Giáo án Sinh 12 cơ bản tiết 38, 39, 40

Giáo án Sinh 12 cơ bản tiết 38, 39, 40

Tiết 38: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật và các loại môi trường sống.

- Phân tích được tác động của một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường lên đời sống của sinh vật.

- Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, cho ví dụ minh hoạ.

- Nêu được khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở với ổ sinh thái, lấy ví dụ minh hoạ.

- Trình bày được những qui tắc chung về tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.

2. Kỹ năng

Rèn luyện kĩ năng phân tích các nhân tố môi trường

3. Thái độ

Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên

 

doc 15 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1413Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 cơ bản tiết 38, 39, 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Lớp:
Phần 7: sinh thái học
Chương I: cá thể và Quần thể sinh vật
Tiết 38: môi trường sống và các nhân tố sinh thái 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật và các loại môi trường sống. 
- Phân tích được tác động của một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường lên đời sống của sinh vật.
- Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, cho ví dụ minh hoạ.
- Nêu được khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở với ổ sinh thái, lấy ví dụ minh hoạ.
- Trình bày được những qui tắc chung về tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
2. Kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích các nhân tố môi trường
3. Thái độ
Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên
II. Chuẩn bị
Projector, màn chiếu, cây vi tính, một số hình ảnh
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức.
12C4:
12C6:
12C15:
12C5:
12C7:
12C8:
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: (cá nhân)
GV: Cho HS quan sát hình ảnh, cho biết;
- Có mấy loại môi trường?
- Môi trường sống là gì?
HS: trả lời
GV: KL 
MT nước: mặn, lợ, ngọt
MT trên cạn (mặt đất "khí quyển)
MT đất: các loại đất (svật sinh sống)
MT sinh vật: TV, ĐV, con người là nơi sống của các sinh vật kí sinh, cộng sinh..
- Nhân tố sinh thái là gì?
- Có mấy loại nhân tố sinh thái? 
- Nêu đặc điểm của từng nhân tố sinh thái?
HS: trả lời
GV: bổ sung
Con người là ntst hữu sinh của MT, ở 1 mức độ nhất định con người cũng có tác động đến MT giống như các ĐV khác như hđộng lấy TA, thải chất cặn bã vào MT... Tuy nhiên do có sự ptriển cao về trí tuệ nên con người còn tđộng tới thiên nhiên bởi các ntố xã hội. Tác động của con người vào tự nhiên là tđộng có ý thức, có qui mô rộng lớn, con người có thể làm cho MT phong phú, giàu có hơn nhưng cũng rất dễ làm cho chúng bị suy thoái đi. Một khi MT bị suy thoái sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các svật khác đồng thời đe doạ cuộc sống chính của con người.
Hoạt động 2:
GV: Yêu cầu HS quan sát H35.1 & đọc mục II.1, cho biết; 
- Giới hạn sinh thái là gì?
HS: trả lời
(là khoảng giá trị xác định của 1 nhân tố sinh thái mà ở đó svật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian)
GV: Bsung: 
 Các svật có giới hạn sinh thái rộng đối với 1 ntst này, nhưng lại có giới hạn hẹp đối với nhân tố khác.
- Những svật có giới hạn sinh thá rộng đối với tất cả các ntst thường có phạm vi phân bố rộng. 
