Giáo án Sinh 12 cơ bản bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

Giáo án Sinh 12 cơ bản bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

BÀI 33: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI

QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phát biểu được thế nào là hóa thạch, vai trò của bằng chứng hóa thạch trong nghiên cứu sự tiến hóa của sinh giới.

- Giải thích được những biến đổi về địa chất luôn gắn chặt với sự phát sinh và phát triển của sinh giới trên trái đất như thế nào?

- Trình bày được đặc điểm địa lí, khí hậu của trái đất qua các kỉ địa chất và những đặc điểm của các loài sinh vật điển hình của các kỉ và đại địa chất.

- Nêu được các nạn đại tuyệt chủng xảy ra trên trái đất và ảnh hưởng của chúng đối với sự tiến hóa của sinh giới.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2303Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 cơ bản bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết
BÀI 33: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI 
QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được thế nào là hóa thạch, vai trò của bằng chứng hóa thạch trong nghiên cứu sự tiến hóa của sinh giới.
- Giải thích được những biến đổi về địa chất luôn gắn chặt với sự phát sinh và phát triển của sinh giới trên trái đất như thế nào?
- Trình bày được đặc điểm địa lí, khí hậu của trái đất qua các kỉ địa chất và những đặc điểm của các loài sinh vật điển hình của các kỉ và đại địa chất.
- Nêu được các nạn đại tuyệt chủng xảy ra trên trái đất và ảnh hưởng của chúng đối với sự tiến hóa của sinh giới.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng hình thành thiết lập mối quan hệ nhân quả thông qua việc chứng minh tiến hóa của sinh giới có quan hệ chặt chẽ với sự thay đổi các điều kiện vô cơ, hữu cơ trên trái đất.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường, tránh sự tuyệt chủng của các loài sinh vật.
II/ Chuẩn bị:	 
Bảng 33: Các đại địa chất và SV tương ứng.; Hình ảnh các SV
III/ Tiến trình:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày quan niệm hiện đại về nguồn gốc sự sống. Sự sống phát sinh và phát triển qua các giai đoạn nào?
2. Bài mới: 
Hoạt động GV-HS
Nội dung
▼ Đọc sgk và cho biết:
? Hóa thạch là gì? Có thể gồm những dạng nào?
? Hóa thạch có vai trò ntn trong n/c lịch sử pt của SV...?
*Hoá thạch là những tài liệu qúi để nghiên cứu lịch sử sự phát triển của sinh vật, là tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử phát triển của vỏ Trái Đất.
? PP xác định tuổi: Phân tích đồng vị/HT hoặc đất đá.
a) Ckỳ bán rã của Ur235 :4,5 tỉ năm
 1năm: 1g Ur phân rã ® 7,4x10-9g Pb206& 9x10-6cm3 He
] Phân tích lượngPb,He,Ur/mẫu quặng® tuổi mẫu quặng
b) Chu kỳ bán rã của C14 : 5700 năm (5730 năm)
Khi SV sống: không đổi, khi chết C14 bắt đầu phân rã ] Phân tích C trong HT® tuổi
? Thế nào là hiện tượng trôi dạt lục địa?
? Phiến kiến tạo? 
? Những sự kiện nào thể hiện sự trôi dạt lục địa?
Cách đây 10tr năm tiểu lục địa Ấn độ sáp nhập với lục địa Âu-Á làm xuất hiện dãy Himalaya. Hiện nay lục địa vẫn đang trôi dạt (Bắc mĩ tách khỏi lục địa Âu-Á với tốc độ 2cm/năm).
? Hiện tượng này ảnh huởng ntn?
I/ Hóa thạch và vai trò của các hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới:
1) Hóa thạch là gì?
