GIáo án Sinh 12 cơ bản bài 1 đến 7

GIáo án Sinh 12 cơ bản bài 1 đến 7

TIẾT 1 - BÀI 1

I . Mục tiêu :

 1/ Kiến thức :

 - Trình bày được khái niệm và mô tả (vẽ sơ đồ) cấu trúc chung của gen.

 - Trình bày được khái niệm mã di truyền và các đặc điểm chung của nó.

 - Từ mô hình tái bản ADN, mô tả các bước của quá trình tự nhân đôi ADN làm cơ sở cho tự nhân đôi của NST.

 2/ Kĩ năng :

 - Rèn luyện và phát triển tư duy phân tích, khái quát hóa .

 3/ Giaó dục :

 - Tích hợp giáo dục môi trường, bảo vệ động thực vật quí hiếm.

 

doc 28 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "GIáo án Sinh 12 cơ bản bài 1 đến 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14 / 08 / 2010
PHẦN V :
DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
TIẾT 1 - BÀI 1 
I . Mục tiêu :
	1/ Kiến thức :
	- Trình bày được khái niệm và mô tả (vẽ sơ đồ) cấu trúc chung của gen.
	- Trình bày được khái niệm mã di truyền và các đặc điểm chung của nó.
	- Từ mô hình tái bản ADN, mô tả các bước của quá trình tự nhân đôi ADN làm cơ sở cho tự nhân đôi của NST.
	2/ Kĩ năng :
	- Rèn luyện và phát triển tư duy phân tích, khái quát hóa .
	3/ Giaó dục : 
	- Tích hợp giáo dục môi trường, bảo vệ động thực vật quí hiếm.
II . Chuẩn bị 
-Giaó viên :
	+ Tranh phóng to bảng 1, hình 1.2 trong SGK, tranh nhỏ từng bước trong cơ chế tự nhân
 đôi của ADN
+Hình vẽ cơ chế tự nhân đôi của ADN
-Học sinh : Ôn lại kiến thức lớp 9 về cấu trúc ADN và cơ chế tự tổng hợp ADN
III . Hoạt động dạy học :
	1/ Ổn định lớp :(1’)
	2/ Kiểm tra bài cũ :(1’)
 Giaó viên giới thiệu chương trình sinh học 12:Kế thừa chương trình sinh học 10 và 11,
 3/ Bài mới : Mở bài : Mọi đặc điểm của SV đều được qui định bởi gen
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
10’
14’
14’
HĐ I. Tìm hiểu về gen:
 - Gen là gì ?
 * GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức lớp 10 có liên quan -Vì sao đều được cấu tạo từ ADN nhưng mỗi gen lại qui định tính trạng khác nhau ?
* GV yêu cầu HS đọc mục I.2 thảo luận nhóm để mô tả được cấu trúc chung của gen
- Mỗi gen cấu trúc có mấy vùng ? đó là những vùng nào (vị trí ) ?
- Đặc điểm nổi bật của từng vùng?
- Chức năng mỗi vùng là gì ?
* GV treo tranh vẽ sơ đồ cấu trúc gen B,hỏi:
- Hình vẽ trên đã hợp lí chưa ? Tại sao ?
- Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử prôtêin mà nó qui định tổng hợp ?
* GV yêu cầu HS nhắc lại cấu trúc của ADN 
- Xác định chiều của mạch khuôn, mạch bổ sung? Vận dụng trên gen B phù hợp 
.
 - Sự khác nhau giữa gen cấu trúc ở SV nhân sơ và SV nhân thực?
HĐ2: Tìm hiểu mã di truyền
- Mã di truyền là gì ?
- Taị sao mã di truyền lại là mã bộ ba ?
 -Có bao nhiêu mã bộ ba ?
Cho HS quan sát bảng 1 SGK 
GV hướng dẫn HS cách đọc mã di truyền trên bảng 1
* GV đặt vấn đề: Mã DT có đặc điểm gì?
 Gợi ý :
- Cách đọc mã di truyền trên 1 gen?
- Một bộ ba mã hóa được mấy a.a ? Có trường hợp nào đặc biệt không?
- Có bộ ba nào không mã hóa a.a ?
- Có phải mỗi a.a đều chỉ do một bộ ba mã hóa qui định ?
- Mã di truyền ở các loài khác nhau có khác nhau ?
HĐ3:Tìm hiểu quá trình nhân đôi của ADN