- Khi 1 ntst nào đó không thích hợp cho các cá thể svật, thì giới hạn sinh thá của những ntst khác có thể bị thu hẹp.
- Giới hạn sthái của các cá thể đang ở giai đoạn sinh sản thường hẹp hơn ở giai đoạn trưởng thành không sinh sản.
GV: Yêu cầu HS quan sát H35.2, cho biết: - ổ sinh thái là gì?
- Lấy ví dụ?
- Nguyên nhân của việc phân hoá ổ sinh thái?
- ý nghĩa của việc phân hoá ổ sinh thái?
HS: trả lời
GV: chỉnh sửa
Hoạt động 3: (theo nhóm, 4 nhóm)
Nghiên cứu mục III hoàn thiện phiếu học tập.
Nhóm 1+3:
Cây quan sát
Đặc điểm hình thái
ý nghĩa thích nghi
Cây ưa sáng (bạch đàn)
Cây ưa bóng (ráy)
HS: thảo luận và điền vào phiếu học tập
HS khác bổ sung
GV: chỉnh sửa và KL
- Cây ưa sáng: sống nơi quang đãng ở thảo nguyên, savan, rừng thưa, núi cao và hầu hết các cây nông nghiệp..
- Cây ưa bóng: sống nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu như ở dưới tán rừng, trong các hang động,..
- Cây chịu bóng: sống dưới ánh sáng vừa phải (nhóm trung gian của 2 nhóm trên)
Nhóm 2+4:
- Sự thích nghi của động vật có gì khác so với sự thích nghi của thực vật?
- Sự thích nghi của ĐV được chia làm mấy nhóm? Nêu đặc điểm của từng nhóm?
HS: trả lời.
GV: KL, bổ sung
AS có ảnh hưởng tới khả năng định hướng trong không gian & sinh sản của ĐV; Chim sinh sản nhiều vào mùa xuân là khi có độ dài ngày tăng, thời tiết ấm áp. Cá hồi thường đẻ trứng vào mùa thu, nhưng cũng có thể đẻ trứng vào mùa xuân hoặc hè trong điều kiện chiếu sáng được điều chỉnh cường độ và thời gian gống điều kiện của mùa thu.
Hoạt động 3:
GV: Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện phiếu học tập theo sự gợi ý của GV
MT nước
MT cạn
Nhiệt độ
ánh sáng
GV: Chiếu hình ảnh gấu bắc cực, yêu câu HS liên hệ với gấu ở Việt Nam, từ đó nêu về các quy tắc.
HS: trả lời
GV: bổ sung, KL
- Mỗi loài sinh vật có 1 yêu cầu nhất định về lượng nhiệt để hoàn thành 1 giai đoạn phát triển hay 1 chu kì phát triển: (S)
* Tổng nhiệt hữu hiệu
S = (T - C) D
S: hằng số nhiệt cần cho 1 chu kì phát triển của ĐV.
T: nhiệt độ môi trường tăng " chu kì sống giảm.
C: ngưỡng nhiệt phát triển; là nhiệt độ mà ở dưới mức đó thì ĐV không phát triển được. Mỗi loài có 1 ngưỡng phát triển riêng.
C không đổi trong cùng 1 loài nên tổng nhiệt hữu hiệu bằng nhau:
A = (T1- C)D1 = (T2- C)D2= (T3 - C)D3
I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
*Bao gồm:
Môi trường nước
Mtrường trên cạn (mặt đất "không khí)
Môi trường đất
Môi trường sinh vật
1. Khái niệm
Là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật
2. Các nhân tố sinh thái.
*Khái niệm: Là những nhân tố ở xq sinh vật, ả/hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật. Tất cả các ntst gắn bó chặt chẽ với nhau thành 1 tổ hợp sinh thái tđ lên sv
a. Nhân tố sinh thái vô sinh: (không sống) của tự nhiên
- Khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió,..
- Thổ nhưỡng (đất, đá, các tp cơ giới &tính chất lí, hoá của đất..)
- Nước (biển, ao, sông, suối, nước mưa)
- Địa hình (độ cao, dốc, trũng..)
b. Nhân tố sinh thái hữu sinh: (sống)
gồm các cơ thể sống như: VSV, nấm TV, ĐV
(mối quan hệ giữa 1 sinh vật này với 1 sinh vật khác sống xung quanh (đặc biệt con người ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật).
II. Những qui luật về tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
1. Giới hạn sinh thái.
