Giáo án Sinh 12 cơ bản bài 39: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể snh vật

Giáo án Sinh 12 cơ bản bài 39: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể snh vật

Bài 39 - SỰ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ

CỦA QUẦN THỂ SNH VẬT

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được các hình thức biến động số lượng cá thể của quần thể.

- Nêu được các nguyên nhân gây nên biến động số lượng cá thể trong quần thể và nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng. Nêu được cách điều chỉnh số lượng cá thể.Vận dụng được những kiến thức của bài học vào giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, phân tích tổng hợp, rút ra kết luận.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 cơ bản bài 39: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể snh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết
Bài 39 - SỰ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ 
CỦA QUẦN THỂ SNH VẬT
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được các hình thức biến động số lượng cá thể của quần thể.
- Nêu được các nguyên nhân gây nên biến động số lượng cá thể trong quần thể và nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng. Nêu được cách điều chỉnh số lượng cá thể.Vận dụng được những kiến thức của bài học vào giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, phân tích tổng hợp, rút ra kết luận.
II/ PHƯƠNG PHÁP- CHUẨN BỊ:
Phương pháp: SGK hỏi đáp - qui nạp- gợi mở
Chuẩn bị: giáo án, các hình vẽ, tư liệu ...
III/ TIẾN TRÌNH:
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Thế nào là kích thước tối đa, tối thiểu của QTSV? Ý nghĩa của kích thước tối đa, tối thiểu?
Câu 2: Những nhân tố ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của quần thể? Mối quan hệ giữa tăng trưởng theo tiềm năng và tăng trưởng theo môi trường?
Câu 3: Ý nghĩa của kích thước QT, sự tăng trưởng của QT trong QT người?
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Thế nào là sự biến động số lượng cá thể của QT? Cho các ví dụ?
- Gợi ý để hs xếp các ví dụ vào 2 nhóm.
? Có những kiểu biến động nào?
- Biến động theo chu kì:
? Phân tích hình 1:
+ Các loài
+ Quan hệ giữa chúng
+ Sự biến động SL cá thể
+ Loài nào biến động trước(ckỳ thỏ trước 1-2năm)
? N.nhân gây b.động
+ Thời gian một chu kì.
? Nêu các ví dụ khác theo cách trên?
- Bổ sung 1 số ví dụ khác- Cào cào di cư (Locusta migratoria) ở vùng phụ châu Á di cư định kì sang vùng cổ HiLạp - La Mã, chúng tràn sang vùng cây trồng ăn trụi hết những gì gặp trên đường di cư. Chu kì biến động của chúng là 40 năm có một cực đại. 
? Nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nắm bắt ckỳ mùa?
? Nêu những câu tục ngữ nói về thời gian tăng SL của 1 số sinh vật?
(Rươi: tháng chín đôi mươi, tháng 10 mồng 5
Chim: mùa thu chim ngói, mùa hè chim cu)
? Thế nào là biến động không theo chu kì? Cho ví dụ và nêu rõ nguyên nhân biến động của từng trường hợp? 
- Số lượng tăng đột ngột khi: môi trường sống thuận lợi, không có đối thủ cạnh tranh. 
Ví dụ: Thỏ nhập vào Úc, Ốc bươu vàng ở Việt nam; ...
- Số lượng giảm đột ngột khi: gặp thiên tai, dịch bệnh, khai thác quá mức của con người. 
Ví dụ: Bò sát khổng lồ tuyệt diệt ở đầu đại tân sinh do lạnh; Lụt lội, cháy rừng làm giảm mạnh SL cá thể... Dịch cúm làm số lượng gà giảm hàng loạt. 
? Hậu quả của sự biến động không theo chu kì tới môi trường, sản xuất...
- Gợi ý để hs nêu hiện tượng ở Việt Nam: Chuột, ốc bươu vàng, Hải li, cây mai dương, cá chim trắng; hoặc: các loài có tên trong sách đỏ.
