Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 4: Đột biến gen

Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 4: Đột biến gen

Bài 4: Đột biến gen

I/ Mục tiêu:

Sau khi học xong học sinh cần:

- Nêu được khái niệm về đột biến gen

- Chỉ ra các nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen.

- Các đặc điểm và hậu quả chung của đột biến gen.

II/ Phương tiện dạy học:

Tranh phóng to hình 4.1 - 2 sgk. Máy chiếu

III/ Tiến trình bài giảng:

1, Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sỉ số, sơ đồ lớp

2, Kiểm tra bài củ:

- Operôn là gì? cấu trúc chung của operon:

- Nêu sự hoạt đông của Lac operon:

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 8881Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 4: Đột biến gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 7 ngày 13 Tháng 9 năm 2008
Tiết 4
Bài 4: Đột biến gen 
I/ Mục tiêu:
Sau khi học xong học sinh cần:
- Nêu được khái niệm về đột biến gen
- Chỉ ra các nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen.
- Các đặc điểm và hậu quả chung của đột biến gen. 
II/ Phương tiện dạy học:
Tranh phóng to hình 4.1 - 2 sgk. Máy chiếu
III/ Tiến trình bài giảng:
1, ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sỉ số, sơ đồ lớp 
2, Kiểm tra bài củ: 
- Operôn là gì? cấu trúc chung của operon:
- Nêu sự hoạt đông của Lac operon:
3, Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản (ghi bảng)
- Cấu trúc của ADN, gen được đặc trưng bởi những yếu tố nào? Hs trả lời: Đặc trưng bởi số lượng thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtít.
- Điều gì xẩy ra khi các đặc trưng đó thay đổi? Hs: Sẽ có đột biến gen xẩy ra.
- Hỏi: Đột biến gen là gì? Hs đã học ở lớp 9
- Tần số ĐB gen thấp có ý nghĩa gì? HS: Nói lên tính bảo thủ di truyền của sinh vật.
- Hỏi: Đột biến sẽ biểu hiện ra kiểu hình khi nào? Hs trả lời: đối với ĐB lặn chỉ biểu hiện kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp lặn.
- Hỏi: Đột biến khác với thể đột biến như thế nào? Hs: ĐB là biến đổi trong vật chất di truyền còn thể đột biến là biến đổi ở kiểu hình do đột biến gây nên.
- Hỏi: Căn cứ vào khái niệm em hảy cho biết có các dạng đột biến gen nào? Hs trả lời như kiến thức cơ bản.(Hs đã học ở lớp 9)
ẹ trong các dạng đột biến trên, dạng nào gây hậu quả lớn hơn? Giải thích. Hs trả lời: Đột biến thêm hoặc mất một cặp Nu có hậu quả lớn hơn vì mất hoặc thêm 1 cặp Nu đ trình tự các aa trong phân tử prôtein bị thay đổi đ thay đổi c/n của prôtêin
Hoạt động của thầy và trò
I/ Khái niệm và các dạng đột biến gen
1. khái niệm
-Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen.Thường liên quan đến một cặp nuclêôtít hoạc một số cặp nuclêôtít
- Tần số ĐB gen trong tự nhiên rất thấp
(10-6 – 10-4) và phụ thuộc đ/k MT
- Cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình được gọi là thể đột biến.
2. Các dạng đột biến gen
a) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit
 Thay thế 1 cặp Nu đ thay đổi thành phần các aa trong phân tử prôtêin.
b) Đột biến thêm hoặc mất một cặp Nu
 Mất hoặc thêm 1 cặp Nu đ mã di truyền bị đọc lệch kể từ điểm xảy ra đột biến cho đến cuối gen đ trình tự các aa trong phân tử prôtein bị thay đổi đ 
thay đổi chức năng của prôtêin
Kiến thức cơ bản (ghi bảng)
- Hỏi: Tần số ĐB gen lệ thuộc vào những yếu tố nào? Vì sao? GV: Để hiểu rỏ v/đ đó chúng ta nghiên cứu tiêp phần II
HS nghiên cứu mục II-1SGK và trả lời câu hỏi
- Hỏi: Nguyên nhân nào gây ra ĐB gen? (HS: Do những sai sót ngẫu nhiên trong quá trình tự nhân đôi AND hay do tác động của các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học)
- Hỏi: Vậy có thể giải thích cơ chế ĐB gen như thế nào?
- Hỏi: Em hãy nêu nguyên tắc trong tái bản ADN? HS: đó là nguyên tắc bổ sung A - T; G - X
- HS: Quan sát hình 4.1 sgk .
Trong hình có gì sai khác với NTBS ? vì sao? HS: G* không liên kết với X mà liên kết với T. Do G* là guanin hổ biên đã thay đổi vị trí liên kết hiđrô
- HS quan sát hình 4.2 và chỉ ra cơ chế gây ĐB của 
- Hỏi: Tại sao đa số đột biến gen là có hại? HS: Vì ĐB làm thay đổi tính trạng – phá vở trạng thái thích nghi của sv
- Hỏi: Giá trị của đột biến có phải không đổi không? Cho ví dụ. Hs trả lời: Giá trị của đột biến có thể thay đổi tuỳ vào môi trường hay tổ hợp gen khác nhau.
- Hỏi: Kết quả của đột biến gen là gì? HS: tạo ra alen mới
- Hỏi: Đột biến có vai trò ntn?
II/Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
1. Nguyên nhân
- Sai sót ngẫu nhiên trong phân tử AND
- Tác động của các tác nhân vạt li, hoá học, sinh học của môi trường
- Đột biến có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo
2. Cơ chế phát sinh đột biện gen
a) Sự kết cặp không đúng trong tái bản AND
- Trong TB tồn tại các bazơ nitơ dạng hiếm có những vị trí liên kết H bị thay đổi làm cho lien kết cặp đôi không đúng trong quá trình tái bản–phát sinh đột biến
- VD: G* kết cặp với T tạo nên ĐB 
căp G – X thành cặp A – T
b) Tác động của các tác nhân gây đột biến
- Tác động của các tác nhân vật lí
- Tác động của các tác nhân hoá học
Ví dụ 5BU thay thế A – T bằng G – X
- Tác động của các tác nhân sinh học
Các virut gây ĐB như: virut Herpes
III/ Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
1. Hậu quả của đột biến gen
- Đột biến gen đa sốlà có hại một số trung tính và rất ít có lợi
- Giá trị của ĐB có thể thay đổi tuỳ vào môi trường hay tổ hợp gen khác nhau.
2. Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen
a) Đối với tiến hoá
 Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
b) Đối với thực tiển
Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chon giống
4, Củng cố:
HS ghi nhớ phần kiến thức cơ bản trong khung
5, Bài tập:
 Làm các bài tập 1 – 5 sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 4.doc