- Là di tích của các SV để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
2) Vai trò của HT trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới:
- Xác định tuổi HT => lịch sử xuất hiện, phát triển , diệt vong của SV
II- Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất:
Hiện tượng trôi dạt lục địa:
- Là hiện tượng di chuyển của các lục địa (phiến kiến tạo di chuyển do dung nham nóng chảy)
+ Cách đây 250tr năm: 1 siêu lục địa duy nhất
+ Cách đây 180tr năm: tách 2 lục địa Bắc&Nam
+ Về sau: thành các lục địa như hiện nay.
Þ Trôi dạt lục địa, tạo núi ® Thay đổi lớn về KH => tuyệt chủng nhiều loài , bùng nổ phát sinh loài mới...
? Để phân định mốc thời gian địa chất, phải căn cứ vào những yếu tố nào? 
? Người ta phân chia lịch sử pt của sinh vật thành những giai đoạn nào?
? Nhận xét gì về sự phát triển của sinh vật qua các đại địa chất?
*Một số kết luận:
*Đại cổ sinh là đại chinh phục đất liền của Động vật, thực vật đã được vi khuẩn, Tảo Địa Y chuẩn bị trước .
*Đại trung sinh là đại phồn thịnh của bò sát và thực vật hạt trần.
*Đại Tân sinh là đại phồn thịnh của Chim, Thú, Sâu bọ và thực vật hạt kín.
2) Sinh vật trong các đại địa chất:
a) Căn cứ để phân chia mốc thời gian đại chất:
-Những biến cố lớn của địa chất khi hậu và những thay đổi về thành phần SV (thông qua hóa thạch) 
b) Sinh vật trong các đại địa chất:
- Đại thái cổ: sự sống còn rất cổ 
 VK, tảo- NSV, vết tích RK
- Đại nguyên sinh: nguyên thủy
 VK,tảo ptriển/đơn bào – ĐVKX :nsv,bọt biển, rk, giun, t/mềm
- Đại cổ sinh: cổ sơ
 + Cambri: tảo lục, nâu/biển; VK TL/đất liền – đvkx đến c.khớp...
 + Ocđôvic: phát sinh thực vật.
 + Xilua: TV cạn: quyết trần, nấm – Đvcxs: cá giáp, nhện/cạn
 + Đêvôn: TV di cư hàng loạt lên cạn, quyết tv thay thế quyết trần
 ĐV cá giáp có hàm, cá vây chân, cá phổi, lưỡng cư đầu cứng
 + Than đá: TV; quyết KL, xh dương xỉ có hạt
 ĐV: xh bsát, sâu bọ bay phát triển.
 + Pecmơ: TV Quyết KL bị tdiệt, xh cây hạt trần.
 ĐV bsát phát triển, xhiện bsát răng thú.
- Đại trung sinh:
 + Tam điệp: TV cây hạt trần p/triển mạnh, quyết TV bị tiêu diệt
 ĐV Bò sát phân hóa nhiều nhóm, thú đẻ trứng xh
 + Giura: TV cây hạt trần
 ĐV bsát khổng lồ ưu thế, xh chim thủy tổ
 + Phấn trắng: TV hạt kín xh và phát triển mạnh 
 ĐV bsát thống trị, thú nhau thai xhiện
- Đại tân sinh: 
 + kỉ thứ 3: TV hạt kín pt.
 ĐV: chim thú, sbọ phát triển, bsát klồ bị tiêu diệt, tổ tiên loài người xhiện
 + kỉ thứ 4: Ổn định hệ ĐTV, xh loài người
Nhận xét:
*Lịch sử phát triển của sinh vật gắn liền với lịch sử phát triển của võ trái đất.Sự thay đổi đk ĐCKH thúc đẩy sự phát triển của sgiới.
*Sự thay đổi của khí hậu, địa chất dẫn đến sự biến đổi trước tiên của thực vật qua đó ảnh hưởng đến Động vật . từ 1 số loài® nhiều loài.Sự ptriển của sgiới nhanh hơn sự bđổi ĐC-KH.
*Sinh vật đã phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lý.
*Sự chuyển biến từ nước lên cạn đánh dấu một bước ngoặc vô cùng to lớn trong qúa trình tiến hoá.
3. Củng cố: 	 
 - Đọc phần tổng kết 
 - Trả lời câu hỏi SGK. 
4. Hướng dẫn về nhà: 
- Trả lời các câu hỏi SGK 
- Chuẩn bị bài 34-Sự phát sinh loài người
RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày........, tháng......., 2010
	 Tổ trưởng kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 33 Sinh hoc 12 Can ban.doc