Giáo án Sinh 12 cơ bản bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen

Giáo án Sinh 12 cơ bản bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen

Bài 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN

I. Mục tiêu:

- Học sinh phải nhận biết được hiện tượng liên kết gen.

- Giải thích được cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen

- Nêu được ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen.

II. Phương tiện dạy học:

- Tranh vẽ phóng hình 11 SGK .

III. Phương pháp: Phát vấn, thảo luận

VI. Tiến trình:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy nêu khái niệm tương tác gen và cho ví dụ minh hoạ.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2808Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 cơ bản bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 
Bài 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
I. Mục tiêu:
- Học sinh phải nhận biết được hiện tượng liên kết gen.
- Giải thích được cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen
- Nêu được ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen.
II. Phương tiện dạy học:
- Tranh vẽ phóng hình 11 SGK .
III. Phương pháp: Phát vấn, thảo luận
VI. Tiến trình:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu khái niệm tương tác gen và cho ví dụ minh hoạ.
2. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu liên kết gen
▼ Tóm tắt thí nghiệm của Moocgan, giải thích kết quả và viết SĐL.
? Em có nhận xét gì về kết quả phép lai trên?
(Không tuân theo quy luật Menđen vì nếu tuân theo quy luật Menđen thì tỷ lệ phân ly phải là 1:1:1:1)
? Giải thích ntn? (trội-lặn, kgen F1, tính trạng nào dt cùng nhau...)
(Gen qui định MS thân và KT cánh cùng nằm trên 1 nst)
? SĐL?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu hoán vị gen
▼Nghiên cứu nội dung mục II.1 trình bày t/nghiệm của Moocgan. 
? Phép lai này có gì giống và khác phép lai trên?
? Để Fa có những KH này thì ♀F1 phải cho những giao tử nào? Vì sao? 
GV biện luận viết SĐL
- 2 phép lai cho kết quả khác nhau và khác quy luật MD.
f%= x 100=17%
* Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của LKG và HVG
?Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa như thế nào ?
(Trong chọn giống thường chọn tính trạng tốt đi kèm nhau)
?Hiện tượng hoán vị gen có ý nghĩa như thế nào ?
+ Các gen trên 1 NST khi f% càng lớn thì vị trí lôcut gen càng xa nhau và ngược lai® xây dựng bản đồ gen trên NST đó. 
I.Liên kết gen:
1. Thí nghiệm:
- Ptc ♀Thân xám,cánh dài x ♂ đen, cụt
 F1 100% thân xám, cánh dài.
 ♂F1 thân xám,cánh dài x ♀ đen, cụt 
 Fa 1 thân xám,cánh dài:1 thân đen, cụt
2. Giải thích:
- Mỗi NST gồm 1 p.tử ADN. Trên 1 p.tử chứa nhiều gen, mỗi gen chiếm 1 vị trí xác định trên ADN (lôcut)® các gen trên 1 NST di truyền cùng nhau® gen liên kết.
- Số nhóm gen liên kết= số lượng NST trong bộ đơn bội (n).
II. Hoán vị gen:
1.Thí nghiệm của Moocgan và hiện tượng hoán vị gen:
- Ptc ♀Thân xám,cánh dài x ♂ đen, cụt
 F1 100% thân xám, cánh dài.
 ♀F1 thân xám,cánh dài x ♂ đen, cụt 
 Fa 495 thân xám,cánh dài ; 944 đen,cụt
 206 thân xám, cánh cụt ; 185 đen, dài
2. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen:
- Gen quy định màu thân và kích thước cánh nằm trên cùng 1 NST. 
Khi giảm phân: Đa số TB các gen này đi cùng nhau, ở 1 số tb xảy ra tiếp hợp dẫn đến trao đổi đoạn NST giữa 2 NST trong cặp tương đồng (đoạn trao đổi chứa 1 trong 2 gen trên)® hoán vị gen
