Bài: 36. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1 Kiến thức:
Sau khi học bài này học sinh cần:
- Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa về quần thể.
Nêu được các quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể, lấy được ví dụ minh họa và nêu được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của các mối quan hệ đó.
2. Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng phân tích
3. Thái độ: CSKH trong chăn nuôi và trồng trọt : gieo trồng đúng mật độ giảm sự cạnh tranh
II.CHUẨN BỊ:
1.GV: Tranh hình 36.1 ; 36.2; 36.3; 36.4 Bảng 36 sách giáo khoa.
Ngày soạn: 21/02/2009 Tiết 39 Bài: 36. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1 Kiến thức: Sau khi học bài này học sinh cần: Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa về quần thể. Nêu được các quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể, lấy được ví dụ minh họa và nêu được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của các mối quan hệ đó. 2. Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng phân tích 3. Thái độ: CSKH trong chăn nuôi và trồng trọt : gieo trồng đúng mật độ giảm sự cạnh tranh II.CHUẨN BỊ: 1.GV: Tranh hình 36.1 ; 36.2; 36.3; 36.4 Bảng 36 sách giáo khoa. Phiếu học tập Biểu hiện của quan hệ hổ trợ Ý nghĩa Nhóm các cây bạch đàn Các cây thông nhựa liền rễ nhau Chó rừng hổ trợ nhau trong đàn Các cá thể bồ nông hổ trợ nhau trong đàn 2. HS:đọc trước bài xem lại bài lớp 9 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số.1’ 2. Kiểm tra bài cũ:5’ Môi trường sống là gì? Có mấy loại nhân tố sinh thái? Người ta dựa vào đặc điểm gì của môi để nuôi trồng, canh tác đạt hiệu quả cao? Thế nào là ổ sinh thái? Em hãy giải thích động vật hằng nhiệt sống ở môi trường ôn đới và vùng nhiệt đới có gì khác nhau ( động vật có quan hệ họ hàng gần ) 3. Nội dung bài mới:1’ Em hãy cho biết thế nào là quần thể sinh vật ? Kiến thức đã học ở sinh học lớp 9 ? Học sinh trả lời Vậy các cá thể trong quần thể có mối quan hệ với nhau như thế nào? Tác dụng của các mối quan hệ đó để hiểu rõ hơn hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu Bài: 36 Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. TL HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG 12’ 20’ HĐ1: tìm hiểu khái niệm quần thể và quá trình hình thành quần thể Em hãy quan sát hình 36.1 và cho biết: Thế nào là quần thể sinh vật? Em hãy tìm 2 ví dụ về quần thể sinh vật và 2 ví dụ không phải là quần thể sinh vật? Em hãy Trình bày quá trình hình thành quần thể? Quần thể phân bố trong một phạm vi nhất định gọi là nơi sinh sống của quần thể. HĐ2:tìm hiểu quan hệ giữa các cá thể trong quần thể Các cá thể trong quần thể luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ hổ trợ hoặc cạnh tranh. Em hãy quan sát hình 36.2, 36.3 36.4 Từ các thông tin bổ sung em hãy hoàn thành bảng 36 SGK trang 158. Thảo luận nhóm (4 phút) Đại diện nhóm 1 trả lời Các nhóm còn lại bổ sung. Từ các hình ảnh trên và nội dung phiếu học tập em rút ra được kết luận gì về mối quan hệ hổ trợ ở thực vật và ở động vật ? Vậy thế nào là quan hệ hỗ trợ? Giáo viên kết luận. 2. Quan hệ cạnh tranh: Các cá thể có quan hệ hổ trợ nhau vậy chúng có cạnh tranh nhau không? Em hãy đọc thông tin mục II.2 và cho biết: Có những hình thức cạnh tranh nào phổ biến? Nêu nguyên nhân và hiệu quả của các hình thức cạnh tranh đó? Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật. Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn là gì? Nêu ví dụ? Khi nào thì có quan hệ cạnh tranh? Tác dụng của quan hệ đó? => Khi số lượng cá thể của một quần thể lên quá cao, không phù hợp với nguồn sống , “ thừa dân số” ảnh hưỡng xấu đến các cá thể trong quần thể. TV hiện tượng tỉa tự nhiên => đất thiếu chất dd thiếu as => hàng loạt cá thể tử vong sớm hơn tuổi thọ trung bình. ĐV mật độ vượt mật độ tối thích,=> nguồn sống eo hẹp => giảm sinh sản cá thể trong quần thể. Hoặc dẫn tới ô nhiểm môi trường do những chất thải ra quá nhiều. => rối loạn thần kinh, rối loạn sinh sản, hoặc gây tử vong, hoặc ăn thịt lẫn nhau,.. Đối với con người sinh 1-2 con. Phân bố các khu công nghiệp, nhà máy hợp lí.Nhằm tránh ô nhiểm môi trường,. ( Thành phố – nông thôn) Học sinh quan sát Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định. Quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới. QT : voi châu phi, Chim cánh cụt Không phải quần thể: Cá rô phi đơn tính sống trong hồ, chuột trong vườn. Cá thể phát tán -> môi trường sống mới-> thích nghi tồn tại -> các cá thể gắn bó -> MQH sinh thái -> quần thể ổn định à thích nghi với điều kiện ngoại cảnh II. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ Học sinh quan sát tranh Thảo luận nhóm Thực vật quan hệ hổ trợ trực tiếp trong 1 loài cây có thể thông qua hiện tượng của cây rễ nối liền nhau. Tốc độ sinh trưởng nhanh, chịu hạn tốt hơn cây sống độc lập. Cây mọc theo nhóm chống lại tác động của gió. Hạn chế mất hơi nước, hiệu quả hơn cây sống riêng biệt. Động vật hiệu quả nhóm đã tạo điều kiện cho mỗi cá thể những lợi ích nhất định tìm mồi, chống kẻ thù. Chim ăn đàn dễ kiếm ăn hơn đơn độc, báo hiệu cho nhau nơi có nhiều thức ăn hoặc nơi trú thuận tiện. Quan hệ hổ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. Cạnh tranh giành nguồn sống như nơi ở, ánh sáng, chất dinh dưỡng.. Cạnh tranh giữa con đực giành con cái ( ngược lại) trong đàn. Nguyên nhân do nơi sống của các cá thể trong quần thể chật chội và thiếu thức ăn,.. Kết quả dẫn tới những cá thể mạnh khõe có sức sống cao hơn sẽ tồn tại, những cá thể yếu sẽ bị đào thải ( chết , bị ăn thịt hoặc phát tán đi nơi khác). Vì vậy mật độ cá thể của quần thể được duy trì ở mức độ phù hợp. Các cây mọc gần nhau thiếu ánh sáng thiếu chất dinh dưỡng,.. khi đó cạnh tranh gay gắt về ánh sáng, nước và muối khoáng giữa các cá thể xảy ra. Tự tỉa loại bỏ bớt các cây yếu hơn. Các cây khỏe hệ rễ phát triển -> tồn tại -> chiếm phần cao tán rừng. Ngược lại. Mật độ cây được điều chỉnh ở mức độ phù hợp. Do cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, con đực giành con cái,.. hoặc do tập tính hoạt động của từng loại chỉ tồn tại với một số lượng cá thể vừa phải trong đàn. Hiệu quả của phát tán cá thể làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể hạn chế sự cạn kệt nguồn thức ăn, giảm mật độ cá thể, hạn chế ô nhiểm. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn , nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác; con đực tranh giành con cái. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sư phân bố của các cá thể trong quần thể di trì ở mức độ phù hợp , đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể I. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ 1.Khái niệm: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định. Quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới. 2. Ví dụ: Quần thể voi châu phi Quần thể sen trong đầm. Quần thể chim cánh cụt. => Quần thể là một tổ chức sinh vật ở mức cao hơn cá thể, được đặc trưng bởi những tính chất mà cá thể không có. 3. Quá trình hình thành quần thể Cá thể phát tán -> môi trường sống mới-> thích nghi tồn tại -> các cá thể gắn bó -> MQH sinh thái -> quần thể ổn định à thích nghi với điều kiện ngoại cảnh II. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ. 1. Quan hệ hổ trợ Quan hệ hổ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. Ví dụ: Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau. Chó rừng hổ trợ nhau trong đàn 2. Quan hệ cạnh tranh: Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn , nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác; con đực tranh giành con cái. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể di trì ở mức độ phù hợp , đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. Đáp án: Biểu hiện của quan hệ hổ trợ Ý nghĩa Nhóm các cây bạch đàn Các cây dựa vào nhau nên chống được gió bão Các cây thông nhựa liền rễ nhau Cây sinh trưởng nhanh và khả năng chịu hạn tốt hơn Chó rừng hổ trợ nhau trong đàn Chó rừng bắt mồi và tự vệ tốt hơn Các cá thể bồ nông hổ trợ nhau trong đàn Bồ nông bắt mồi và tự vệ tốt hơn HĐ3. Củng cố:3’ 1 Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật? A. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật B. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài C. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau. D. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau. E. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau. G. Quần thể có thể có khu vực phân bố rất rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông, núi, eo biển,.. H. Trong quá trình hình thành quần thể, tất cả các cá thể cùng loài điều thích nghi với môi trường mới mà chúng phát tán tới. 2.Llối sống bầy đàn đem lại cho quần thể những lợi ích gì? Đáp án: B, C, G, H. Tìm mồi, nơi ở, chống lại kẻ thù hiệu quả hơn, kích thích nhau tìm mồi, báo hiệu cho nhau nơi có nhiều thức ăn, thông báo kẻ thù sắp tới,.. Tìm gặp con đực và con cái dễ dàng hơn, đảm bảo cho sự sinh sản thuận lợi Có sự phân chia đẳng cấp, đẳng cấp trên chiếm ưu thế hơn đẳng cấp dưới. Giúp các cá thể trong đàn luôn nhường nhịn nhau, tránh ẩu đả gây thương tích. Sự chỉ huy của con đầu đàn giúp cho cả đàn có tính tổ chức và thêm phần sức mạnh chống kẻ thù, con non được bảo vệ tốt hơn. 4. Dặn dò:1’ Về nhà học bài làm bài tập 2,3 trong sách giáo khoa. Xem trước bài 37 Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. Trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các khái niệm về đặc trưng cơ bản: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự phân bố cá thể và mật độ cá thể của quần thể.Và phân tích một số nhân tố sinh thái ảnh hưỡng tới các đặc trưng đó. Rút kinh nghiệm và bổ sung:..
Tài liệu đính kèm: