Giáo án Sinh 12 NC tiết 9: Thực hành quan sát về đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Giáo án Sinh 12 NC tiết 9: Thực hành quan sát về đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Tiết 9 : THỰC HÀNH

QUAN SÁT VỀ ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

A. MỤC TIÊU :

1.Kiến thức. Qua tiết này học sinh phải :

- Tự củng số kiến thức về ADN, ARN và protein.

- Biết vận dụng kiến thức đã học để phân tích sơ đồ diễn biến của quá trình nhân đôi của ADN, phiên mã và dịch mã.

2. Kĩ năng.

 Rèn luuyện học sinh các kĩ năng : thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp,

3. Giáo dục.

 Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn, bảo vệ môi trường.

B. PHƯƠNG PHÁP.

- Phương pháp quan sát tái hiện

- Phương pháp hỏi đáp tái hiện.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1357Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 NC tiết 9: Thực hành quan sát về đột biến số lượng nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22/9/2008
Phần V : DI TRUYỀN HỌC
Chương I :	CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Tiết 9	 : THỰC HÀNH
QUAN SÁT VỀ ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
A. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức. Qua tiết này học sinh phải :
- Tự củng số kiến thức về ADN, ARN và protein.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để phân tích sơ đồ diễn biến của quá trình nhân đôi của ADN, phiên mã và dịch mã.
2. Kĩ năng.
 Rèn luuyện học sinh các kĩ năng : thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp,
3. Giáo dục.
 Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn, bảo vệ môi trường.
B. PHƯƠNG PHÁP.
- Phương pháp quan sát tái hiện
- Phương pháp hỏi đáp tái hiện.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
1. Thầy :
- Soạn giáo án.
- Video : cơ chế tự nhân đôi của ADN, phiên mã và dịch mã.
2. Trò :
 Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
D. TIỀN TRÌNH LÊN LỚP.
I. ỔN ĐỊNH LỚP(1’)
II. KIỂM TRA BÀI CŨ (5’)
 Trình bày cơ chế tự nhân đôi của ADN ?
III. TRIỂN KHAI BÀI.
1. Đặt vấn đề (’)
2. Bài mới (32’)
a. HOẠT ĐỘNG 1(15’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV. Trình chiếu cơ chế tự nhân đôi ADN và yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét các hiện tượng :
- Tháo xoắn của phân tử ADN.
- Tổng hợp các mới bổ sung :
+ Trên mạch khuôn có chiều 3’à 5’
+ Trên mạch khuôn có chiều 5’ à 3’
- Sự xoắn lại của các ADN con.
HS. Quan sát video và ghi lại kết quả vào bài thu hoạch.
1. Cơ chế tự nhân đôi ADN.
 Yêu cầu đạt được :
- Tháo xoắn của ADN : Tháo xoắn đến đâu tổng hợp mạch mới đến đó.
- Tổng hợp mạch mới :
+Trên mạch khuôn có chiều 3’à 5’: diễn ra liên tục.
+ Trên mạch khuôn có chiều 5’ à 3’: tháo xoắn đến đâu tổng hợp đến đó và tổng hợp từng đoạn một.
- Sự xoắn lại của các ADN con :
 Tổng hợp xong đoạn nào thì xoắn lại.
b. HOẠT ĐỘNG 2 (15’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV. Trình chiếu cơ chế phiên mã và yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét các hiện tượng :
- Tháo xoắn gen.
- Tổng hợp ARN và hình thành ARN thành thục.
HS. Quan sát video và ghi lại kết quả vào bài thu hoạch.
2. Phiên mã.
 Yêu cầu đạt được :
- Chỉ tháo xoắn đối với gen cần thiết.
- Tổng hợp ARN dựa trên một mạch khuôn(3’à5’). Sau khi tổng hợp các ARN biến đổi về cấu trúc để hình thành các loạiARN trưởng thành : mARN, tARN, rARN. 
c. HOẠT ĐỘNG 3 (15’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV. Trình chiếu cơ chế dịch mã và yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét các giai đoạn :
+ Mở đầu.
+ Kéo dài.
+ Kết thúc.
HS. Quan sát video và ghi lại kết quả vào bài thu hoạch.
2. Phiên mã.
 Yêu cầu đạt được :
- Giai đoạn mở đầu : 
+ Ribôxôm tiếp xúc với mARN tại bộ ba mở đầu. 
+ Tổng hợp axit amin mở đầu.
- Giai đoạn kéo dài :
+ Sự di chuyển của ribôxôm trên mARN.
+ Vai trò của nguyên tắc bổ sung trong quá trình tổng hợp protein.
- Giai đoạn kết thúc :
+ Dấu hiệu kết thúc.
+ Sự biến đổi của chuỗi pôlipeptit. 
IV. CỦNG CỐ (5’)
 Giáo viên nhắc lại vai trò của nguyên tắc bổ sung trong quá trình nhân đôi của ADN, phiên mã và dịch mã.
V. DẶN DÒ (2’)
 Cơ chế hình thành thể lệch bội, đa bội.

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH 12 NC - T9.doc