Giáo án Sinh 11 cơ bản bài 20 đến 26

Giáo án Sinh 11 cơ bản bài 20 đến 26

BÀI 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Nêu được định nghĩa và ý nghĩa của cân bằng nội môi, hậu quả nếu mất cân bằng nội môi.

- Vẽ được sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi, nêu được vai trò của các thành phần của cơ chế duy trì cân bằng nội môi.

- Nêu được vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi.

2. Kỉ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh vẽ và hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Vận dụng lý thuyết để giải thích một số ví dụ: Cơ chế điều hoà huyết áp, vai trò của gan và thận trong việc cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.

- Chỉ ra được nguyên nhân gây ra một số bệnh thông thường: huyết áp giảm, cảm cúm.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

Vẽ được sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi, nêu được vai trò của các thành phần của cơ chế duy trì cân bằng nội môi.

 

doc 14 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 5726Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 11 cơ bản bài 20 đến 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn:
	Ngày dạy:
BÀI 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa và ý nghĩa của cân bằng nội môi, hậu quả nếu mất cân bằng nội môi.
- Vẽ được sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi, nêu được vai trò của các thành phần của cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
- Nêu được vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi.
2. Kỉ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh vẽ và hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Vận dụng lý thuyết để giải thích một số ví dụ: Cơ chế điều hoà huyết áp, vai trò của gan và thận trong việc cân bằng áp suất thẩm thấu của máu......
- Chỉ ra được nguyên nhân gây ra một số bệnh thông thường: huyết áp giảm, cảm cúm.....
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 
Vẽ được sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi, nêu được vai trò của các thành phần của cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp:
- Giảng giải, giải thích.
- Vấn đáp - gợi mở, làm việc nhóm.
2. Phương tiện:
- Tranh phóng to HV: 20.1, 20.2 – SGK
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài củ:
Câu 1: Tính tự động của tim là gì? Hệ dẫn truyền tim bao gồm các yếu tố nào?
Câu 2: Huyết áp là gì? Tại sao huyết áp lại giảm trong hệ mạch?
2. Vào bài mới:
GV: Môi trường trong cũng luôn cần được duy trì ổn định. Vậy sự ổn định của môi trường trong chịu sự tác động của những yếu tố và theo cơ chế nào, chúng ta đi vào bài học mới:
BÀI 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG DẠY HỌC
*Hoạt động 1: Khái niệm, ý nghĩa cân bằng nội môi.
GV: Phát phiếu học tập số 1, yêu cầu HS đọc mục I và hoàn thành trong khoảng thời gian 5’ (phiếu học tập số 1 - phụ lục)
GV: Trong thời gian HS làm việc, treo bảng phụ phiếu học tập số 1 lên bảng.
GV: Yêu cầu đại diện của một hoặc hai nhóm trình bày nội dung và cả lớp cùng góp ý để hoàn thành phiếu học tập số 1.
GV: Em hãy nêu ý nghĩa của sự cân bằng nội môi?
GV: Môi trường trong duy trì được sự ổn định là do cơ thể có các cơ chế duy trì cân bằng nội môi. Chúng ta qua phần II. 
*Hoạt động 2: Cơ chế di trì cân bằng nội môi.
GV: Treo tranh vẽ hình 20.1 - SGK
GV: Cơ chế cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận nào?
GV: Gọi một số HS trả lời, các HS khác bổ sung. 
GV: Thế nào là liên hệ ngược? 
GV: Nếu một trong các yếu tố trong sơ đồ này không hoạt động hoặc hoạt động kém thì sẽ như thế nào?
GV: cho HS đọc mục III1. Yêu cầu HS nêu vai trò của thận trong việc cân bằng ASTT của máu?
GV: Hướng dẫn HS nêu và giải thích vai trò của gan 
*Hoạt động 4: Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH. 
GV: pH nội môi được duy trì nhờ những yếu tố nào?
GV: Trong máu có các hệ đệm chủ yếu nào? Hệ nào mạnh nhất?
HS: Đọc mục I, thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung trong phiếu.
HS: Tiếp tục tham khảo mục I để trả lời. 
HS: Nêu được các bộ phận: 
- tiếp nhận kích thích
- điều khiển
- thực hiện 
HS: dựa vào HV 20.1 và SGK để giải thích và nêu được vai trò quan trọng của liên hệ ngược trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi. 
HS: Tham khảo mục IV để trả lời.
