Tuần : 1
Tieát : 1, 2, 3
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐẠO LÝ, TƯ TƯỞNG
A. Mục tiêu cần đạt
Qua giờ ôn tập, nhằm giúp HS:
- Nắm về các vấn đề đạo lý, tư tưởng.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một đạo lý, tư tưởng.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Giáo án
- Một số tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
- Ôn tập củng cố
- Thực hành luyện tập
Tuần : 1 Tieát : 1, 2, 3 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐẠO LÝ, TƯ TƯỞNG ------------------- A. Mục tiêu cần đạt Qua giờ ôn tập, nhằm giúp HS: - Nắm về các vấn đề đạo lý, tư tưởng. - Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một đạo lý, tư tưởng. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Giáo án - Một số tài liệu tham khảo khác C. Cách thức tiến hành - Ôn tập củng cố - Thực hành luyện tập D. Tiến trình ôn tập 1. Ổn định 2. Hoạt động dạy học I. Kiến thức cơ bản: 1. Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức lối sống của con người. Vấn đề tư tưởng, đạo lí: cách xử thế, phương châm sống, cống đẹp, sống tình nghĩa.. 2. Các yêu cầu của kiểu bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. - Bố cục: Gồm 3 phần MB, TB, KL - Yêu cầu về kĩ năng: Biết c¸ch lµm bµi văn NLXH, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát,.. - Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích à chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết à Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức - Cụ thể: + Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí + Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí + Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí + Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí đã nghị luận II. Một số đề bài Đề 1: Suy nghĩ của anh/chị về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. ĐỀ 2: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Đề 3 : “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến trên của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân. Đề 4: “Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Thái Học). Hiểu và suy nghĩ gì về lời nói ấy? ĐỀ 5: Tình thương là hạnh phúc của con người. Đề 6: Anh/Chị hiểu thế nào là truyền thống “Tôn sư trọng đạo”- một nét đẹp của văn hóa VN? Trình bày những suy nghĩ về truyền thống này trong nhà trường và xã hội ta hiện nay. §Ò 7: Suy nghĩ về mục đích và những biện pháp học tập, rÌn luyện của bản thân mình trong năm học cuối cấp. Đề 8: “Dù vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự bình an trong gia đình, kẻ ấy là người sung sướng nhất” (Gớt). Anh/chị suy nghĩ gì về câu nói trên? III. Thực hành Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: NL về một tư tưởng, đạo lí. - Nội dung: nêu suy nghĩ về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. - Tư liệu: kiến thức cuộc sống thực tế, sách báo 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ. b. Thân bài: - Giải thích câu tục ngữ. - Nhận định, đánh giá. + Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người. + Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc. + Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân, xử thế. + Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc. - Câu tục ngữ thể hiện một trong những vẻ đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam. - Truyền thống đạo lí tốt đẹp thể hiện trong câu tục ngữ tiếp tục được kế thừa và phát huy trong cuộc sống hôm nay c. Kết bài: khẳng định một lần nữa vai trò to lớn của lí tưởng đối với cuộc sống của con người Đề 2 : Tình thương là hạnh phúc của con người. Gợi ý 1. Giải thích - Khái niệm “tình thương”, “hạnh phúc” - Ý nghĩa của câu nói : “Tình thương là hạnh phúc của con người”. 