* Là khoảng giá trị xđịnh của 1 ntst mà trong khoảng đó svật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Nằm ngoài ghst, sinh vật không thể tồn tại được.
Gồm: khoảng thuận lợi + khoảng chống chịu
- Khoảng thuận lợi: ntst ở mức phù hợp đảm bảo cho sv thực hiện chức năng sống.
- Khoảng chống chịu: ntst gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật 
(mỗi loài có 1 giới hạn sthái đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái.) 
Ví dụ: giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.
- Giới hạn dưới: 5,60C
- Điểm cực thuận: 20- 350C giới hạn sinh thái
- Giới hạn trên: 420C 
ở TVật: từ 20 " 300C
** Sự tồn tại của svật phụ thuộc nhiều vào cường độ tđộng của các ntst. Cường độ tđộng tăng hay giảm, vượt ra ra ngoài giới hạn thích hợp của cthể sẽ làm giảm khả năng sống của svật. Khi cường độ tác động tăng hơn ngưỡng cao nhất hoặc xuống thấp hơn ngưỡng thấp nhất so với khả năng chịu đựng của cơ thể thì sinh vật không thể tồn tại.
2. ổ sinh thái
* KN: ổ sinh thái của một loài sv là 1 "ko gian sinh thái" mà ở đó tất cả các ntst của MT nằm trong 1 ghst cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.
- Sự thích nghi với mỗi ntst của loài tạo nên ổ sinh thái riêng của loài đó.VD: 
+ Về nơi ở (ở trên cao, dưới đất)
+ t sống (kiếm mồi, sinh sản, trong ngày,.)
+ Về dinh dưỡng (loại TA, kích thước TA,.) + Về ánh sáng (ưa sáng, ưa bóng,..)
* Nguyên nhân: chủ yếu là do cạnh tranh
" ảnh hưởng tới sự phân hoá về mặt hthái sv
* ý nghĩa: giảm bớt mức độ cạnh tranh " nhiều loài sv có thể cùng sống với nhau trong 1 khu vực phân bố nhất định.
III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
1. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng 
1.1 Với thực vật
a. Cây ưa sáng (cây bạch đàn)
* Đặc điểm
- Thân cao, thẳng. Lá nhỏ, xếp xiên, tán lá thưa. Lá màu nhạt, mặt trên củalá coa lớp cutin dày, bóng,..
* ý nghĩa thích nghi.
- Cây vươn lên tầng trên có nhiều ánh sáng.
- Lá cây nằm xiên góc tránh bớt được các tia sáng chiếu thắng vào bề mặt lá, làm cho lá đỡ bị đốt nóng.
- Hạt lục lạp nằm sâu trong thịt lá tránh bị đốt nóng.
- Giảm bớt tia sáng xuyên qua lá, đốt nóng lá.
b. Cây ưa bóng (cây ráy)
* Đặc điểm
- Cây nhỏ, lá to xếp xen kẽ nhau, 
- Màu lá sẫm
* ý nghĩa thích nghi
- Cây nhỏ sống dưới tán cây khác
- Hạt lục lạp nằm sát biểu bì lá, nhờ đó lá cây lấy được nhiều ánh sáng và duy trì QH trong điều kiện ánh sáng yếu.
1.2 Với động vật
- ĐV có cơ quan thu nhận ánh sáng chuyên hoá. Ví dụ: ĐV bậc thấp: tế bào cảm quang
ĐV chân đầu, côn trùng,..: thị giác
* Nhóm ĐV ưa sáng: loài chịu được giới hạn rộng về độ dài sóng, cường độ và thời gian chiếu sáng, (gồm ĐV hđộng ban ngày)
*Nhóm ĐV ưa tối: những loài chỉ có thể chịu đựng giới hạn ánh sáng hẹp (ĐV hđộng về đêm, sống trong hang, trong đất hay ở đáy biển.
2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ 
 ở thực vật.
Nhiệt độ của môi trường trên cạn biến đổi nhiều so với nhiệt độ của môi trường nước " các đặc điểm thích nghi ở sinh vật giúp chúng giữ cân bằng nhiệt của cơ thể, toả bớt nhiệt hoặc chống mất nhiệt khi cần thiết.
ở động vật
* Qui tắc về kích thước cơ thể:
ĐV hằng nhiệt ở vùng lạnh (Bắc bán cầu) có kích thước lớn hơn, tích nhiều chất dinh dưỡng, tích lớp mỡ dưới da " cách nhiệt, giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định
* Qui tắc về diện tích bề mặt.