HS: Tiếp tục tham khảo mục IV để trả lời câu hỏi này. 
I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CÂN BẰNG NỘI MÔI:
1. Khái niệm cân bằng nội môi:
(Nội dung phiếu học tập số 1)
2. Ý nghĩa của cân bằng nội môi:
- Cân bằng nội môi giúp cho động vật tồn tại và phát triển
- Mất cân bằng nội môi có thể gây ra bệnh.
II. SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT CƠ CHẾ DUY TRÌ CÂN BẰNG NỘI MÔI:
- Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận:
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích
+ Bộ phận điều khiển
+ Bộ phận thực hiện
- Những biến đổi của môi trường có thể tác động ngược trở lại bộ phận tiếp nhận kích thích (liên hệ ngược).
- Nếu một trong các bộ phận của cơ chế hoạt động không bình thường sẽ dẫn đến mất cân bằng nội môi.
III. VAI TRÒ CỦA THẬN VÀ GAN TRONG CÂN BẰNG ÁP SUẤT THẨM THẤU:
1. Vai trò của thận:
- Thận tham gia điều hoà cân bằng ASTT nhờ khả năng tái hấp thu hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu.
2. Vai trò của gan:
- Gan tham gia điều hoà cân bằng ASTT nhờ khả năng điều hoà nồng độ các chất hoà tan trong máu như glucôzơ......
IV. VAI TRÒ CỦA HỆ ĐỆM TRONG CÂN BĂNG pH:
- pH nội môi được duy trì ổn định nhờ hệ đêm, phổi và thận.
- Trong máu có các hệ đệm chủ yếu: hệ đệm bicacbonat, hệ đệm phôtphat, hệ đệm prôtêinat (hệ đệm mạnh nhất).
V. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố:
- Sơ đồ hoá cơ chế cân bằng nội mô?
2. Dặn dò:
- HS trả các câu hỏi SGK.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phiếu học tập
Họ và tên HS trong nhóm:.......................................................................
Phân biệt cân bằng nội môi và mất cân bằng nội môi. Cho VD. (Thời gian hoàn thành: 5 phút)
Cân bằng nội môi
Mất cân bằng nội môi
1. Khái niệm:
............................................................................................................................................................
....................................................
2. VD:
................................................................................................................................................................................................................
....................................................
1. Khái niệm:
......................................................................................................................................................................................................
..................................................................
2. VD:
........................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................
NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP
Cân bằng nội môi
Mất cân bằng nội môi
1. Khái niệm:
- Là sự duy trì ổn định của môi trường trong cơ thể.
2. VD:
- Nồng độ Glucôzơ trong máu người được duy trì ổn định ở mức 0.1%
- Thân nhiệt ở người được duy trì ổn định ở mức 36,70C
- Là hiện tượng khi các điều kiện lí – hoá của môi trường trong thay đổi dẫn tới không duy trì được sự ổn định bình thường.
- Nếu nồng độ glucôzơ trong máu cao hơn 0,1% → có thể bị bệnh tiểu đường.
- Nếu nồng độ này thấp hơn 0,1% → cơ thể bị hạ đường huyết. 
Ngày soạn:
	Ngày dạy:
Bài 21: THỰC HÀNH : ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
Thực hành xong bài này, học sinh biết cách: đo nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt người.
II. CHUẨN BỊ
- Huyết áp kế đồng hồ.
- Nhiệt kế đo thân nhiệt.
III NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH 
- Chia lớp thành 4 nhóm .
Lấn lượt 2 thành viên trong nhóm được 3 thành viên khác trong nhóm đo đồng thời các trị số : nhịp tim, huyết áp tối đa và tối thiểu, thân nhiệt. Các trị số được đo vào các thời điểm sau :
+ Trước khi chạy nhanh tại chỗ (hoặc chống hai tay xuống ghế và nâng cơ thể lên vài chục lần).
+ Ngay sau khi chạy nhanh 2 phút tại chỗ.
+ Sau khi nghỉ chạy 5 phút.
1. Cách đếm nhịp tim 
+ Cách 1 : Đeo ống nghe tim phổi vào tai và đặt một đầu ống nghe vào phía ngực bên trái và đếm nhịp tim trong 1 phút. 
+ Cách 2 : Đếm nhịp tim thông qua bắt mạch cổ tay. Ấn ba ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn) vào rãnh quay cổ tay (tay để ngửa) và đếm số lần mạch đập trong 1 phút.
2. Cách đo huyết áp
 - Người được đo nằm ở tư thế thoải mái hoặc ngồi và duỗi thẳng cánh tay lên bàn.
- Kéo tay áo lên gần nách, quấn bao cao su bọc vải của huyết áp kế quanh cánh tay phía trên khuỷu tay (hình 2 1 SGK ).
- Vặn chặt núm xoay và bơm khí vào bao cao su của huyết áp kế cho đến khi đồng hồ chỉ 160 - 180 mm Hgthì dừng lại
- Vặn ngược từ từ để xả hơi, đồng thời nghe tim mạch để nghe thấy tiếng đập đầu tiên, đó là huyết áp tối đa. Tiếp tục nghe cho đến khi không có tiếng đập nữa là huyết áp tối thiểu
3. Cách đo nhiệt độ cơ thể
- Kẹp nhiệt kế vào nách hoặc ngậm vào miệng 2 phút, lấy ra đọc kết quả
III. THU HOẠCH
- Mỗi học sinh làm một bảng tường trình, theo các nôi dung sau:
+ Hoàn thành bảng sau:
Nhịp tim (nhịp/phút)
Huyết áp tối đa (mm Hg)
Huyết áp tối thiểu (mm Hg)
Thân nhiệt
Trước khi chạy nhanh tại chỗ
Sau khi chạy nhanh 
Sau khi nghỉ chạy 5 phút
CHƯƠNG II: 	CẢM ỨNG 
A. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
Ngày soạn:
	Ngày dạy:
Bài 23: 	 HƯỚNG ĐỘNG
I. Mục tiêu bài học:
- Phát biểu được định nghĩa về cảm ứng và hướng động
- Nêu được các tác nhân của môi trường gây ra hiện tượng hướng động
- Trình bày vai trò của hướng động đối với đời sống của cây
- Giải thích được một số hiện tượng hướng động trong tự nhiên
IV. Trọng tâm:
- Nguyên nhân gây ra hướng động
- Vai trò của hướng động đối với thực vật
III. Phương pháp – phương tiện:
1. Phương pháp:
- Quan sát tìm tòi bộ phận
- Đàm thoại tìm tòi bộ phận
- Thảo luận nhóm
2. Phương tiện:
+Tranh vẽ phóng to 23.1, 23.2, 23.3, 23.4, một số chậu cây
+ Phiếu học tập
V. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ (giới thiệu sơ lược chương II)
3. Nội dung bài mới
Đặt vấn đề:
Tại sao cây mồng tơi có thể bò theo cây cắm đó leo lên? Tại sao chậu cây đậu non lại có thể uốn cong về một phía.
Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta nghiên cứu bài ''Hướng động'' ?
Hoạt động của thầy
Hoạt đông của trò
Tiểu kết
- GV: Cảm ứng là gì ?
- GV: K/năng của TV phản ứng đối với kích thích là gì ?
HS: là phản ứng của SV đối với kích thích
HS: tính cảm ứng
I. Khái niệm hướng động:
1. Khái niệm
Hoạt động 1: 
- HS quan sát H 23.1, nêu nhận xét về sự sinh trưởng của thân cây non. ở các điều kiện chiếu sáng khác nhau ?
HS quan sát và nhận xét
Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ 1 hướng xác định
Hướng động là gì ? có mấy loại hướng động ? Phân biệt các loại đó và cho ví dụ ?
Học sinh trả lời
2. Phân loại: có hai loại chính
- Hướng động dương: Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích
Hướng động âm: sinh trưởng theo hướng tránh xa nguồn kích thích.
Cơ chế nào dẫn đến sự hướng động
HS nghiên cứu SGK trả lời
3.Cơ chế hướng động ở mức tế bào:
Là sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (thân, rể, lá, mầm)
* Nguyên nhân nào gây ra sự sinh trưởng không đồng đều như vậy ?
Hoặc TS các TB 2 giá đối diện của cơ quan sinh trưởng không đồng đều)
HS trả lời
4. Nguyên nhân:
Do hocmôn auxin di chuyển từ giá bị kích thích đến giá không bị kích thích=> giá không bị kích thích có nhiệt độ auxin cao hơn nên kích thích ... g hợp.
 - Làm việc theo nhóm.
II. Trọng tâm của bài:
 Tác nhân gây ra ứng động, phân biệt hai loại ứng động sinh trưởng với ứng động không sinh trưởng, ứng động và hướng động. 