* GV hỏi:
- ADN nhân đôi trong pha nào của chu kì tế bào ?
 GV cho HS quan sát toàn bộ quá trình tự nhân đôi của ADN và đưa ra câu hỏi: Qúa trình gồm mấy bước chính ?
Lưu ý HS:
+ Enzim nào tham gia ?
+ Hoạt động của các mạch đơn?
+ Hình dạng của ADN thay đổi như thế nào?
+ Nhận xét về cấu trúc của 2 ADN con?
+ Nguyên tắc bán bảo toàn có ý nghĩa gì ?
- Tóm lại, cơ chế tự nhân đôi của 1 phân tử ADN ban đầu qua n lần có kết quả như thế nào ? ý nghĩa trong quá trình phan bào?
 Khái niệm gen
HS thảo luận nhóm nhỏ 
 - ADN có tính đa dạng 
 Gen có tính đa dạng 
 HS đọc mục I.2 SGK, thảo luận nhóm, cử đại diẹn điền thông tin vào bảng PHT-1: tìm hiểu cấu trúc gen
 Các nhóm nhận xét và kết luận đáp án..
 HS vận dụng kiến thức đã học về cấu trúc gen, đặc biệt lưu ý đến mạch gốc và chiều của mạch gốc 
 - Chưa hợp lí vì chưa xác định được mạch nào là mạch gốc .
 - Vùng mã hóa.
 HS vận dụng kiến thức về ADN có 2 mạch xoắn ngược chiều .
m.gốc 3’
m.BS 5’
Vùng1
Vùng2
Vùng3
5’
3’
- Mạch khuôn luôn có chiều 3’-5’(mạch có nghĩa)
- Mạch BS có chiều 5’-3’.
m.gốc 3’ 5’ 
 vùng1 vùng 2 vùng 3
m.BS 5’ 3’ 
 HS đọc SGK
HS đọc thông tin mục II SGK
 Mã di truyền
 Khái niệm mã di truyền
- Có 64 mã bộ ba. 
 Tập xác định một số mã di truyền trên bảng mã di truyền 
 HS sử dụng bảng mã di truyền đọc SGK ,nhận xét 
à Cách đọc mã di truyền
- Có a.a chỉ do một bộ ba mã hóa (bộ ba mở đầu AUG mã hóa Mêtionin)
- Có a.a do nhiều bộ ba cùng mã hóa.
- Có ba bộ ba kết thúc không mã hóa a.a 
 (UAA, UAG, UGA)
- 1 a.a có thể do 1 hoặc 1 số bộ ba mã hóa qui định 
 Đặc điểm chung của mã di truyền ( SGK )
 HS sử dụng kiến thức lớp 10
=>Pha S
 HS quan sát tranh vẽ quá trình nhân đôi ADN 
=>3 bước chính
 Quan sát giai đoạn 1, dựa trên gợi ý của GV
=>
+ Enzim tháo xoắn
+ Hai mạch đơn tháo xoắn
+ Đoạn ADN à chạc chữ Y
 Quan sát giai đoạn 2, dựa trên gợi ý của GV à
+ Ezim ADN-Polimeraza
+ Mạch khuôn à mạch mới
 theo NTBS
+ NTBS:A=T;G≡X
+ khuôn 3’-5’àmạch mới
 Liên tục
+ khuôn ̀5’-3’àmạch mới
 Gián đoạn
+ Nguyên liệu lấy từ môi trường nội bào.
+ Mạch mới của ADN chỉ được tổng hợp theo chiều 5’-3’.
 Quan sát giai đoạn 3, thảo luận câu hỏi GV đưa ra è
+ Giống khuôn mẫu, giống nhau
+ Bảo tồn mã di truyền qua các thế hệ tế bào ,cơ thể.
 HS có thể tư duy logic à
I. Gen:
- Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một sản phẩm nhất định ( chuỗi polipeptit hay ARN )
- Sự đa dạng của gen chính là đa dạng di truyền (đa dạng vốn gen) . 
 I.2/ Cấu trúc chung của gen cấu trúc:
 Mỗi gen mã hóa prôtêin gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit
Tên vùng
(1)Vùng khởi đầu
(2)Vùng mã hóa
(3)Vùng kết thúc
Vị trí trên mạch mã gốc
Đầu 3’
Nằm giữa vùng khởi đầu và vùng kết thúc
Đầu 5’
Nhiệm vụ
Khởi động, kiểm soát quá trình phiên mã
Mang thông tin mã hóa a.a
Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã
- SV nhân sơ: Vùng mã hóa liên tục
 (gen không phân mảnh) 
- SV nhân thực: Vùng mã hóa không liên tục (gen phân mảnh)
II . Mã di truyền
 II.1. Khái niệm
