình nhân đôi ADN, mô tả các bước của quá trình nhân đôi ADN, làm cơ sở cho sự nhân đôi NST. 2. Kĩ năng - Quan sát, nhận biết, phân tích và khái quát hóa kiến thức. - Vận dụng kiến thức cũ để củng cố, khắc sâu kiến thức mới. 3. Thái độ: - Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền - Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu II. Phương tiện dạy học: - Hình 1.1, 1.2 - SGK và bảng 1 - bảng mã di truyền SGK - Sơ đồ động cơ chế tự nhân đôi của ADN - Mô hình cấu trúc không gian của ADN. Sơ đồ liên kết các nucleotit trong chuỗi pôlinuclêotit. - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập. III. Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm. IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 học sinh - Giáo viên gợi lại kiến thức đã học ở lớp 9 và lớp 10 về gen, ADN. 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu về gen Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản - GV yêu cầu HS đọc mục I.1 SGK để trả lời câu hỏi: Gen là gì? Chú ý phân tích 2 dấu hiệu: + Cấu tạo: một đoạn của phân tử ADN. + Chức năng: mang thông tin mã hóa 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN. - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức lớp 10 có liên quan: ADN có tính đa dạng nghĩa là gen đa dạng, từ đó liên hệ với việc bảo vệ vốn gen, bảo vệ môi trường. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hoàn thành nội dung phiếu học tập “ Tìm hiểu cấu trúc chung của gen cấu trúc”. - Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử prôtêin (hoặc phân tử ARN) mà nó quy định tổng hợp? (vùng mã hóa). - GV yêu cầu HS nhắc lại cấu trúc của ADN (2 mạch xoắn ngược chiều nhau) từ đó lưu ý: trong 2 mạch của gen chỉ mạch mã gốc (mạch khuôn) có chiều 3’- 5’ là chứa thông tin di truyền để phiên mã. Còn mạch có chiều 5’- 3’ là mạch bổ sung không phiên mã. - GV lưu ý: Vùng mã hóa ở sinh vật nhân sơ và 1 số sinh vật nhân thực bậc thấp mã hóa liên tục gọi là gen không phân mảnh. Ở phần lớn sinh vật nhân thực, vùng mã hóa không liên tục có các đoạn mã hóa aa được gọi là các êxôn xen các đoạn không mã hóa aa được gọi là intron. Gen có vùng mã hoá không liên tục gọi là gen phân mảnh. I. Gen 1. Khái niệm - Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN. - Sự đa dạng của gen chính là đa dạng di truyền (đa dạng vốn gen). Cần có ý thức bảo vệ nguồn gen, đặc bịêt nguồn gen quý hiếm: bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc ĐV – TV quý hiếm. 2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc (Đáp án phiếu học tập) * Cấu trúc không phân mảnh và phân mảnh của gen + Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục + Các gen ở sinh vật nhân chuẩn có vùng mã hoá không liên tục xen kẽ giữa exon (mã hoá aa) và intron (vùng không mã hoá aa).Gọi là gen phân mảnh . Đáp án phiếu học tập Các vùng Nội dung Điều hòa Mã hóa Kết thúc Vị trí - Nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen - Nằm ở trung tâm của gen - Nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen. Đặc điểm Hoạt động 2: Tìm hiểu mã di truyền - Mã di truyền là gì? - Tại sao mã di truyền lại là mã bộ ba? - Có bao nhiêu bộ ba mã hóa? - Cách đọc mã di truyền trên 1 gen? - 1 bộ ba mã hóa được mấy aa? Có trường hợp nào đặc biệt không? Có bộ ba nào không mã hóa aa? Có phải mỗi aa đều chỉ do 1 bộ ba mã hóa quy định? II. Mã di truyền 1. Khái niệm Là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen (trong mạch khuôn) quy định trình tự sắp xếp các aa trong prôtêin. (Cứ 3 nuclêôtit đứng kế tiếp nhau quy định 1 aa). 2. Mã di truyền là mã bộ ba - Có 64 mã bộ ba (bộ ba mã hóa). - Ví dụ: Xêrin 3. Đặc điểm chung của mã di truyền - - - Có 1 bộ ba mở đầu mã hóa aa mở đầu (AUG - mêthionin đối với SVNT; foocminmethionin đối với SVNS), có 3 bộ ba kết thúc (UAA, UGA, UAG) không mã hóa aa. - - Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình nhân đôi ADN (Tái bản ADN) - ADN nhân đôi trong pha nào của chu kì tế bào? (pha S). - GV treo tranh H 1.2 SGK phóng to: + Quá trình gồm mấy bước chính? + Bước 1 diễn ra như thế nào? (Emzim nào? hoạt động của các mạch đơn? Hình dạng của ADN?...) + Bước 2 diễn ra như thế nào? (Enzim, hoạt động của mạch khuôn, sự tổng hợp mới, sự khác nhau về sự tạo thành 2 mạch mới?...) + Tại sao có hiện tượng 1 mạch được tổng hợp liên tục, 1 mạch tổng hợp ngắt quãng? + Nhận xét cấu trúc của 2 ADN con? + Nguyên tắc bán bảo tồn có ý nghĩa gì? III. Quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) - Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trước khi tế bào bước vào phân chia để tạo ra 2 crômatit trong NST. - Quá trình nhân đôi ADN tiến hành theo 3 bước. + Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN + Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới + Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành - Giống nhau, giống ADN mẹ - Mỗi ADN con đều có 1 mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn.) 4. Củng cố - Cấu trúc chung của các gen mã hóa Protein. - Đặc điểm của mã di truyền? Tại sao khi ADN tự nhân đôi, hai mạch ADN mới lại được tổng hợp liên tục và gián đoạn. 5. Dặn dò - Đọc phần in nghiêng cuối bài. - Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. Chuẩn bị nội dung bài mới. - Tìm hiểu cấu trúc không gian và cấu trúc hoá học, chức năng của ARN. Ý kiến của tổ trưởng
Tài liệu đính kèm: