Giáo án Sinh 12 nâng cao tiết 52: Ôn tập chương trình sinh học cấp trung học phổ thông

Giáo án Sinh 12 nâng cao tiết 52: Ôn tập chương trình sinh học cấp trung học phổ thông

TIẾT 52: ÔN TẬP CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau khi học xong bài học sinh cần phải:

- Khái quát hóa được toàn bộ nội dung kiến thức của toàn chương trình theo các cấp tổ chức của sự sống.

- Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của từng cấp bậc tổ chức của sự sống từ cấp tế bào, cơ thể, quần thể và hệ sinh thái.

- Hiểu được cơ chế tiến hóa của sinh giới theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp.

- Nhận biết được các mối quan hệ hữu cơ giữa các cấp bậc tổ chức của sự sống.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1. Giáo viên: SGK lớp 10, 11, 12; SGV lớp 10, 11, 12 và các tài liệu tham khảo.

2. Học sinh:

- Ôn lại kiến thức chương trình sinh học cấp trung học phổ thông.

- Đọc bài mới trước khi tới lớp.

 

docx 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2091Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 nâng cao tiết 52: Ôn tập chương trình sinh học cấp trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 52: ÔN TẬP CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG	
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Sau khi học xong bài học sinh cần phải:
- Khái quát hóa được toàn bộ nội dung kiến thức của toàn chương trình theo các cấp tổ chức của sự sống.
- Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của từng cấp bậc tổ chức của sự sống từ cấp tế bào, cơ thể, quần thể và hệ sinh thái.
- Hiểu được cơ chế tiến hóa của sinh giới theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp.
- Nhận biết được các mối quan hệ hữu cơ giữa các cấp bậc tổ chức của sự sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: SGK lớp 10, 11, 12; SGV lớp 10, 11, 12 và các tài liệu tham khảo. 
2. Học sinh: 
- Ôn lại kiến thức chương trình sinh học cấp trung học phổ thông.
- Đọc bài mới trước khi tới lớp.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Giảng bài mới:
Chương trình lớp 10:
Phần
Chương
Nội dung cơ bản
Giới thiệu chung về thế giới sống
- Các đặc điểm chung của thế giới sống.
- Cách thức phân loại thế giới sống.
- Đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật.
Sinh học tế bào
- Thành phần hóa học của tế bào.
- Cấu trúc của tế bào.
- Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Phân bào.
- Phân biệt nguyên tố đa lượng, vi lượng và vai trò của chúng.
- Nêu các đặc điểm cấu trúc và chức năng của cacbohidrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic.
- Cấu tạo của tế bào nhân sơ.
- Cấu tạo của tế bào nhân thực và phương thức vận chuyển các chất qua màng.
- Khái niệm chuyển hóa vật chất.
- Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
- Các giai đoạn trong quá trình hô hấp tế bào và quang hợp.
- Phân bào ở vi sinh vật nhân sơ: tiến trình, đặc điểm.
- Phân bào ở sinh vật nhân thực: đặc điểm các kì và ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân.
Sinh học vi sinh vật.
- Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
- Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.
- Virut và bệnh truyền nhiễm.
- Phân biệt các kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa tự dưỡng, hóa dị dưỡng.
- Phân biệt hô hấp và lên men.
- Nêu một số ứng dụng thực tiễn của quá trình chuyển hóa vật chất ở vi sinh vật trong đời sống.
- Khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật.
- Sinh trưởng trong môi trường liên tục và không liên tục. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng.
- Các hình thức sinh sản ở vi sinh vật.
- Cấu trúc chung của virut.
- Phân loại virut (theo vật chất di truyền, theo vật chủ, theo hình dạng)
- Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ.
- Các phương thức gây bệnh của virut.
Chương trình lớp 11:
Phần
Chương
Nội dung cơ bản
Sinh học cơ thể.
Chuyển hóa vật chất và năng lượng. 
+ Ở thực vật.
+ Ở động vật.
 Cảm ứng:
+ Ở thực vật:
+ Ở động vật:
 Sinh trưởng và phát triển:
+ Ở thực vật:
+ Ở động vật:
- Sinh sản:
+ Ở thực vật:
+ Ở động vật:
- Cây hấp thụ các nguyên tố khoáng ở dạng nào? Vai trò của các nguyên tố vi lượng.
- Quá trình hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ, thân lá.