- Động vật hằng nhiệt sống ở vùng lạnh có cơ quan thò ra ngoài nhỏ hơn động vật ở vùng đới nóng "
Nơi có t0 MT thấp Nơi có t0 MT cao
ĐVcó kthước lớn "phần thò ra nhỏ" ĐV có kthước nhỏ "phần thò ra lớn)
 " (S/V) < (S/V)
_ý nghĩa: ĐV hằng nhiệt giữ nhirtj độ coe thể ổn định theo hướng thích nghi; sống ở vùng lạnh có thể hạn chế khả năng mất nhiệt của cơ thể, còn sống ở vùng nóng làm tăng cường khả năng toả nhịêt của cơ thể.
**Đối với ĐV biến nhiệt nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển: nhiệt độ MT càng cao thì chu kì sống càng ngắn (RGiấm) " Công thức:
S = (T - C) D
S: tổng nhiệt hữu hiệu (nhiệt độ/ngày)
T: nhịêt độ môi trường (0C)
C: ngưỡng nhiệt phát triển (0C)
D: thời gian phát triển (ngày)
4. Củng cố: Vẽ đồ thị về giới hạn sinh thái của cá rô phi nuôi ở Việt Nam.
So sánh các nhân tố sinh thái ở hai môi trường nước và trên cạn?
5. Dặn dò: Làm bài tập. Chuẩn bị bài 36
Đáp án phiếu học tập
Môi trường nước
Môi trường cạn
Nhiệt độ
Nhiệt độ trong nước ổn định, ít ảnh hưởng tới sinh vật hơn trong môi trường không khí. Lớp nước bề mặt có nhiệt độ thay đổi nhiều hơn lớp nước sâu và các bể chứa nước càng nhỏ nhiệt độ càng ít ổn định.
Nhiệt độ không khí trên cạn thay đổi nhiều hơn môi trường nước. Thực vật và động vật có các đặc điểm thích nghi với điều kiện thay đổi nhiệt độ của môi trường.
ánh sáng
Càng xuống sâu, cường độ chiếu sáng càng giảm. Thực vật quang hợp chỉ phân bố ở lớp nước trên, nới có ánh sáng chiếu tới.
Cường độ chiếu sáng phụ thuộc vào mức độ che bóng của thảm thực vật và các vật thể khác. Cường độ và các thành phần quang phổ của ánh sáng có ảnh hưởng lớn tới quang hợp của thực vật và khả năng quan sát của động vật
Ngày soạn:
Ngày gảng:
Lớp:
Tiết 39: quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh hoạ về quần thể.
- Nêu được các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể, lấy được ví dụ ... nh mật độ cá thể.
 *Do: mật độ của quần thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. Khi mật độ cá thể thấp mà ĐK sống của MT thuận lợi (nguồn sống dồi dào, khí hậu phù hợp,..) số cá thể mới sinh tăng lên. Ngược lại, khi mật độ cá thể tăng cao dẫn tới điều kiện sống của MT không thuận lợi, số cá thể bị chết tăng lên.
4. Củng cố: Theo em, điều kiện sống của môi trường có ảnh hướng như thế nào tới cấu trúc dân số (tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, phân bố và mật độ cá thể) của quần thể?
5. Dặn dò: Làm bài tập 1 "5
 Chuẩn bị bài 38
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Lớp:
Tiết 40: các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
(tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Nêu được khái niệm kích thước quần thể, những yếu tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể.
- Nêu được thế nào là tăng trưởng quần thể theo tiềm năng sinh học và tăng trưởng thực tế. Vẽ đồ thị và lấy ví dụ minh hoạ hai kiểu tăng trưởng đó.
- Chỉ ra được nguyên nhân của các hiện tượng và giảm số lượng của một quần thể.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích, khả năng đề xuất các biện pháp bảo vệ quần thể góp phần bảo vệ môi trường.
3. Thái độ
Có nhận thức đúng về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình 
II Chuẩn bị
Projecter, cây vi tính, hình 38.1, 2, 3
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