? Nguyên nhân gây biến động?
?N/n nào xảy ra trước? MT=>nội tại
? NTST tác động lên chỉ tiêu nào của qt?
? NTVS ảnh hưởng ntn? tác động mạnh vào giai đoạn nào?
- Không thuận lợi: sức ss, khả năng TT, sức sống...giảm
- Thuận lợi:...
? NTHS tác động ntn?
Ví dụ 
-Sâu bọ (biến nhiệt)® VS (khí hậu có vai trò quyết định) - -Chim (đ/nhiệt) ® HS (thức ăn vào mùa đông và sự cạnh tranh nơi làm tổ vào mùa hè quyết đinh)
- GĐ trứng (NTVS) , gđ sâu non (NTHS)
? Sự biến động có ý nghĩa gì?
Như vậy, sự biến động số lượng cá thể trong quần thể là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố môi trường, trong đó một số nhân tố sinh thái có vai trò chủ yếu mặt khác là phản ứng thích nghi của quần thể đối với sự tác động tổng thể các điều kiện của môi trường. 
? QT điều chỉnh sl thông qua cơ chế nào?
? Trạng thái cân bằng của quần thể có ý nghĩa gì với quần thể, với con người?
-Cơ chế điều chỉnh: Là sự thống nhất giữa tỷ lệ sinh sản, tử vong, xuất cư, nhập cư 
-Ý nghĩa: 
+Số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
+Tạo trạng thái cân bằng sinh thái.
I. Biến động số lượng cá thể
Là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể trong quần thể
1. Biến động theo chu kì
- Là biến động số lượng cá thể của qt theo chu kì, xảy ra do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường.
- Ví dụ: 
* Theo chu kì nhiều năm:
+ Thỏ-mèo rừng Canada: 9-10 năm
+ Cáo-chuột lemmut đồng rêu phương Bắc: 4 năm
+ Cá cơm/biển Pêru: 7 năm
* Theo chu kì mùa: Ở các nước nhiệt đới: Việt Nam: Muỗi, ruồi, Sâu bọ, ếch nhái ... tăng SL theo mùa.
+ Biến động số lượng của bọ trĩ (Thrips imaginalis) ở Úc, chim sẻ (Parus major) ở vùng Oxford mùa hè có số lượng lớn, mùa đông số lượng thấp
è Đánh bắt ....
2. Biến động không theo chu kì:
- Là biến động mà số lượng cá thể của QT tăng hoặc giảm đột ngột do điều kiện bất thường của mt (thời tiết,hỏa hoạn, dịch bệnh...) hoặc khai thác quá mức của mt.
II. Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của qt:
1. Nguyên nhân gây biến động :
NTST SS,TV,PT
a. Do thay đổi các nhân tố vô sinh: 
- Khí hậu ảnh, nhiệt độ ® tác động lên trạng thái sinh lí của cơ thể 
- Tác động mạnh vào mùa sinh sản hay giai đoạn còn non của sinh vật® biến động mạnh.
b. Do thay đổi các nhân tố hữu sinh
- Tác động của nhân tố hữu sinh thể hiện rõ ở sức sinh sản của quần thể, ở mật độ của động vật ăn thịt, vật kí sinh, con mồi, loài cạnh tranh ® gây biến động mạnh
 Nhân tố quyết định sự biến động:
tùy từng quần thể và tùy gđoạn
2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
Quần thể sống trong một môi trường xác định luôn có xu hướng tự điểu chỉnh số lượng cá thể (tăng hoặc giảm sl...)
-Khi đk thuận lợi như: thức ăn dồi dào, ít kẻ thù => sức sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm, nhập cư tăng => số lượng cá thể tăng
-Khi số lượng cá thể tăng cao => thức ăn khan hiếm, nơi sống chật chội, ô nhiễm môi trường => cạnh tranh gay gắt => sức sinh sản giảm, tỷ lệ tử vong cao => số lượng cá thể giảm. 
3. Trạng thái cân bằng ở quần thể.
- Là trạng thái ở đó số lượng cá thể của qthể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của mt
3. Củng cố - dặn dò :
- Đọc phần tổng kết cuối bài
- Trả lời câu hỏi SGK Câu hỏi SGK
 - Quần xã là gì? 
Quần xã có những đặc trưng nào?
RÚT KINH NGHIỆM
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày........, tháng......., 2010
	 Tổ trưởng kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 39 Sinh hoc 12 Can ban.doc