- Tần số hoán vị gen=%số cá thể có KH tái tổ hợp
- Tần số hoán vị gen(f%)=tổng tỷ lệ% giao tử sinh ra do hoán vị.
- Tần số hoán vị gen(f%)» 0% - 50% (f%£50%)
- Các gen càng gần nhau trên NST thì f% càng nhỏ và ngược lại f% càng lớn.
III. Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen:
1.Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen:
- Các gen trên cùng 1 NST luôn di truyền cùng nhau nên duy trì sự ổn định của loài.
- Thuận lợi cho công tác chọn giống.
2. Ý nghĩa của hiện tượng hoán vị gen:
- Do hiện tượng hoán vị gen®tạo ra nhiều loại giao tử ®hình thành nhiều tổ hợp gen mới tạo nguồn nguyên liệu biến dị di truyền cho quá trình tiến hoá và công tác chọn giống. 
- Căn cứ vào tần số hoán vị gen ® trình tự các gen trên NST (xây dựng được bản đồ gen).
- Quy ước 1% hoán vị gen=1 cM(centimoocgan)
3. Củng cố:
- Câu hỏi và bài tập cuối bài. 
* Kiến thức bổ sung:
+ Hoán vị gen thường xảy ra ở giới nào???
- Về mặt lý thuyết hiện tượng hoán vị gen đều có thể xảy ra ở cả 2 giới với tỷ lệ như nhau.
- Trên thực tế người ta thấy ở các loài NST xác định giới tính ( kiểu NST giới tính XX và XY) hiện tượng trao đổi chéo NST trong giảm phân dẫn dến hoán vị gen thường xảy ra ở giới chứa NST giới tính kiểu XX.
+ Số nhóm gen liên kết thường bằng số NST trong bộ đơn bội (n)???
- Mỗi NST thường chứa 1 p.tử ADN. Trên p.tử ADN các nuclêôtit thường liên kết với nhau rất bền vững đặc trưng cho p.tử ADN đó đồng thời có chứa các gen® các gen liên kết với nhau.
- Trong các quá trình phân bào các NST phân ly độc lập với nhau dẫn đến các gen trên NST đó cũng luôn di truyền cùng nhau hình thành nhóm gen liên kết.
- Trong tế bào sinh dưỡng các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng(2n). do đó số lượng nhóm gen liên kết bằng số cặp NST tương đồng ( n) 
+Tại sao tần số hoán vị gen không vượt quá 50% ( f% £ 50%)???
- Bình thường từ 1 tế bào sinh giao tử tối đa cho ra 2 loại giao tử với tỷ lệ tương đương( tính theo lý thuyết).
- Nếu xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân từ 1 tế bào sinh giao tử cũng chỉ cho ra 4 loại giao tử : 2 loại giao tử bình thường và 2 loại giao tử hoán vị với tỷ lệ tương đương nhau mỗi loại chiếm 50%.
- Nếu xảy ra trao đổi chéo ở tất cả các tế bào sinh giao tử thì sinh ra tỷ lệ các loại giao tử bình thường và giao tử có hoán vị tương đương nhau (mỗi loại giao tử =50%)® f% = 50%.
- Trên thực tế tần số trao đổi chéo giữa các NST kép trong cặp NST tương đồng trong các tế bào sinh giao tử thường nhỏ ( < 100% số tế bào tế bào sinh giao tử ) do đó tần số hoán vị gen f% < 50%.
*Chú ý:
- Hoán vị gen chỉ có thể xảy ra khi ta xét ít nhất với 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
- Trường hợp 2 cặp gen đều đồng hợp tử hoặc có 1 cặp dị hợp tử thì hoán vị gen có xảy ra nhưng không đem lại hiệu quả ( Không làm thay đổi kiểu gen của giao tử hình thành)
- Trường hợp có từ 3 cặp gen trở lên hoán vị gen có thể xảy ra ở giữa các gen. Nếu xảy ra ở 1 điểm hay ở 2 điểm không cùng lúc® hoán vị đơn. Nếu xảy ra ở 2 điểm cùng lúc ® hoán vị kép.
- Các giao tử cùng loại( liên kết, hoán vị) thường có tỷ lệ tương đương nhau. Tỷ lệ các loại giao tử liên kết > tỷ lệ các loại giao tử hoán vị đơn> tỷ lệ các loại giao tử hoán vị kép.
4. Dặn dò:
	- Trả lời câu hỏi SGK
- Tìm hiểu DT liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày........, tháng......., 2009
	 Tổ trưởng kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 11 Sinh hoc 12 Can ban.doc