C.Hỏi: Thế nào là mật độ cá thể của quần thể? Mật độ có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái của quần thể như thế nào?
3. Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1; (cá nhân)
GV: Chiếu hình ảnh 38.1, yêu cầu HS quan sát hình, ncứu SGK và trả lời câu hỏi:
- Kích thước quần thể là gì? Lấy ví dụ.
- Phân biệt kích thước tối đa với kích thước tối thiểu.
- Nguyên nhân dẫn tới quần thể sinh vật bị diệt vong?
HS: thảo luận và trả lời
GV: kl
Mỗi loài (sinh vật) có 1 kích thước đặc trưng riêng. 
Hoạt động 2: (cá nhân) t = 5 phút
GV: Chiếu H38.2, yêu cầu HS quan sát hình, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới kích thích của quần thể?
- Hãy giải thích các khái niệm đó?
HS: trả lời
GV: KL
? Sức sinh sản, mức độ tử vong, nhập cư và xuất cư của QT tăng hay giảm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Một QT có KT ổn định thì 4 yếu tố trên có quan hệ với nhau như thế nào?
HS: trả lời
Hoạt động 3:
GV: Chiếu H 38.3, yêu cầu HS nghiên cứu H và SGK phân biệt tăng trưởng theo tiềm năng sinh học với tăng trưởng thực tế.
HS: trả lời
GV; Kl
Bổ sung: Sinh trưởng của quần thể theo tiềm năng sinh học; tăng trưởng theo hàm số mũ
ST thực tế; (trong ĐK hạn chế)
Trong thực tế, đa số các loài không thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học vì: 
- Sức sinh sản của QT thay đổi và phụ thuộc vào điều kiện MT. 
- Điều kiện ngoại cảnh thường không phải lúc nào cũng thuận lợi cho quần thể (TA, nơi ở, dịch bệnh,..)
Trong thực tế, khuynh hướng tăng trưởng theo tiềm năng sinh học thường xuất hiện ở những loài có kích thước nhỏ, tuổi thọ thấp như; VK, nấm, ĐVNS, cỏ 1 năm và các QT này thường có ở những HST trẻ. 
Ngược lại những loài sinh sản ít, đòi hỏi ĐK chăm sóc cao thì tăng trưởng thực tế gồm các loài ĐV có KT lớn như; voi, tê giác, bò tót và các loài cây gỗ lớn.
Hoạt động 4:
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 38.4 kết hợp nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi;
- Dân số thế giới đã tăng trưởng với tốc độ như thế nào? Tăng mạnh vào thời gian nào?
- Nhờ những thành tựu nào mà con người đã đạt được mức độ tăng trưởng đó?
HS: Dựa vào kiến thức về lịch sử trả lời
- Hãy nhận xét về mức độ tăng trưởng của quần thể người?
- Theo em thế nào là "bùng nổ dân số"
HS: trả lời
*Đường cong tăng trưởng dân số trên thế giới cho thấy, trong lịch sử phát triển, mặc dù gặp nhiều thiên tai, chiến tranh nhưng tăng trưởng dân số của loài người là hết sức nhanh chóng.
* "Bùng nổ dân số" là sự gia tăng dân số 1 cách đột ngột trong một thời gian tương đối ngắn của lsử ptriển loài người. Loài người trải qua nhiều lần bùng nổ dân số. Bùng nổ dân số là kếtquả của sự tiến bộ về khả năng lao động trong sản xuất, chế ngự thiên nhiên và phát triển văn hoá. 
Hậu quả của tăng dân số quá nhanh? Cần phải làm gì để khắc phục hậu quả đó?
HS nêu được: 
- Thiếu nơi ở.
- Thiếu trường học và phương tiện giáo dục
- Thiếu bệnh viện và dịch vụ y tế
- Thiếu đất sản xuất và lương thực là nguyên nhân của sự đói nghèo.
- Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên ( đánh bắt cá quá mức, chặt phá rừng, mất nhiều đất nông nghiệp để xây dựng,..)
* Em hãy liên hệ những việc làm ở nước ta để khắc phục hậu quả của phát triển dân số không hợp lí?
HS: nêu được
- Thực hiện KHHGĐ để điều chỉnh mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, HP.