III. Phương pháp và phương tiện dạy học
 - Làm việc độc lập với SGK.
 - Làm việc theo nhóm + vấn đáp.
 - Tranh ảnh phóng to hình 24.1, 24.2, 24.3 trong SGK.
 - cây trinh nữ.
IV. Tiến trình bài học
 1.Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu 1. Cảm ứng của thực vật là gì? Khái niệm hướng động?
 Câu 2. Các kiểu hướng động ở thực vật?
 3. Bài mới:
 Vào bài mới.
 Thực vật sống cố định trên một vị trí của mặt đất, bằng cách gì cây có thể thích ứng với mọi thay đổi của các yếu tố không định hướng trong môi trường sống? Để hiểu rõ hơn chúng ta vào bài mới. GV ghi tên đề bài.
 I. Khái niệm ứng động.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung dạy học
 - GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập số 1 cho HS.
 - GV treo hình 23.1a và 24.1 SGK phóng to, yêu cầu HS thảo luận tìm sự khác biệt trong phản ứng hướng sáng của cây và vận động nở hoa bồ công anh, hoàn thành phiếu học tập.
 - Cử đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
 - GV nhận xét và kết luận: Hình thức vận động nở hoa là ứng động hay còn gọi là vận động cảm ứng.
 - GV nêu câu hỏi: Vậy vận động cảm ứng là gì? Có thể chia thành những loại ứng động nào?
 - GV nêu câu hỏi: Những tác nhân gây ra quang ứng động, nhiệt ứng động, thủy ứng động, hóa ứng động. là gì?
 - HS quan sát, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.
 - Nhóm cử đại diện trình bày.
 - Nhóm khác bổ sung.
 - HS trả lời.
 - HS khác bổ sung.
 - HS trả lời.
I. Khái niệm về cảm ứng
- Là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
 - Cấu tạo của các cơ quan thực hiện ứng động: cấu tạo như lá, cánh hoa, đài hoa, cụm hoa hoặc cấu tạo khớp phình nhiều cấp như ở cây trinh nữ.
 - Tùy thuộc vào tác nhân kích thích, ứng động được chia thành: quang ứng động, nhiệt ứng động, thủy ứng động, hóa ứng động, ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương, điện ứng động
II. Các kiểu ứng động.
 - GV yêu cầu HS giữ nguyên 4 nhóm, GV phát phiếu học tập số 2.
 - GV treo hình 24.1, 24.2, 24.3 phóng to.
 - GV yêu cầu HS đọc phần II trong SGK trang 102 và 103, quan sát hình , thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.
 - GV cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung.
 - GV nhận xét và treo bảng phụ.
 - GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân vận động nở và ngủ của hoa là gì? Em có nhận xét gì về cơ sở tế bào học của ứng động sinh trưởng và hướng động?
 - GV kết luận: Cơ sở tế bào học của hướng động và ứng động sinh trưởng là như nhau, đó là do sự sai khác trong tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện của cơ quan.
 - HS đọc phần II trong SGK và quan sát hình, thảo luận, hoàn thành phiếu học tập. 
 - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- HS trả lời: do sự biến đổi của nhiệt độ môi trường gây nên.
 II. Các kiểu ứng động.
- Nội dung phiếu học tập số 2.
 4. Củng cố bài:
 - GV cho HS phân biệt hướng động và ứng động? GV nhận xét và kết luận.
 - GV cho HS trả lời có những kiểu ứng động nào?
 5. Hướng dẫn về nhà:
 Mỗi nhóm đem nhiều hạt đậu, ngô hoặc lúa mới nhú mầm.
Phiếu học tập số 1
Sự khác nhau
Vận động nở của hoa bồ công anh.
Phản ứng hướng sáng của cây
Hướng kích thích
Cấu tạo cơ quan thực hiện.
Loại cảm ứng.
Phiếu học tập số 2
Đặc điểm phân biệt
Ứng động sinh trưởng
Ứng động không sinh trưởng
Khái niệm.
Cơ sở tế bào học.
Ví dụ.
Vai trò
Bảng phụ phiếu học tập số 1
Sự khác nhau
Vận động nở của hoa bồ công anh.
Phản ứng hướng sáng của cây
Hướng kích thích
Từ mọi hướng.
Từ một hướng.
Cấu tạo cơ quan thực hiện.