 -Là trình tự các nuclêôtit trong gen qui định trình tự các a.a trong prôtêin : cứ 3 nuclêôtit đứng kế tiếp nhau bắt đầu từ một điểm xác định trên mạch mã gốc qui định 1 a.a trên phân tử prôtêin.
 II.2.Mã di truyền là mã bộ ba :
- Có 64 mã bộ ba (bảng mã di truyền).
- Gen giữ thông tin di truyên dạng mã di truyền , phiên mã sang mARN, dịch mã thành trình tự a,a trên chuỗi pôlipeptit .
 II.3.Đặc điểm chung của mã di truyền
- Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục .
- Mã di truyền có tính đặc hiệu: 1 bộ ba chỉ mã hóa 1 a.a.
- Mã di truyền có tính thoái hóa: nhiều bộ ba cùng xác định 1 a.a .
(trừ AUG mã hóa Met và UGG mã hóa Trp). 
- Mã di truyền có tính phổ biến :các loài đều chung 1mã di truyền .
III. Sự tự nhân đôi của ADN ( tái bản ADN )
 Gồm 3 bước :
1. Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN
Nhờ các enzim tháo xoắn , 2 mạch đơn của ADN tách dần→chạc chữ Y
2. Bước 2 : Tổng hợp các ADN mới
- Enzim ADN-polimeraza sử dụng 1 mạch làm khuôn (nguyên tắc khuôn mẫu) tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.
-Trên mạch khuôn 3’-5’, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục ; trên mạch khuôn ̀̀5’-3’, mạch bổ sung tổng hợp ngắt quãng (đoạn okazaki), sau nới lại nhờ ezim nối.
3. Bước 3 : Hai phân tử ADN con được tạo thành
- Giống nhau, giống ADN mẹ
- Mỗi ADN con đều có một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn).
* Kết quả và ý nghĩa:
- 1 phân tử ADN qua n lần tự nhân liên tiếp tạo 2n ADN con giống nhau và giống với ADN mẹ.
- Thông tin di truyền được truyền đạt nguyên vẹn qua các thế hệ TB nhờ 2 nguyên tắc cơ bản trong quá trình nhân đôi: NTBS và NTBBT.
5’
HĐ4: Củng cố 
- Trả lời câu hỏi SGK 1,2,3,4,5 trang 10
- Làm bài tập 6 SGK trang 10 ( Đáp án : C )
- Làm bài tập trắc nghiệm.
4. Dặn dò:
- Nghiên cứu trước bài “Phiên mã và dịch mã”
IV. Rút kinh nghiệm – bổ sung
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 17/ 08 / 2010
Tiết 2 – Bài 2
I. Mục tiêu :
	1. Kiến thức ;
	- HS nắm được cơ chế phiên mãvà dịch mã.
	- Giaỉ thích được vì sao thông tin di truyền giữ ở trong nhân mà vẫn chỉ đạo được sự tổng hợp
 prôtêin ở ngoài nhân.
	2. Kĩ năng :
	-Rèn luyện và phát triển tư duy suy luận ở HS .
	3. Giaó dục :
	- Có quan niệm đúng đắn về tính vật chất của hiện tượng di truyền.
II. Chuẩn bị :
	- GV :+ Các hình vẽ 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 trong SGK
-HS : + Nghiên cứu trước bài “Phiên mã và dịch mã”
	 + Hoàn thành phiếu học tập về ADN trên bảng phụ ( theo nhóm ).
 + Kẻ sẵn PHT số 1 về ARN vào trong vở học.
	 + Kẻ sẵn PHT số 2 : Điểm khác nhau giữa ARN mới tổng hợp ở SV nhân sơ và SV nhân
 chuẩn vào bảng phụ hoàn thành trước theo nhóm. 	
III. Tiến trình tiết dạy :
1.Ổn định tổ chức:(1’)
2.Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Khái niệm gen, mã di truyền , đặc điểm chung của mã di truyền?
- Cơ chế tự nhân đôi của ADN?
3. Bài mới:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
15’
(1’)
(4’)
(10’)
15’
HĐI. Tìm hiểu cơ chế
 phiên mã : 
GV yêu cầu HS đọc mục I.1 SGK, tìm các từ hay cụm từ mô tả về “phiên mã” để trả lời câu hỏi:
- Nêu khái niệm phiên mã?
- Qúa trình này xảy ra ở đâu trong tế bào? Vào thời kì nào của quá trình phân bào?
 GV yêu cầu HS trình bày nội dung PHT về ARN đã được chuẩn bị trước nhà 
 GV đưa ra đáp án đúng để HS tự sửa lỗi.
 GV hướng dẫn HS quan sát sơ đồ hình 2.2 SGK phóng to về cơ chế phiên mã.Hỏi:
- Hình vẽ thể hiện điều gì?
- Những thành phần nào được vẽ trên hình?
- Qúa trình được chia làm mấy giai đoạn?
* GV hướng dẫn HS quan sát giai đoạn mở đầu:
- Enzim nào tham gia? 
- Vị trí tiếp xúc của Enzim vào gen? 
- Sự thay đổi của mạch gen sau khi enzim tác động?
 -Mạch nào làm khuôn tổng hợp ARN?
 *GV hướng dẫn HS quan sát giai đoạn kéo dài:
- Enzim nào tham gia? 
- Chiều di chuyển của Enzim trên mạch gốc? → chiều mARN đang được tổng hợp?
- Hoạt động của mạch khuôn và sự tạo thành mạch bổ sung như thế nào? 
- Nguyên tắc nào chi phối? Nguyên tắc này có ý nghĩa gì trong việc truyền thông tin tin di truyền?
 * GV hướng dẫn HS quan sát giai đoạn kết thúc:
- Vị trí tiếp xúc của enzim? 
- Tại sao quá trình phiên mã được dừng lại?.
* GV: Điểm khác nhau giữa ARN vừa mới tổng hợp ở SV nhân sơ và SV nhân thực?
 Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả đã hoàn thành ở nhà, nhóm khác bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
 GV đưa ra đáp án đúng. HStự sửa -> chính xác
HĐII.Tìm hiểu cơ chế dịch mã
* GV treo tranh vẽ về cơ chế dịch mã và hỏi: 
-Hình vẽ trên thể hiện gì? Xảy ra ở đâu trong tế bào? 
 HS đọc mục I.SGK+ kiến thức lớp 9
=>
+ Khái niệm phiên mã.
+ Xảy ra ở nhân tế bào, vào kì trung gian của quá trình phân bào..
 Đại diện 1 nhóm HS trình bày nội dung đáp án PHT đã chuẩn bị ở nhà trên bảng phụ
 Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 HS tự hoàn thành nội dung vào bảng đã kẻ sẵn trong vở.
 HS quan sát sơ đồ H.2.2 SGK, thảo luận
à kết luận:
+ cơ chế sao mã.
+ Thành phần tham gia :
 -ADN.
 -ARN-Polimeraza.
 -Các nuclêôtit tự do
+ 3 giai đoạn.
HS đọc SGK mục II.2
=>kết luận:
+Enzim ARN-Polimeraza.
+Vùng điều hòa.
+ADN tháo xoắn từ từ theo sự di chuyển của enzim.
+Mạch 3’-5’. 
 HS đọc SGK, quan sát hình 2.2 => kết luận:
+Enzim ARN-Polimeraza.
+Chiều dc của  ... xa trước và sau khi trở thành thể tứ bội?
à Khái niệm ĐB dị đa bội.
à Cơ chế phát sinh ĐB dị đa bội
- Thế nào là thể song nhị bội?
- Phân biệt hiện tượng tự đa bội và hiện tượng di đa bội?
- Hậu quả và vai trò của thể ĐB đa bội?
- Giải thích tại sao thể đa bội lại có đặc điểm trên?
 HS đọc phần mở đầu của bài tìm những từ hay cụm từ mô tả về ĐB số lượng NST à
HS quan sát hình 6.1 SGKà
+ Các dạng ĐB lệch bội
+ Các dạng ĐB lệch bội có sự thay đổi về số lượng NST trong tế bào (tăng lên hoặc giảm xuống). Sự thay đổi đó có thể xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp NST tương đồng.
 HS đọc mục 2 SGK à cơ chế phát sinh ĐB lệch bội
- Do rối loạn phân bào.
- Kì sau của cả hai lần phân bào
- Sự không phân li xảy ra ở kì sau 1, hoặc kì sau 2 cho kết quả ĐB giống nhau → giao tử không bình thường: (n+1) và (n-1).
- (Mỗi nhóm viết 1 khả năng tạo ra thể ĐB lệch bội – gọi tên dạng ĐB lệch bội đó)
 Cả lớp nhận xét à thống nhất
HS đọc mục 3 SGK, liên hệ với đặc điểm ĐB lệch bội à hậu quả ĐB lệch bội
à Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
à Sử dụng lệch bội (thể không nhiễm) để đưa các NST theo ý muốn vào một giống cây trồng → cây lai.
Vì đưa bộ NST loài trở về trạng thái lưỡng bội.
HS đọc mục II SGKàcó 2 dạng ĐB đa bội :
+ tự đa bội
+ dị đa bội
à+ khái niệm ĐB tự đa bội.
 + các dạng ĐB tự đa bội
 HS thảo luận à
HS quan sát hình 6.2 SGK
àCơ chế phát sinh thể tam bội và thể tứ bội .
à Do sự phân li hoặc không phân li tất cả các cặp NST trong phân bào giảm nhiễm.
à hai trường hợp có thể xảy ra ĐB đa bội
à Do sự không phân li tất cả các cặp NST trong phân bào nguyên nhiễm.
à Lệch bội chỉ xảy ra với 1 hoặc vài cặp NST, tự đa bội xảy ra với cả bộ NST.
HS quan sát hình 6.3 SGK
àCơ chế hình thành các thể dị đa bội.
àLai xa
à- Trước ĐB: trong 1tb có cả bộ NST đơn bội của 2 loài.
- Sau ĐB: trong 1tb có cả bộ NST lưỡng bội của 2 loài.
à Khái niệm ĐB dị đa bội
à Cơ chế phát sinh ĐB dị đa bội.
à Trong 1 tb có cả bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau.
 HS có thể thảo luận nhóm dựa trên những đặc điểm của 2 dạng ĐB đa bội à
-Tự đa bội là hiện tượng làm tăng lên nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng 1 loài.
- Dị đa bội là hiện tượng làm tăng lên nguyên lần bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau.
 HS đọc SGK, liên hệ kiến thức sinh học và quan sát hình 6.4 SGK
à Hậu quả và vai trò của ĐB đa bội
à ý nghĩa
 Ở TV : Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến.
 Ở ĐV: đa bội thể là hiếm. Thường gặp ở các loài lưỡng tính hay các loài trinh sản.
à - Hàm lượng ADN tăng gấp đôi → quá trình tổng hợp các chất này diễn ra mạnh mẽ.
- Trạng thái tồn tại của NST không tương đồng gặp khó khăn trong phát sinh giao tử.
- Cơ chế xác định giới tính ở ĐV bị rối loạn, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản.
* Khái niệm chung về ĐB số lượng NST:
 - Là ĐB làm thay đổi về số lượng NST trong tế bào.
 Các dạng ĐB số lượng NST:
 + ĐB lệch bội. 
 + ĐB đa bội.
I. ĐB lệch bội:
1. Khái niệm và phân loại:
- Khái niệm : Là những thay đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 hay một số cặp NST tương đồng.
- Phân loại:
+ Thể không (2n-2).
+ Thể một (2n-1)
+ Thể một kép (2n-1-1)
 +Thể ba (2n+1)
 +Thể bốn (2n+2)
 +Thể bốn kép (2n+2+2). 
2. Cơ chế phát sinh:
 Do sự rối loạn trong phân bào làm cho một hay vài cặp NST không phân li ( chủ yếu trong giảm phân ) . 
 Trong nguyên phân (tb sinh dưỡng) sự rối loạn trong phân bào làm cho một hay vài cặp NST không phân li à một phần cơ thể mang ĐB lệch bội và hình thành thể khảm.
3. Hậu quả:
 Mất cân bằng của toàn hệ gen; thường giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản hoặc chết..
 Vd: Ở người :
- Ba NST số 21 → Bệnh Đao
-Chỉ có 1 NST giới tính X → Bệnh Tớcnơ ...
4. Ý nghĩa :
-Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.
- Sử dụng lệch bội (thể không nhiễm) để đưa các NST theo ý muốn vào một giống cây trồng nào đó → cây lai mang các đặc điểm mong muốn.
II. Đột biến đa bội :
 1. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội:
 a. Khái niệm:
- Tự đa bội là hiện tượng làm tăng nguyên lần số NST đơn bội của cùng 1 loài ( lớn hơn 2n )trong 1 tế bào.
 - Thể tự đa bội là cơ thể có 3 hoặc nhiều hơn 3 bộ NST đơn bội của loài.
- Đa bội chẵn: 4n, 6n, 8n,..
- Đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n,...
 b. Cơ chế phát sinh: 
 Do sự không phân li tất cả các cặp NST trong phân bào.
 Ví dụ :ở SV lưỡng bội (2n ), sự không phân li của tất cả các cặp NST :
- trong giảm phân → gt 2n
* t/hợp1: gt 2n + gt 2n 
 ↓ 
 Thể tứ bội (4n) 
* t/hợp2: gt 2n + gt n 
 ↓ 
 Thể tam bội (3n) 
- trong nguyên phân: trong lần phân bào đầu tiên của hợp tử lưỡng bội, tất cả các cặp NST nhân đôi nhưng không phân chia → tb 4n → thể tứ bội
2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội:
a. Khái niệm:
Dị đa bội là hiện tượng làm gia tăng nguyên lần số bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau trong một tế bào.
b. Cơ chế phát sinh: 
- Lai khác loài (A và B) → con lai lưỡng bội bất thụ AB.
- Ở cơ thể con lai AB xảy ra ĐB đa bội: Do sự không phân li của bộ NST A và bộ NST B → gt lưỡng bội AB.
- Các gt lưỡng bội có thể tự thụ phấn → thể tứ bội AABB hữu thụ (Thể song nhị bội).
* Sơ đồ lai:
3. Hậu quả và vai trò của ĐB đa bội :
 + TB to, cơ quan sinh dưỡn lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt. ( năng suất cao , phẩm chất tốt )
+ Các thể tự đa bội lẻ không sinh giao tử bình thường .
+ Khá phổ biến ở TV, hiếm ở ĐV.
Vd:- Lúa mì 6n = 42
khoai tây 4n = 48
dâu tây 8n = 56
chuối nhà 3n = 27 
+ Có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống.
5’
HĐ 3. Củng cố: 
- Trả lời các câu hỏi SGK(1,2,3,4) Trang 30.
- Làm bài tập 5 SGK (đáp án:D).
4. Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị thực hành: châu chấu đực 2 con / 1 nhóm 6 HS.
- Đọc trước bài thực hành, chuẩn bị cho tiết sau.
IV. Rút kinh nghiệm- Bổ sung:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 15/ 9/ 2010.
Tiết 7 – Bài 7:
I. Mục tiêu:
	- Quan sát được bộ NST dưới kính hiển vi.
	- Xác định được một số dạng đột biến NST trên các tiêu bản cố định.
	- Rèn luyện kĩ năng xác định số lượng NST dưới kính hiển vi.
	- Xác định được các cặp NST tương đồng của người trên ảnh chụp.
	- Giáo dục ý thức làm việc khoa học , cẩn thận chính xác.
II. Chuẩn bị:
- GV: + Dụng cụ: kính hiển vi quang học kèm theo vật kính 10x, 40x, và thị kính 10x, lamen, lam kính, kim phân tích , kéo.
 + Tiêu bản cố định bộ NST tế bào bạch cầu của người bình thường và bộ NST bất thường của người.
 + Các bản photo ảnh chụp bộ NST bình thường của người với độ phóng đại lớn.
 + Các ảnh chụp bộ NST bất thường ở người từ tiêu bản cố định. 
 + nước cất, oocxein axetic 4-5%.
- HS: Châu chấu đực. 
III: Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp(1’)
2. kiểm tra bài cũ: (5’)
GV chia nhóm HS, cử nhóm trưởng, kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Trong mỗi nhóm lại phân công mỗi thành viên thực hiện một nhiệm vụ :