- Quang hợp ở nhóm thực vật C3, C4, CAM.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
- Cấu tạo bộ máy tiêu hóa ở thú ăn thịt và ăn thực vật.
- Hô hấp ở động vật: đặc điểm chung của bề mặt hô hấp là gì?
- Các loài khác nhau đã có những biến đổi cơ quan hô hấp như thế nào? Ví dụ ở côn trùng, cá, chim, động vật có vú.
- Hệ tuần hoàn: Cấu tạo chung của hệ tuần hoàn? Thế nào là hệ tuần hoàn kín, hở, ưu nhược điểm?
- Hệ tuần hoàn của người và một số bệnh hay gặp liên quan đến hệ tuần hoàn.
- Cân bằng nội môi? Một số cơ chế cân bằng nội môi?
- Khái niệm hướng động, các yếu tố môi trường gây nên hiện tượng hướng động. Vai trò của hướng động đối với cây.
- Khái niệm ứng động, phân loại các loại ứng động và vai trò của ứng động đối với cây.
- Cấu tạo hệ thần kinh ở một số loài động vật: hệ thần kinh dạng lưới, dạng hạch, dạng ống.
- Điện thế hoạt động và sự lan truyền của xung thần kinh trên dây thần kinh, truyền xung thần kinh qua xinap.
- Tập tính của động vật: phân loại tập tính, nhận biết được một số loại tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
- Khái niệm sinh trưởng, các kiểu sinh trưởng ở thực vật.
- Các loại hoocmon thực vật và vai trò của từng loại hoocmon thực vật.
- Khái niệm phát triển và sự phát triển của thực vật có hoa.
- Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái và qua biến thái.
- Vai trò của hoocmon đối với quá trình sinh trưởng và phát triển.
- Vai trò của các yếu tố môi trường đối với sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Các kiểu sinh sản ở thực vật. Ưu điểm của từng hình thức sinh sản.
- Các kiểu sinh sản ở động vật. Ưu điểm của từng hình thức sinh sản.
Chương trình lớp 12:
Phần
Chương
Nội dung cơ bản
Di truyền học
- Cơ chế di truyền và biến dị
- Tính quy luật và hiện tượng di truyền.
- Di truyền học quần thể.
- Ứng dụng di truyền trong chọn giống.
- Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử: gen, cơ chế nhân đôi ADN, quá trình phiên mã - dịch mã, quá trình điều hòa hoạt động gen.
- Cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào: cấu trúc của NST, NST giới tính.
- Biến dị: khái niệm, các loại biến dị, cơ chế phát sinh các loại đột biến, vai trò và ý nghĩa của mỗi loại đột biến.
- Bản chất của qui luật Menden, 
- Tương tác gen, cách nhận biết tương tác gen, đặc điểm của di truyền liên kết giới tính.
- Các đặc trưng di truyền của quẩn thể.
- Sự biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
- Sự biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối.
- Có thể tạo ra nguồn biến dị cho chọn giống bằng những cách nào?
- Thế nào là sinh vật biến đổi gen? Phương pháp tạo sinh vật biến đổi gen.
Tiến hóa
- Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.
- Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất.
- Đặc điểm của các loại bằng chứng tiến hóa.
- Học thuyết Lamac, Đacuyn giải thích thế nào về nguyên nhân và cơ chế tiến hóa?
- Thuyết tiến hóa tổng hợp, tiến hóa nhỏ, tiến hóa lớn.
- Khái niệm loài, các tiêu chuẩn phân biệt loài, các cơ chế cách li.
- Nguồn gốc sự sống.
- Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất.
- Sự phát sinh loài người.
Sinh thái học
- Cá thể và quần thể sinh vật.
- Quần xã sinh vật.
- Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường.
- Môi trường và phân loại môi trường.
- Khái niệm nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái và ổ sinh thái.
- Khái niệm quần thể sinh vật và các đặc trưng của một quần thể, mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
- Khái niệm quần xã, các đặc trưng cơ bản của một quần xã sinh vật, mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
- Thế nào là diễn thế sinh thái? Các kiểu diễn thế sinh thái.
- Thế nào là hệ sinh thái? Các thành phần của hệ sinh thái? Các kiểu hệ sinh thái trên Trái đất?
- Trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái?
- Chu trình sinh địa hóa và vấn đề sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
4. Củng cố bài học:
HS thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ: Hãy tìm mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng, khái niệm sinh học trong chương trình sinh học cấp THPT.
 IV. Bài tập về nhà:
 HS ôn tập thi học kì II.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTIET 52SINH 12 Co ban.docx