Cấu tạo như lá, cánh hoa, đài hòa hoặc cấu tạo khớp phình nhiều cấp.
Cấu tạo hình tròn như bao lá mầm (ở cây hòa thảo), thân cành rễ các loài cây khác.
Loại cảm ứng.
Ứng động.
Hướng động.
Bảng phụ phiếu học tập số 2.
Đặc điểm phân biệt
Ứng động sinh trưởng
Ứng động không sinh trưởng
Khái niệm.
 Là kiểu ứng động, trong đó, các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan như: lá, cánh hoa có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh
 Là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây
Cơ sở tế bào học.
 Là tốc độ sinh trưởng không đồng đều tại hai phía (mặt trên và mặt dưới) của các cơ quan (lá, cánh hoa)
 Xuất hiện không phải do sinh trưởng mà là do biến đổi sức trương nước trong các tế bào và trong cấu trúc chuyên hóa hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hóa chất gây ra.
Ví dụ.
 Ứng động nở hoa của cây nghệ tây và cây tulip.
 Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm, sự đóng mở của khí khổng.
Vai trò
 Thích nghi đa dạng của cơ thể thực vật với môi trường luôn thay đổi giúp cơ thể tồn tại và phát triển
Ngày soạn:
	Ngày dạy:
Bài 25: THỰC HÀNH HƯỚNG ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
 + Thực hiện được các thí nghiệm phát hiện hướng trọng lực của cây
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
 + Dụng cụ : - Đĩa đáy sâu
 - Chuông thuỷ tinh
 - Nút cao su 
+ Mẫu vật: - Hạt (Đậu) nẩy mầm
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.
2. Nội dung bài mới:
 - Chia nhóm (4)
- Các nhóm chuẩn bị trước mẫu vật thí nghiệm
- GV hướng dẫn H/S làm thí nghiệm
* Cách làm:
- chọn hạt có rễ mầm mọc thẳng, dùng gim xuyên 2 hạt vừa chọn. cho rẽ nằm
 ở thế nằm ngang, cách mép cao su, 
- cắt tận cùng của rễ ở 1 hạt . Đặt nút cao su lên đáy của đĩa.
- dùng giấy lọc phủ lá mầm, giấy nhúng vào nước trong đĩa
- Đậy chuông và đặt vào buồng tối
- sai 2 ngày , quan sát , nhận xét.
IV. THU HOẠCH
- H /S làm tường trình vè kết quả thí nghiệm
- Báo cáo ( theo nhóm)
- GV nhận xét, đánh giá
Ngày soạn:
	Ngày dạy:
B - CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Bài 26 : CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1 Kiến thức
 - Nêu được khái niệm cảm ứng, phản xạ ỏ động vật.
- Trình bày được khái niệm cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh. 
- Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới.
- Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch . 
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát phân tích tranh vẽ: kỹ năng so sánh.
3. Thái độ.
- Xây dựng tình cảm yêu thiên nhiên khi quan sát các hiện tượng cảm ứng của động vật.
 II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC :
 Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chưỗi hạch.
 III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN: 
	1. Phương pháp:
Vấn đáp + Thảo luận nhóm 
 	2. Phương tiện:
Các tranh vẽ phóng to H26.1, H26.2 + Bảng phụ phần 1.2 / III
 IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
 1. Ổn định lớp.
 2. Bài mới : Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm cảm ứng của sinh vật và đặc điểm của sự cảm ứng ở thực vật . Sự cảm ứng ở động vật có gì khác à Bài mới.
 Nội dung 1 : I . Khái niệm cảm ứng ở động vật
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG DẠY HỌC
1. Các hiện tượng sau: 
a. Trùng giày bơi tới chỗ nhiều O2.
b. Thuỷ tức co mình khi bị kim châm.
c. Khi trời trở rét, mèo có phản ứng xù lông.
được gọi là sự cảm ứng của động vật.Vậy cảm ứng ở động vật là gì? Đặc điểm?
GV: Kết luận thành tiểu kết.
GV: Trong VD a, b, ĐV trả lời kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh. Nên được gọi là phản xạ. Phản xạ là gì? Phản xạ được thực hiện nhờ các bộ phận nào?
GV: Kết luận thành tiểu kết.
2. Yc HS nghiên cứu VD: tay người chạm lửa thì rụt lại. Thụ quan đau ở tay người; tuỷ sống; cơ tay có vai trò gì trong hoạt động đó? 
