Giáo án phụ đạo Ngữ văn 12 tuần 5 - Trường THPT Đạ Tông

Giáo án phụ đạo Ngữ văn 12 tuần 5 - Trường THPT Đạ Tông

Tuần:5

Tiết: 1,2,3,4 Ngày dạy:Tuần 5.

A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

-Nắm được những nt khi qut nhất về cuộc đời,quan điểm sáng tác,sự nghiệp văn học và phong cách NT của HCM.

B.PHƯƠNG PHÁP: Hướng dẫn HS ôn tập.

C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1235Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phụ đạo Ngữ văn 12 tuần 5 - Trường THPT Đạ Tông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT ĐẠ TÔNG G.A PDNGỮ VĂN 12 NGUYỄN THỊ BÉ HƯƠNG
Tuần:5 Ngày soạn:29.8.2010.
Tiết: 1,2,3,4 Ngày dạy:Tuần 5.
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
-Nắm được những nét khái quát nhất về cuợc đời,quan điểm sáng tác,sự nghiệp văn học và phong cách NT của HCM.
B.PHƯƠNG PHÁP: Hướng dẫn HS ơn tập.
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1.Oån định lớp: .
2.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
-HS nhắc lại vài nét về tiểu sử HCM.
-GV nhận xét,có cho điểm.Chớt ND,cho HS ghi.
-Trình bày quan điểm sáng tác của HCM?
-GV nhận xét,có cho điểm.Chớt ND,cho HS ghi.
-Ta cĩ thể đánh giá như thế nào về di sản văn học của Người?
-Mục đích của người khi sáng tác từng thể loại là gì?
-GV nhận xét,có cho điểm.Chớt ND,cho HS ghi.
-Phong cách nghệ thuật của Bác cĩ gì độc đáo ?Liên hệ với những tác phẩm đã học để chứng minh?
-GV nhận xét,có cho điểm.Chớt ND,cho HS ghi.
-Qua tiết ơn tập,GV hướng dẫn HS cách học và trình bày vấn đề ở từng nợi dung,khắc sâu kiến thức,lưu ý các em có thể học bài và thuợc bài tại lớp.
A.ƠN TẬP.
I.TIỂU SỬ.
-Sinh năm 1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. 
-Lúc nhỏ, học Hán học ở nhà. Lớn lên, theo cha vào kinh, học ở trường Quốc học Huế. Một thời gian, Người dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết)
-Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước từ Bến Nhà Rồng
-1941, sau 30 năm bơn ba tìm đường cứu nước, Người trở về Việt Nam thành lập Mặt trận Việt Minh, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam
- 1942-1943, người bị bắt giam tại nhà tù Tưởng Giới Thạch khi sang đây tranh thủ sự viện trợ của Trung Quốc. Sau 13 tháng, Người được trả tự do
-Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Người đọc Tuyên ngơn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hồ. 
-Năm 1946, Người được bầu làm Chủ tịch nước. Từ đây, Người đã lãnh đạo nhân dân và CM Việt Nam giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
-2-9-1969, chỉ tịch Hồ Chí Minh qua đời
II.SỰ NGHIỆP VĂN HỌC.
 1.Quan điểm sáng tác:
-Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hạt động tinh thần phong phú và phục vụ cĩ hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Người đã xác định vị trí và vai trị to lớn của nghệ sĩ trong sự nghiệp đấu tranh giải phĩng dân tộc và phát triển xà hội. Tinh thần đĩ đã được Người nĩi lên trong bài thơ Cảm tưởng đọc Thiên gia thi:
	 “Nay ở trong thơ nên cĩ thép
 	 Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
 +Chất thép ở đây chính là xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng là cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực của thơ ca. Quan điểm của Hồ Chí minh là sự tiếp thụ, kế thừa quan điểm dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu trong truyền thống dân tộc và được nâng cao trong thời đại cách mạng vơ sản. Trong bức thư gửi các họa sĩ trong dịp triển lãm hội hoạ tồn quốc 1951, một lần nữa, Bác khẳng định: “Văn hố nghệ thuật cũng là mọt mặt trận, anh chị em cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
-Hồ Chi Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức và tiếp nhận văn chương. Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo trí và văn chương, mỗi người khi cầm bút cần xác định rõ: Viết cho ai? (Đối tượng), Viết để làm gì? (Mục đích), Viết cái gì? (Nội dung) và Viết như thế nào? (Hình thức). Như vậy, đối tượng và mục đích qui định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người viết cĩ xử lý đúng các mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện, giữa phổ cập và nâng cao, giữa nội dung và hình thức thì mới phát huy được hiệu quả của hoạt động văn học.
 -Hồ Chí Minh luơn quan niệm tác phẩm văn chương phải cĩ tính chân thật. Tính chân thật cốn là cái gốc của văn chương xưa và nay. Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật cho hùng hồn” những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, phải chú ý nêu gương “ Người tốt, viếc tốt”, uốn nắn và phê bình cái xấu. Nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề. Hình thức của tác phẩm phải trong sáng, hấp dẫn, ngơn từ phải chọn lọc, bảo đảm sự trong sáng của tiếng Việt. Theo Người, tác phẩm văn chương phải thể hiện được cái tinh thần của dân tộc, của nhân dân và được nhân dân ưa thích.
2.Di sản văn học.
-Thơ văn Hồ Chí Minh là một di sản vơ giá,là bộ phận hữu cơ gắn với sự nghiệp cách mạng.
 a.Văn chính luận: mục đích đấu tranh chính trị, tấn cơng trực diện kẻ thù:bản án chế đợ thực dân, TNĐL, lời kêu gọi toàn quớc kháng chiến
 b.Truyện và ký: mục đích tố cáo tội ác dã man tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân và tay sai: Vi hành , những trò lớ hay là Va-ren và PBC, Lời than vãn cảu bà Trưng Trắc
 c.Thơ ca: ghi lại tâm trạng ,cảm xúc, suy nghĩ của Người, phản ánh tâm hồn và nhân cách của tác giả: NKTT), Nguyên tiêu, Báo tiệp , túc cảnh Pắc Bó
 3.Phong cách nghệ thuật: độc đáo và đa dạng.
-Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo chặt chẽ, bằng chứng giàu sức thuyết phục, đa dạng về bút pháp.
-Truyện và ký: cĩ tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng đặc sắc.
-Thơ ca: cĩ sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất trữ tình và chất thép, giữa sự trong sáng giản dị và hàm súc sâu sắc. 
B.KIỂM TRA:Kiểm tra việc học và nắm bài của HS;nhận xét,đánh giá tạo cho các em ý thức học bài thường xuyên.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc