Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 6: Đột biến số lượng nhiểm sắc thể

Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 6: Đột biến số lượng nhiểm sắc thể

Bài 6: Đột biến số lượng nhiểm sắc thể

I/ Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

- Trình bày khái niệm về đột biến số lượng nhiểm sắc thể.

- Nêu được khái niệm, phân loại, cơ chế hình thành, các đặc điểm của lệch bội và ý nghĩa của nó

- Phân biệt tự đa bội và dị đa bội và cơ chế hình thành.

- Trình bày được hiện tượng đa bội thể trong tự nhiên.

II/ Phương tiện dạy học:

Tranh phóng to các hình 6.1 – 4 sgk

III/ Tiến trình bài giảng:

1, Ổn định tổ chức lớp:

Kiểm tra sỉ số lớp

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1362Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 6: Đột biến số lượng nhiểm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 4 ngày 17 Tháng 9 năm 2008
Tiết 6
Bài 6: Đột biến số lượng nhiểm sắc thể
I/ Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Trình bày khái niệm về đột biến số lượng nhiểm sắc thể.
- Nêu được khái niệm, phân loại, cơ chế hình thành, các đặc điểm của lệch bội và ý nghĩa của nó
- Phân biệt tự đa bội và dị đa bội và cơ chế hình thành.
- Trình bày được hiện tượng đa bội thể trong tự nhiên.
II/ Phương tiện dạy học:
Tranh phóng to các hình 6.1 – 4 sgk
III/ Tiến trình bài giảng:
1, ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sỉ số lớp
2, Kiểm tra bài củ: 
- Đột biến cấu trúc NST là gì? Có những dạng nào? Hậu quả của từng dạng?
- Trong các loại đột biến cấu trúc NST, loại nào ít nguy hại nhất? Vì sao?
3, Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản (ghi bảng)
- Bộ NST lưỡng bội là gì? Bộ NST đơn bội là gì? Đặc điểm của Bộ NST lưỡng bội? HS: Bộ NST lưỡng bội là NST tồn tại thành từng cặp đồng dạng còn Bộ NST đơn bội là NST tồn tại thành từng chiếc. VD ở người 2n = 46, n = 23
- Trong TB sinh dưỡng khi thay đổi số NST ở mổi cặp không phải là 2 thì kết quả sẽ ntn? HS: có ĐB lệch bội xãy ra 
- Vậy Đb lệch bội là gì? Gồm những dạng nào? HS trả lời theo nội dung 
- Theo em nguyên nhân nào đã làm xuất hiện Đb lệch bội? HS: do NST không phân li trong quá trình phân bào
- Bằng kiến thức giảm phân và thụ tinh em hảy giải thích nguyên nhân xuất hiên thể một và thể ba nhiểm?
HS: TB 2n giảm phân cho hai loại gt (n+1) và (n-1) Khi gt (n+1) kết hợp với gt bình thường (n) tạo ra thể ba nhiểm (2n+1). Khi gt (n-1) kết hợp với gt bình thường (n) tạo ra thể một nhiểm (2n-1) 
- ĐB dị bội có hậu quả có nghiêm trọng không? Vì sao? HS trả lời như phần kiến thức cơ bản
- HS nghiên cứu phần ý nghĩa rút ra kết luận như phần nội dung cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
I/ Lệch bội
1. Khái niệm và phân loại
- ĐB lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 hay một số cặp NST
- ở sinh vật lưỡng bội thường có 4 dạng
Thể không (2n-2), thể một (2n-1), thể một kép (2n-1-1), thể ba (2n+1), thể bốn (2n+2), thể bốn kép (2n+2+2)
2. Cơ chế hình thành
Do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một vài cặp NST không phân li
3. Hậu quả của lệch bội
- Tăng giảm NST làm mất cân bằng toàn bộ hệ gen nên gây chết hay giảm sức sống của sinh vật
- Ví dụ: 3 NST số 21 ở người gây nên hội chứng Đao
4. ý nghĩa của lệch bội
- Cung cấp nguyên liệu cho qua trình tiến hoá và chọn giống. Dùng lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST
Kiến thức cơ bản (ghi bảng)
- Đa bội htể là gì? HS trả lời như phần KTCB
- Nguyên nhân nào làm tăng bộ đơn bội trong thể đa bội? HS trả lời như phần KTCB
- Vậy nguyên nhân nào làm xuất hiện thể đa bội chẵn và lẻ? HS:quan sát hình 7.2 để trả lời 
+ NST không phân li trong nguyên phân. Từ TB 2n tạo thành thể tứ bội (4n)
+ NST không phân li trong giảm phân. Từ TB 2n giảm phân cho gt đột biến 2n, gt này kết hợp với gt bình thường n tạo nên thể tam bội (3n)
- Phân tích hình 7.3 sgk tìm cơ chế hình thành dị đa bội? HS trả lời:
Loài A có bộ NST là AA giảm phân cho gt A
Loài B có bộ NST là BB giảm phân cho gt B
Gt A kết hợp với gt B tạo thành con lai AB bất thụ. Gt AB có thể tự thụ phấn tạo thành thể tứ bội (song nhị bội) AABB hữu thụ
- Tại sao đa bội htể ở thực vật lại phổ biến hơn ở động vật? HS: ở thực vật có khã năng sinh sản sinh dưỡng nên có thể để lại nòi giống dù bất thụ. Còn ở động vật các đa bội gây rối loạn cơ chế xác định giới tính dẫn tới vô sinh và gây chết nên hiếm hơn ở TV
- Tại sao thể đa bội ở TV có TB to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt? HS: TB đa bội có hàm lượng AND lớn dẫn tới sinh tổng hợp mạnh.
II/ Đa bội thể
1. Khái niệm
- Đa bôi thể là hiện tượng trong TB chứa số NST đơn bội lớn hơn 2n(3n, 4n, 5n)
- Do sự không phân li của tất cả các cặp NST trong phân bào
2. Các dạng đa bội thể
a) Tự đa bội
- Là sự tăng số NST đơn bội của cùng 1 loài lên số nguyên lần
- Ví dụ: 3n, 4n, 5n(có đa bội chẵn và đa bội lẻ)
b) Dị đa bội
- Là hiện tượng cả 2 bộ NST của 2 loài khác nhau cùng nằm trong 1 TB
- Ví du: kí hiêu bộ NST loài A là AA còn loài B là BB thì dị đa bọi là AABB
3. Đa bội thể trong tự nhiên
a) ở thực vật
Đa bội thể là hiện tượng khá phổ biến ở thực vật
b) ở động vật
Đa bội thể là hiện tượng rất hiếm ở động vật
c) Các đặc điểm của thể đa bội
- TB đa bội có số lượng NST tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chát hữu cơ xảy ra mạnh mẽ vì vậy thể đa bội có TB to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt.
- Cá thể tự đa bội lẻ hầu như không có khã năng sinh sản
4, Củng cố: HS ghi nhớ kiến thức trong khung
 Phân biệt lệch bội với đa bội. Tự đa bội với dị đa bội 
5, Bài tập: Bài tập trang 30 sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 6.doc