GV: Ba bộ phận đó tạo thành một cung phản xạ.- à Tiểu kết
3. Cho HS trả lời các câu lệnh trong SGK.
4. Cho học sinh nêu thêm một số ví dụ về cảm ứng, phản xạ. Phân biệt cảm ứng, phản xạ.
-Cảm ứng ở động vật có tốc độ nhanh.
- Hoạt động cảm ứng của động vật có hệ thần kinh được gọi là phản xạ.
- Nghiên cứu SGK & trả lời.
- Trả lời.
-Nêu ví dụ, phân biệt.
1. Cảm ứng ở động vật là gì?
 Cảm ứng ở động vật là phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống để tồn tại và phát triển .
2. Phản xạ.
* Là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.
* Cung phản xạ gồm :
- Bộ phận tiếp nhận kích thích ( thụ thể hoặc cơ quan thụ quan).
- Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ thần kinh)
- Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến,...)
Nội dung 2 : II. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG DẠY HỌC
1. Yc HS nhận xét về cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh qua VD:
- Trùng giày bơi tới chỗ nhiều O2.
- Trùng biến hình thu chân giả để tránh ánh sáng.
- Trả lời.
* Động vật đơn bào phản ứng lại các kích thích bằng chuyển động của cả cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh.
 Nội dung 3: III. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG DẠY HỌC
1. Cho HS làm việc theo nhóm.
1.1Vẽ bảng sau lên bảng:
	ĐV có htk dạng lưới	ĐV có htk chuỗi hạch
Dạng ĐV	
Cấu tạo HTK	
Khả năng cảm ứng	
1.2. Treo tranh vẽ H26.1 , H26.2 .
1.3. Phân nhóm học sinh .
1.4.Cho học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung trên bảng vào vở bằng cách phân tích tranh và nghiên cứu SGK.
1.5. Gọi học sinh trình bày.
1.6. Treo bảng phụ à Tiểu kết.
2. Cho HS nêu và phân biệt vài dạng ĐV có HTK lưới và chuỗi hạch.
3. Cho HS trả lời các câu lệnh trong SGK.
4. HTK dạng lưới và dạng chuỗi hạch, dạng nào tiến hoá hơn? Tại sao?
GV: Bổ sung , hoàn thiện,
5. Cách thức phản xạ của ĐV có HTK dạng nào chính xác hơn? Tại sao?
GV: Bổ sung, hoàn thiện.
- Kẻ bảng vào vở.
- Quan sát.
- Làm việc theo nhóm.
- Trình bày.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
	ĐV có htk dạng lưới	ĐV có htk chuỗi hạch
Dạng ĐV	Cơ thể có đối xứng toả tròn thuộc ngành ruột khoang.	Cơ thể có đối xứng 2 bên thuộc Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp.
Cấu tạo HTK	Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.	Các tế bào thần kinh tập trung thành hạch tk. Các hạch được nối với nhau bởi các dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch . Mỗi hạch là trung tâm điều khiển hoạt động một vùng cơ thể. 
Khả năng cảm ứng	- Các tế bào cảm giác bị kích thíchà mạng lưới thần kinh à các biểu mô cơ à ĐV co mình lại để tránh kích thích.
- Tiêu tốn nhiều năng lượng.	- Sự phản ứng trả lời ở từng bộ phận (định khu) .
- Ít tiêu tốn năng lượng.
 C. Củng cố: Học sinh chọn câu trả lời đúng:
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây KHÔNG phải là một phản xạ:
 A. Khi trời rét, chim xù lông.
 B. Người tiết nước bọt khi thấy chanh.
 C. Phản ứng co một bắp cơ ếch tách rời khi bị kích thích .
 D. Gà mẹ xù lông ấp con khi nhận thấy có nguy hiểm.
Câu 2: Khi dùng một chiếc kim nhọn châm vào thuỷ tức, nó sẽ:
 A. Co toàn thân lại.
 B. Co phần bị kích thích.
 C. Điểm bị kích thích phản ứng .
 D. Tránh đi nơi khác.
Câu3: Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản úng lại kích thích theo hình thức:
 A. Co rút chất nguyên sinh.
 B. Phản xạ.
 C. Tăng co thắt cơ thể.
 D. Chuyển động cả cơ thể.
 D. Hướng dẫn về nhà.
 - Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK.
 - Đọc phần tiếp theo của bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 19 25 sinh 11CB.doc