Giáo án Sinh 12 CB bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Giáo án Sinh 12 CB bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

BÀI 37 - CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN

CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

I. MỤC TIÊU:

- Phân biệt và chỉ ra những dấu hiệu đặc trưng của quần thể có liên quan trực tiếp với nhau và với môi truờng sống cụ thể của quần thể.

- Phân tích được những ảnh hưởng trực tiếp đến quần thể.

- Chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được những ý nghĩa thực tiễn của nó.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

Hình 37.1, 37.2, 37.3 sách giáo khoa.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:

1. Ổn lớp: kiểm tra sĩ số

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2062Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 CB bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	GV: Trần Thanh Lâm
Tiết:	Ngày soạn: 31/12/2008
BÀI 37 - CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
I. MỤC TIÊU: 
Phân biệt và chỉ ra những dấu hiệu đặc trưng của quần thể có liên quan trực tiếp với nhau và với môi truờng sống cụ thể của quần thể.
Phân tích được những ảnh hưởng trực tiếp đến quần thể.
Chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được những ý nghĩa thực tiễn của nó.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: 
Hình 37.1, 37.2, 37.3 sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC: 
1. Ổn lớp: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
Quần thể là gì ? Các mối quan hệ cùng loài và ý nghĩa của nó ?
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1
? Các quần thể trong 1 loài phân biệt nhau ở những dấu hiệu nào ?
? Tỉ lệ giới tính là gì ?
? Tỉ lệ giới tính cho phép ta biết được điều gì ?
? Tỉ lệ giới tính thay đổi như thế nào ? Cho ví dụ ?
? Trong chăn nuôi người ta áp dụng điều này như thế nào ?
* Hoạt động 2
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình 37.1 
? Nêu 3 nhóm tuổi trong mỗi tháp tuổi của quần thể theo trình tự từ dưới lên trên.
? Xác định dạng tháp tuổi nào là: quần thể già - quần thể trưởng thành - quần thể trẻ và giải thích?
Giáo viên bổ sung dạng tháp tuổi: 
A. quần thể trẻ – đáy tháp rộng, đỉnh nhọn, nhóm tuổi trước sinh sản chiếm tỉ lệ cao nhất.
B: quần thể trưởng thành – đáy tháp hẹp vừa phải, nhóm tuổi trước sinh sản cân bằng nhóm tuổi sinh sản.
C: quần thể già – đáy tháp hẹp, nhóm tuổi trước sinh sản chiếm tỉ lệ thấp hơn nhóm tuổi sinh sản và sau sinh sản.
? Nhóm tuổi có ý nghĩa gì ?
? Nêu ý nghĩa của các dạng tháp tuổi ?
* Hoạt động 3
- Giáo viên: cho học sinh đọc mục III, quan sát hình 37.3.
? Sự phân bố cá thể trong quần thể phụ thuộc những yếu tố nào ?
* Hoạt động 4.
Giáo viên cho học sinh đọc mục IV.
? Mật độ phần thể là gì ?
- Giáo viên lưu ý học sinh: dùng khối lượng hay thể tích tuỳ theo kích thước của cá thể trong quần thể. Kích thước nhỏ thì tính bằng khối lượng....
? Mật độ liên quan đến yếu tố nào trong quần thể ? cho ví dụ ?
? Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp gì để giữ mật độ thích hợp ?
- Tỉ lệ giới tính của quần thể được biểu thị bởi tỉ lệ đực/cái
- Tỉ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, mùa, chất dinh dưỡng.....
 - Học sinh quan sát hình 37.1 
Học sinh nêu được 
Tên nhóm tuổi:
Nhóm tuổi trước sinh sản
Nhóm tuổi sinh sản 
Nhóm tuổi sau sinh sản
- Học sinh giải thích
- Học sinh trả lời 
- Học sinh đọc mục III, quan sát hình 37.3 
Mỗi quần thể đều có một khu vực sinh sống nhất định (khoảng không gian). Sự phân bố cá thể trong quần thể tuỳ thuộc vào các điều kiện sống trong môi trường và quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
- Học sinh đọc mục IV 
- Mật độ quần thể là số lượng sinh vật của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích. Số lượng sinh vật được tính bằng đơn vị cá thể (con, cây) hay khối lượng sinh vật (sinh khối)
Học sinh trả lời 
I – TỈ LỆ GIỚI TÍNH 
- Tỉ lệ giới tính của quần thể được biểu thị bởi tỉ lệ đực/cái.
- Tỉ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, mùa, chất dinh dưỡng.....
- Tỉ lệ đực cái trưởng thành cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể. Tuỳ loài mà điều chỉnh cho phù hợp.
II - NHÓM TUỔI 
- Cấu trúc, thành phần của nhóm tuổi cho thấy tiềm năng tồn tại và sự phát triển của quần thể trong tương lai.
- Khái niệm về tuổi: Tuổi của cá thể là một giai đoạn sống đơn thuần theo thời gian gọi là tuổi thời gian hay tuổi niên lịch.
- Hình tháp tuổi: Thành phần tuổi là một đặc trưng cơ bản của quần thể thành phần tuổi thường được biểu diễn bằng tháp tuổi. Hình tháp tuổi là tổng hợp các nhóm tuổi khác nhau sắp xếp từ nhóm tuổi thấp (phía dưới) đến nhóm tuổi cao hơn.
III – SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ 
Mỗi quần thể đều có một khu vực sinh sống nhất định (khoảng không gian . Sự phân bố cá thể trong quần thể tuỳ thuộc vào các điều kiện sống trong môi trưòng và quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
Nội dung bảng 37.2 
IV – MẬT ĐỘ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ 
- Mật độ quần thể là số lượng sinh vật của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích. Số lượng sinh vật được tính bằng đơn vị cá thể (con, cây) hay khối lượng sinh vật (sinh khối)
- Mật độ quần thể là đặc tính cơ bản quan trọng của mỗi quần thể nó biểu thị khoảng cách không gian giữa các cá thể. Nó có thể biến động do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh (nhân tố sinh thái) chủ yếu là vị trí của nó trong chuỗi dinh dưỡng.
IV. CỦNG CỐ: 
 	 ? Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào cơ bản nhất ? Tại sao ? 
V. BÀI TẬP VỀ NHÀ: 
 	* Chuẩn bị các câu hỏi và bài tập 1, 2, 3, 4, và 5 SGK 
Bảng 37.2 Các kiểu phân bố cá thể của quần thể.
Kiểu phân bố
Đặc điểm
Ý nghĩa
Ví dụ
Phân bố theo nhóm 
Các cá thể của quần thể phân bố tập trung theo nhóm ở những nơi có điều kiện sống nhất.
Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường 
Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng 
Phân bố đồng đều 
Trong trường hợp các điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa những cá thể trong quần thể.
Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể 
Cây thông trong rừng thông, đàn hải âu làm tổ 
Phân bố ngẫu nhiên 
Xảy ra khi các điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, các cá thể không có đặc tính kết hợp nhóm và ít phụ thuộc vào nhau 
Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường 
Ví dụ: Sâu cải, mọt bột lớn... 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 37 SH12 CB.doc