Giáo án Sinh 12 bài 44: Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển

Giáo án Sinh 12 bài 44: Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển

I. Mục tiêu bài học

 - Khái quát về chu trình sinh địa hoá. Các nội dung chủ yếu của chu trình C, N và nước.

 - Khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ minh họa .

 - Giải thích được nguyên nhân một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II Trọng tâm:

 - Khái niệm khái quát về chu trình sinh địa hóa, chu trình C, chu trình N và chu trình nước trong tự nhiên.

 - Khái niệm về sinh quyển, kể tên và vị trí phân bố của các khu sinh học trên cạn và dưới nước.

II. Phương tiện dạy học

 - Tranh phóng to các hình 44.1 – 3 sgk

II. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp

- Kiểm diện ghi vắng ở sổ đầu bài

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3341Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 bài 44: Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 BÀI 44. 
CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYỂN
Tiết: 47
Ngày soạn:20.03.10
Ngày dạy: 22.03.10
I. Mục tiêu bài học
 - Khái quát về chu trình sinh địa hoá. Các nội dung chủ yếu của chu trình C, N và nước.
 - Khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ minh họa .
 - Giải thích được nguyên nhân một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II Trọng tâm:
 - Khái niệm khái quát về chu trình sinh địa hóa, chu trình C, chu trình N và chu trình nước trong tự nhiên.
 - Khái niệm về sinh quyển, kể tên và vị trí phân bố của các khu sinh học trên cạn và dưới nước.
II. Phương tiện dạy học
 - Tranh phóng to các hình 44.1 – 3 sgk
II. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
- Kiểm diện ghi vắng ở sổ đầu bài
Kiểm tra bài cũ:
 CH1: Thế nào là chuỗi thức ăn? Phân biệt hai loại chuỗi thức ăn và lấy VD minh họa.
 CH2: Thế nào là tháp sinh thái? Phân biệt các loạii tháp sinh thái .
Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
- Quan sát hình 44.1 SGK: Giải thích khái quát sự trao đổi vật chất trong quần xã và chu trình sinh địa hóa.
- Năng lượng khởi nguyên để thực hiện vòng tuần hoàn vật chất lấy từ đâu?
-Vai trò của chu trình SĐ H? 
- Có phải tất cả các chất vô cơ trong môi trường đều tuần hoàn và vận chuyển qua hệ sinh thái không?
- Nêu vai trò của C đối với sự sống?
- Yêu cầu HS quan sát hình 44.2:
 + Bằng những con đường nào cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể SV, trao đổi vật chất trong QX và trở lại MT không khí và môi trường đất?
+ Có phải tất cả lượng cacbon trong QX được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín hay không? Vì sao?
- Nguyên nhân làm nồng độ khí trong khí quyển tăng lên? Hậu quả và cách hạn chế?
 Quan sát hình 44.3 Mô tả ngắn gọn sự trao đổi N trong tự nhiên?
- TV hấp thụ nitơ dưới dạng nào?
- Lượng nitơ được tổng hợp từ con đường nào là lớn nhất?
- Hãy nêu một số biện pháp sinh học làm tăng hàm lượng đạm trong đất để năng cao năng suất cây trồng và cải tạo đất?
Quan sát hình 44.4: Mô tả sự trao đổi nước trong tự nhiên?
- Các nguyên nhân nào làm ô nhiễm nguồn nước? Biện pháp bảo vệ nguồn nước?
- Quan sát hình 44.5: Sinh quyển là gì? Giới hạn của sinh quyển?
- Nêu tên và đặc điểm của các khu sinh học trong SQ?
- Chúng ta cần có biện pháp nào để bảo vệ khu sinh học?
Quan sát hình 44.1
- Thể hiện chu trình sinh địa hoá.Thể hiện trao đổi vật chất trong QX.
- Năng lượng ánh sáng mặt trời.
- Không phải, chỉ có khoảng 25 nguyên tố cần thiết cho cơ thể sống.
- HS trả lời nhanh.
Quan sát hình 44.2 nêu được:
+ Cacbon đi từ môi trường vô cơ vào QX: TV hấp thu, qua QH tạo nên chất hữu cơ. Cacbon trao đổi trong QX: thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Cacbon trở lại môi trường vô cơ: qua hô hấp và quá trình phân giải của VSV.