- Điều chỉnh cơ cấu DS nhằm bđảm tchất về gtính, độ tuổi, trình độ học vấn, việc làm; bvệ và tạo đk để các dân tộc thiểu số phát triển
- Thực hiện phân bố dân cư hợp lí giữa các khu vực, vùng địa lí ktế, và các đơn vị hành chính nhằm sdụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên từng vùng cho pt KT-XH và bvệ tổ quốc.
- Thực hiện các bp nâng cao chất lượng dân số như tăng cường chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ giáo dục và phát triển trí tuệ.
V. Kích thước của quần thể sinh vật
1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa
* Khái niệm
Là số lượng cá thể, khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
* Ví dụ:
- 25 con voi/QT. 200 con gà/ QT
"Mỗi svật có 1 kích thước đặc trưng riêng. Loài có KT cơ thể nhỏ " KT quần thể lớn.
Loài có KT cơ thể lớn " KT quần thể nhỏ.
KT tối thiểu
KT tối đa
- SL cá thể ít nhất mà QT cần có để duy trì và PT
- Đặc trưng cho loài
- Nếu QT xuống dưới mức tối thiểu, QT dễ " diệt vong
- Giới hạn cuối cùng về SL mà QT có thể đạt được, cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của MT
* Nguyên nhân dẫn tới QT bị diệt vong:
- Số lượng cá thể trong QT quá ít sự hỗ trợ các cá thể bị giảm.
- Khả năng sinh sản suy giảm.
2. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể
1. Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật
 Là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra các trong 1 đơn vị thời gian.
2. Mức độ tử vong của quần thể sinh vật
 Là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong 1 đơn vị thời gian.
3. Phát tán cá thể của quần thể sinh vật
Là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể.
a. Xuất cư
 Là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ QT của mình chuyển sang sống ở QT bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới.
b. Nhập cư
Là hiện tượng một số cá thể nằm ngoài QT chuyển tới sống trong QT.
* 3 yếu tố của QT sinh vật thay đổi tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguồn sống có trong MT (TA, nơi ở,..), cấu trúc tuổi (QT có nhiều cá thể ở tuổi sinh sản), mùa sinh sản, mùa di cư,..
* QT có kích thước ổn định thì 4 yếu tố trên có quan hệ:
số cá thể mới sinh ra + số cá thể mới nhập cư = số cá thể tử vong + số cá thể xuất cư.
(mức độ s2+ nhập cư = tử vong + xuất cư)
VI. Tăng trưởng của quần thể sinh vật
1. Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường ko bị giới hạn
- Đường cong: dạng chữ J
- ĐK hoàn toàn thuận lợi; nguồn sống của MT rất dồi dào và hoàn toàn thoả mãn nhu cầu của các cá thể diện tích cư trú của quần thể 
2. Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn
- Đường cong: dạng chữ S
- ĐK hoàn toàn không thuận lợi; xuất cư, nhập cư luôn xảy ra, không thuận lợi về thức ăn, nơi ở, dịch bệnh,..
3. Nguyên nhân có thể giảm tăng trưởng của quần thể
- Do số lượng cá thể trong quần thể tăng nhanh, khai thác ngày càng nhiều nguồn sống từ MT dẫn đến thiếu hụt nguồn sống. Quần thể trở nên thiếu TA, nơi ở ngày càng chật chội, chất thải ngày một nhiều,.. dẫn tới dịch bệnh, sự cạnh tranh giữa cá thể tranh giành nhau TA, nơi ở ngày một trở nên gay gắt. Trong điều kiện sống ngày càng khó khăn đó, sức sinh sản quần thể giảm dần và mức độ tử vong tăng lên, từ đó quần thể tiến tới giai đoạn ổn định trên đường cong tăng trưởng thực tế.