Chọn tiêu bản quan sát,. Lên kính và quan sát , đếm số lượng NST.
Phân biệt các dạng đột biến và các dạng bình thường
Chọn mẫu mổ, tiến hành mổ.
Làm tiêu bản tạm thời, lên kính để quan sát
Phân dụng cụ cho mỗi nhóm gồm: 1 kính hiển vi và các loại tiêu bản.
3. Bài thực hành:
Nội dung 1: Quan sát các dạng ĐB số lượng NST trên tiêu bản cố định. (15’)
GV nêu MĐYC của nội dung thí nghiệm 1: HS phải quan sát thấy , đếm được số lượng và vẽ được hình thái của bộ NST trên các tiêu bản cố định có sẵn.
GV hướng dẫn các bước tiến hành và thao tác mẫu:
Đặt tiêu bản trên kinh hiển vi và nhìn từ ngoài ( chưa qua thị kính ) để điều chỉnh cho vùng có vật mẫu trên tiêu bản vào giữa vùng sáng.
Quan sát toàn bộ tiêu bản từ đầu này đến đầu kia dưới vật kính 10x để sơ bộ xác định vị trí của những tế bào mà NST đã bung ra.
Chỉnh vùng có nhiều tế bào vào giữa trường kính và chuyển sang quan sát dưới vật kính 40x.
HS tiến hành theo hướng dẫn của GV:
Thảo luận nhóm theo kết quả quan sát được .
Vẽ hình thái NST ở một tế bào thuộc mỗi loại vào vở.
Đếm số lượng NST trong mỗi loại tế bào và ghi vào vở.
Nội dung 2: Làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST. (17’)
	GV nêu MĐYC của nội dung thí nghiệm nội dung 2: HS phải làm thành công tiêu bản tạm thời NST của tế bào tinh hoàn châu chấu đực.
GV hướng dẫn HS các bước tiến hành và làm thao tác mẫu:
dùng kéo cắt bỏ cánh và chân của châu chấu đực.
Tay trái cần phần đầu ngực, tay phải kéo phần bụng ra ( tách khỏi ngực ) sẽ có một số nội quan trong đó có tinh hoàn bung ra.
Đưa tinh hoàn lên lam kính, nhỏ vào đó vài giọt nước cất.
Dùng kim phân tích tách mỡ xung quang tinh hoàn , gạt sạch mỡ ra khỏi lam kính.
Nhỏ Oocxein axetic lên tinh hoàn để nhuộm trong thời gian 15 - 20 phút.
Đậy lamen, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt lamen ch tế bào dàn đều và vỡ để NST bung ra.
Đưa tiêu bản lên kính để quan sát : Lúc đầu quan sát ở bội giác nhỏ, sau ở bội giác lớn.
( Lưu ý HS cách phân biệt châu chấu đực và châu chấu cái; ki thuật mổ tránh làm nát tinh hoàn, làm nhanh tay, nhẹ nhàng. Kĩ thuật lên kính và quan sát tiêu bản )
HS thao tác thực hành theo sự hướng dẫn của GV
 Đếm số lượng và quan sát kĩ hình thái của từng NST để vẽ vào vở.
GV có thể nêu câu hỏi để HS thấy hứng thú trong thực hiện thí nghiệm:
- Điều gì giúp chúng ta làm thí nghiệm này thành công?
HS có thể tự tìm cho mình “bí quyết” thông qua quá trình thực tiễn làm tiêu bản tạm thời.
Cuối giờ, GV yêu cầu HS dọn vệ sinh phòng thí nghiệm, lau chùi dụng cụ thí nghiệm và để lại đúng vị trí ban đầu
4. Đánh gia – Tổng kết: (5’)
- GV tổng kết , nhận xét chung . Đánh giá những thành công của từng cá nhân , từng nhóm. Những kinh nghiệm rút ra từ chính thực tế thực hành của các em .
IV. Hướng dẫn về nhà: (1’)* Từng HS viết báo cáo thu hoạch vào vở:
1. Hoàn thành bảng kết quả
 2. Mô tả cách làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST ở tế bào tinh hoàn châu chấu đực. 
 * Nghiên cứu trước bài “Qui luật phân li độc lập”
V. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 12 ca nam chuan.doc