Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

Tiết 46

Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài học sinh cần phải:

- Nêu được khái niệm chuỗi, lưới thức ăn và các bậc dinh dưỡng, lấy ví dụ minh họa.

- Nêu được nguyên tắc thiết lập các bậc dinh dưỡng. Lấy ví dụ minh họa.

- Rèn kĩ năng phân tích, suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

- Nâng cao ý thức bảo vệ, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

II. Thiết bị dạy học

- Hình 43.1 – 3 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet.

- Máy tính, máy chiếu và phiếu học tập.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2821Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thø 2 ngµy 16 Th¸ng 3 n¨m 2009
TiÕt 46
Bµi 43: Trao ®æi vËt chÊt trong hÖ sinh th¸i
I. Mục tiêu: 
Sau khi học xong bài học sinh cần phải:
- Nêu được khái niệm chuỗi, lưới thức ăn và các bậc dinh dưỡng, lấy ví dụ minh họa.
- Nêu được nguyên tắc thiết lập các bậc dinh dưỡng. Lấy ví dụ minh họa.
- Rèn kĩ năng phân tích, suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
- Nâng cao ý thức bảo vệ, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.
II. Thiết bị dạy học
- Hình 43.1 – 3 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet.
- Máy tính, máy chiếu và phiếu học tập.
III. Tiến trình tổ chức bài học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?
- Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo có gì giống và khác nhau?
3. Bài mới: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái được thực hiện trong phạm vi quần xã sinh vật và giữa quần xã sinh vật với sinh cảnh.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- VD về 2 chuỗi thức ăn ở địa phương?
Hs lÊy mét sè vÝ dô: Cá ® bß ® ng­êi
- Đặc điểm của mỗi loài trong chuỗi thức ăn?
- Quan hệ của các loài sinh vật trong chuỗi thức ăn?
- Chuỗi thức ăn là gì?
GV: Hướng dẫn HS cách lập sơ đồ chuỗi TĂ
- Có mấy loại chuỗi thức ăn? VD minh họa?
- Thành phần loài trong mỗi loại chuỗi thức ăn?
- Tại sao chuỗi TĂ không quá dài?
- Viết các chuỗi thức ăn có trong quần xã?
- Xác định các loài sinh vật có trong nhiều chuỗi TĂ? 
Hoạt động của thầy và trò
I. Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật
1. Chuỗi thức ăn
- VD:
+ Lúa ® Sâu ăn lá ® Nhái ® Rắn ® Diều hâu
+ Chất mùn bã ® Giun đất ® Gà ® Cáo
® Chuỗi thức ăn: nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng, mỗi loài là một mắt xích sử dụng mắt xích phía trước làm thức ăn và là thức ăn của mắt xích phía sau.
- Các loại chuỗi thức ăn 
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng SVSX: Sinh vật tự dưỡng ® động vật ăn sinh vật tự dưỡng ® động vật ăn động vật.
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật phân giải: Sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ ® ĐV ăn sinh vật phân giải ® ĐV ăn động vật.
Nội dung
- Kết luận về vị trí của loài sinh vật trong QXSV?
- Thế nào là lưới thức ăn?
- Lập lưới TĂ của 1 ao cá?
- Thế nào là bậc dinh dưỡng?
- Phân biệt các bậc dinh dưỡng trong lưới TĂ? 
- Xác định tên sinh vật thuộc các bậc dinh dưỡng trong hình 43.1 SGK? 
- VD về tên các sinh vật trong mỗi bậc dinh dưỡng ở 1 QXSV địa phương?
- Ghi chú tên các bậc dinh dưỡng thay cho các chữ cái a, b, c  trong hình 43.2 SGK?
- So sánh độ lớn của các bậc dinh dưỡng? 
- Tại sao độ lớn các bậc dinh dưỡng lại không bằng nhau?
- Nguyên tắc và ý nghĩa của việc xây dựng các tháp sinh thái?
- Có mấy loại tháp sinh thái? Phân biệt các loại tháp sinh thái?
2. Lưới thức ăn
- Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.
- QXSV càng đa dạng về thành phần loài ® lưới thức ăn càng phức tạp.
3. Bậc dinh dưỡng
- Bậc dinh dưỡng: Tập hợp các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng trong lưới TĂ.
- Trong lưới thức ăn có nhiều bậc dinh dưỡng:
Cấp 1 (SVSX) ® cấp 2 (SV tiêu thụ bậc 1) ® 
cấp 3 (SV tiêu thụ bậc 2) ® ... ® cấp n. 
II. Tháp sinh thái
- Độ lớn các bậc dinh dưỡng không bằng nhau. Độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định bằng số cá thể, sinh khối hoặc năng lượng.
- Tháp sinh thái: Nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau (mỗi hình là 1 bậc dinh dưỡng), các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, chiều rộng khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng.
- Có ba loại tháp sinh thái: Tháp số lượng, sinh khối và năng lượng (SGK).
 4. Củng cố
- Kể tên các loài sinh vật trên đồng ruộng? Thiết lập chuỗi, lưới thức ăn từ VD? 
- Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 QX tự nhiên và 1 QX nhân tạo?
5. Hướng dẫn về nhà
- Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
- Tìm hiểu, chuẩn bị nội dung bài “Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 43.doc