Ví dụ: Gieo hạt cây trồng, số lượng cây lúc đầu tăng dần nhưng không tăng mãi mãi mà sau đó được giữ ở một số lượng nhất định.
VII. Tăng trưởng của quần thể người.
- Trong lịch sử ptriển, dân số thế giới tăng dần từ hàng ngàn năm trước Công nguyên.
- Sau Công nguyên, mặc dù gặp nhiều thiên tai, chiến tranh nhưng DSTG tăng nhanh chóng. Bùng nổ DS xuất hiện mạnh mẽ từ đầu thế kỉ 18 'XVIII' đến chiến tranh thế giới lần thứ II (1945) Dân số đạt 1 tỉ người vào năm 1830, tăng gấp tăng gấp đôi lên 2 tỉ vào năm 1930 và khoảng 2,5 tỉ năm 1945.) Đây là thời kì phát triển xã hội công nghiệp, hình thành các khu công nghiệp và các thành phố lớn.
- Dân số tăng mạnh nhất là thời gian sau chiến tranh TG lần thứ 2 (1945) đạt 5 tỉ vào năm 1987 và 6 tỉ vào năm 2000. 
 Vào thời kì này, loài người đạt được nhiều thành tựu khoa học to lớn, các ngành khoa học cơ khí hoá, tự động hoá,.. phát triển mạnh mẽ làm giảm sức lao động của con người, tạo nhiều của cải cho xã hội. 
(Khoảng 10000 năm trước Công nguyên, bùng nổ dân số là kết quả của 2 sự kiện mới là khả năng giữ ngọn lửa và chế tạo công cụ lao động, vũ khí. Nhờ có khả năng lớn hơn về săn bắn và chế tạo công cụ lao động để khai thác thiên nhiên mà cuộc sống của con người được cải thiện và dsố tăng cao).
Tăng dân số quá nhanh "Hậu quả:
- Thiếu nơi ở: hiện nay ở thành thị và nông thôn số người thiếu nơi ở, ở chật chội ngày 1 tăng.
- Thiếu trường học và phương tiện giáo dục làm cản trở sự tiến bộ của xã hội. Số trường học phát triển không kịp, trường cóa HS quá đông, nhiều vùng sâu xa còn chưa đủ trường học, HS phải đi học xa.
- Có thể thiếu bệnh viện và dịch vụ y tế "ảnh hưởng tới sức khỏe chung của người dân. Các bệnh viện đang trong tình trạng quá tải, chưa đủ kinh phí đầu tư cho tuyến bệnh viện cơ sở.
- Thiếu đất sản xuất và lương thực là nguyên nhân của đói nghèo. Diện tích đất nông nghiệp ngày 1 thu hẹp
- Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên (đánh bắt cá quá mức, chặt phá rừng, mất nhiều đất nông nghiệp để XD khu dân cư,..) "giảm chất lượng MT là nguyên nhân của phát triển kém bền vững,.. Nhiều khu rừng đầu nguồn đã và đang bị khai thác quá mức, nhiều hình thức khai thác tài nguyên cạn kiệt như đánh cá bằng nguồn điện, nổ mìn,.. đang duến ra phổ biến. Hậu quả là suy giảm tài nguyên, hạn hán, lũ lụt,... ngày 1 nhiều.
* Thực hiên Pháp lệnh dân số nhằm; điều chỉnh qui mô DS phù hợp với sự ptriển KT - XH, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gđình và toàn xã hội. Mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng đều bình đẳng và có trách nhiệm trong việc lựa chọn thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh. Việc sinh con cần phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, công tác, thu nhập và khả năng nuôi dạy con của mỗi cặp vợ chồng, đồng thời phụ hợp với chính sách dân số của nhà nước (vận động mọi người dân thực hiện qui mô gia đình ít con (1 -2 con) để có cuộc sốgn ấm no và hạnh phúc.
4. Củng cố: Tại sao có thể nói KT tối thiểu là đặc trưng cho loài còn KT tối đa phụ thuộc vào khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường?
Vì sao nhiều quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học mà tăng trưởng thực tế.
5. Dặn dò: Làm bài tập 1 "5
Chuẩn bị bài 39

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 35 38 CB.doc