- Không, mà có một phần lắng đọng hình thành nhiên liệu hoá thạch,
- Lượng khí CO2 thái vào khí quyển qúa nhiều sẽ gây hiệu ứng nhà kính -> làm trái đất nóng lên.
Quan sát hình 44.3à trả lời
- NH4+ và NO3-
- Con đường sinh học
HS trao đổi:
+ Trồng cây họ đậu, thả bèo hoa dâu, bón phân đạm, xử lí phân rác thải xác động thực vật
- Quan sát hình 44.4 trao đổi mô tả chu trình nước.
Tham khảo SGK và liên hệ thực tế trả lời. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước bề mặt, cũng như nguồn nước ngầm, tránh cạn kiệt nguồn nước
_ HS đọc SGK nêu khái niệm và giới hạn của SQ.
- Tham khảo SGK và những hiểu biết để trả lời.
- Bảo vệ các loài qúy hiếm, chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ rừng, giữ đất, nước.
- Khai thác tài nguyên hợp lí, đúng kĩ thuật, xây dựng các khu bảo tồn tài nguyên sinh học
I. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hoá.
 *Khái niệm: Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật lại truyền trở lại môi trường.
- Trong chu trình, một phần vật chất không tham gia vào chu trình tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường.
- Chu trình sinh địa hoá duy trì sự cân bằng vật chất trrong sinh quyển.
II- Một số chu trình sinh địa hoá
1 Chu trình cacbon
- Vai trò của C: là nguyên tố cần thiết cho mọi sinh vật sống, là thành phần cấu tạo các chất sống.
2 Chu trình của C:
- Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cabonđiôxit (CO2), được TV hấp thu thông qua QH tổng hợp nên các chất hữu cơ.
- Cacbon trao đổi trong QX: thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Cacbon trở lại môi trường
+ Cacbon trở lại môi trường vô cơ: qua quá trình hô hấp ở động vật, thực vật và quá trình phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ ở trong đất của vsv, các hoạt động công nghiệp đốt cháy nguyên liệu hoá thạch (than đá, dầu lửa..)
- Nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đang tăng gây thêm nhiều thiên tai trên trái đất.
2. Chu trình nitơ
- TV hấp thụ nitơ dưới dạng muối amôn (NH4+) và nitrat (NO3-).
- Các muối trên được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật lí, hóa học và sinh học.
- Nitơ luân chuyển trong quần xã qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
- Nitơ được trả lại môi trường nhờ hoạt động phân giải chất hữu cơ của VK, nấm, Hoạt động phản nitrat của VK 
3. Chu trình nước
- Nước mưa rơi xuống đất, một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, phần lớn tích lũy trong đại dương, sông, suối, ao, hồ,
- Nước mưa trở lại bầu khí quyển dưới dạng hơi nước do thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất.
III. Sinh quyển
1. Khái niệm SQ
- SQ là toàn bộ SV sống trong các lớp đất, nước và không khí của TĐ.
- Gồm: lớp đất dày khoảng vài chục mét, lớp không khí cao 6 – 7km và lớp nước đại dương có độ sâu tới 10 – 11km.
2. Các khu sinh học trong sinh quyển
- Khu sinh học trên cạn: đồng rêu đới lạnh, rừng thông phương Bắc, rừng rũng lá ôn đới,
- Khu sinh học nước ngọt: khu nước đứng (đầm, hồ, ao,) và khu nước chảy (sông suối).
- Khu sinh hoc biển:
+ Theo chiều thẳng đứng: SV nổi, ĐV đáy,
+ Theo chiều ngang: vùng ven bờ và vùng khơi.
4. Củng cố
- Nêu khái niệm về chu trình sinh địa hoá, chu trình cacbon, chu trình nitơ, chu trình nước trong tự nhiên.
- Những nguyên nhân làm cho nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển tăng? Nêu hậu quả và cách hạn chế.
- Nêu các biện pháp sinh học để nâng cao hàm lượng đạm trong đất nhằm cải tạo và nâng cao năng suất cây trồng.
5. Dặn dò
- Học bài, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
- Soạn bài 46 “Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên”

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 44 - chu trinh sinh dia hoa va sinh quyen.doc