2. Biểu hiện - Tình thương giữa những người có quan hệ ruột thịt, thân thích. - Tình thương đồng bào, đồng loại. 3. Bàn luận - Tác dụng của tình thương đối với cuộc sống con người. - Tình thương đem lại những hạnh phúc cho con người. Đề 3 : “Dù vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự bình an trong gia đình, kẻ ấy là người sung sướng nhất” (Gớt). Anh/chị suy nghĩ gì về câu nói trên? Gợi ý 1. Giải thích - Theo Gớt, người sung sướng nhất là người tìm thấy sự bình an, yêu thương, gắn bó, chở che, giúp đỡ của những người thân yêu trong gia đình - Câu nói đề cao vai trò, ý nghĩa của gia đình trong cuộc đời của mỗi con người. 2. Tính đúng đắn của câu nói - Bất kỳ ai cũng trở thành người sung sướng nếu tìm thấy sự bình an trong gia đình, nói cách khác lad có được gia đình bình yên, hạnh phúc. - Gia đình có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi người: không gian sống thân thuộc, sống trong tình thương, sự quan tâm; điểm tựa, chỗ dựa vững chắc, là bến đỗ bình yên 3. Bàn luận - Gia đình bất hòa mâu thuẫn con người cảm thấy đau khổ, lo lắng, bất an. - Những người chạy theo tiền tài công danh mà quên đi gia đình - Con người cần biết trân trọng gia đình : yêu thương, gắn bó, quan tâm, đồng cam, chia sẻ với những người thân 3. Củng cố và dặn dò - Nhắc lại kiến thức cơ bản - GV chọn một số đề bài cho HS về nhà viết thành bài văn : + Tổ 1 : Tình thương là hạnh phúc của con người + Tổ 2 : Anh/Chị hiểu thế nào là truyền thống “Tôn sư trọng đạo”- một nét đẹp của văn hóa VN? Trình bày những suy nghĩ về truyền thống này trong nhà trường và xã hội ta hiện nay. + Tổ 3 : Suy nghĩ về mục đích và những biện pháp học tập, rÌn luyện của bản thân mình trong năm học cuối cấp. + Tổ 4 : “Dù vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự bình an trong gia đình, kẻ ấy là người sung sướng nhất” (Gớt). Anh/chị suy nghĩ gì về câu nói trên? Tuần : 1 Tieát : 4,5 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG ------------------- A. Mục tiêu bài học Qua giờ ôn tập, nhằm giúp HS: - Nắm về các vấn đề đạo lý, tư tưởng. - Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một đạo lý, tư tưởng. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Giáo án - Một số tài liệu tham khảo khác C. Cách thức tiến hành - Ôn tập củng cố - Thực hành luyện tập (ứng dụng CTT) D. Tiến trình giờ giảng 1. Ổn định 2. Hoạt động dạy học I. Kiến thức cơ bản 1. Khái niệm: nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội, có ý nghĩa xã hội đáng khen, đáng chê hay vấn đề đáng suy nghĩ. Nội dung gần gũi với đời sống, sát với trình độ nhận thức của HS: tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, tình trạng ô nhiễm môi trường... 2. Các yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn NLXH, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát,.. - Yêu cầu về nội dung: Bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề. Phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết. - Nội dung cụ thể cần đạt: + Phân tích văn bản để rút ra ý nghĩa của vấn đề + Nghị luận về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm (phần trọng tâm): biểu hiện của vấn đề, mặt đúng sai lợi hại của vấn đề, thực trạng của vấn đề trong đời sống, những giải pháp, đề xuất II. Một số đề bài Đề 1: Tình trạng ô nhiễm môi trường sống với trách nhiệm của người dân Đề 2 : Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông? Đề 3: Anh (chị), hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Đề 4: Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị xã, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó. Đề 5: Từ truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi hãy nói về truyền thống của gia đình trong cuộc sống của mỗi người. III. Thực hành Đề 1: Tình trạng ô nhiễm môi trường sống với trách nhiệm của người dân Gợi ý - Tình trạng ô nhiễm môi trường sống hiện nay như thế nào? Nguyên nhân từ đâu? + Thành phố : Chất thải công nghiệp và động cơ xe ô tô, xe máy các loại làm vẩn đục khí quyển và các dòng sông chết. + Nông thôn : làng nghề thủ công, bao ni lon, rác thải bừa bãi + Nguồn nước bị cạn kiệt + Người dân thiếu ý thức, trách nhiệm trước các vấn đề: rừng bị tàn phá - Suy nghĩ và mở rộng vấn đề + Thông báo khẩn cấp tình trạng ô nhiễm môi trường + Kiến nghị cá nhân, tập thể để có các biện pháp cải thiện môi trường, bảo vệ cuộc sống. + Làm thế nào để hạn chế ô nhiễm môi trường? Giải pháp khoa học để cứu vãn tình thế - phê phán những việc làm ảnh hưởng đến môi trường – mở rộng mạng lưới truyền thông đại chúng. Đề 2: Suy nghĩ và hành động trước tình hình tai nạn giao thông hiện nay Gợi ý - Vấn đề cần bàn bạc + Là vấn đề bức xúc đối với xã hội : tai nạn giao thông, nhất là giao thông đượng bộ. + Tình hình tai nạn giao thông – nguyên nhân – hậu quả. + Vấn đề đặt ra đối với tuổi trẻ học đường : suy nghĩa và hành động như thế nào để giảm tiểu tai nạn giao thông. - Khẳng định vấn đề : Vấn đề đặt ra lúc này và mãi về sau là hoàn toàn phù hợp với mong muốn của mọi người, của xã hội. - Mở rộng vấn đề: + Là một vấn đề lo ngại của toàn xã hội + Giảm thiểu tai nạn giao thông là cuộc vận động lớn của toàn xã hội + Tuổi trẻ học đường cần suy nghĩ và hành động đúng đắn : chấp hành đúng luật lệ giao thông (không đi xa dàn hàng ngang, không đi xe gắn máy đến trường, không phóng xe nhanh vượt ẩu, chấp hành tốt các tín hiệu chỉ dẫn giao thông, phương tiện giao thông phải đảm bảo an toàn ) + Vận động mọi người chấp hành đúng luật lệ giao thông. + Tham gia các phong trào tuyên truyền cổ động hoặc viết báo nêu gương nwgowif tốt việc tốt trong việc giữ gìn giao thông an toàn: “An toàn là bạn, tai nạn là kẻ thù”. + Phê phán những kẻ gây tia nạn giao thông. Đề 3: Từ truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi hãy nói về truyền thống của gia đình trong cuộc sống của mỗi người. Gợi ý - Giải thích: nói đến truyền thống có nghĩa là nói đến tầm quan trọng của những giá trị trong quá khứ, những thói quen và nếp sống, nếp nghĩ được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác góp phần quan trọng vào việc hình thành tính cách hành động của con người trong hiện tại, tạo nên giá trị của hiện tại - Những suy nghĩ của bản thân: + Trong truyện ngắn, chú Năm, chị em Chiến Việt sinh ra trong một gia đình giàu truyến thống cách mạng, điều đó tạo nên ở họ tinh thần cách mạng: lòng căm thù giặc sâu sắc, khao khát được cầm súng chiến đấu + Với người Việt Nam gia đình luôn là cái nôi sinh thành, để lại dấu ấn dưỡng dục, những truyền thống gia đình ngấm vào mỗi thành viên và trở thành những hành động, tính cách cụ thể + Trong xã hội ngày nay truyền thống gia đình vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong cuộc sống mỗi người, góp phần định hướng cho nhân cách, nghề nghiệp mỗi bản thân (ví dụ) + Mỗi người cần có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, đặc biệt là truyền thống đạo đức để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. 3. Củng cố và dặn dò - Nhắc lại kiến thức cơ bản - GV ra moät soá ñeà baøi cho HS veà nhaø: laäp daøn yù vaø vieát thaønh baøi vaên : Trình bày hiểu biết, suy nghĩ, quan điểm của mình về một trong những hịên tượng sau: 1. Những người bị nhiễm HIV- AIDS. 2. Nạn bạo lực gia đình. 3. Nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận ... Trương Ba với xác hàng thịt + Hồn Trương Ba : thấy hổ thẹn khi sống chung với thể xác dung tục và đang bị dung tục đồng hóa; xác lấn át cả hồn + Ý nghĩa : Người tốt sống trong dung tục thì sẽ bị cái dung tục ngự trị, lấn át. Vì thế phải đấu tranh để loại bỏ dung tục, để cuộc sống trở nên tốt đẹp và nhân văn hơn. - Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với người thân: + Hồn Trương Ba làm trái với những tư tưởng của mình + Người thân xa lánh, sợ hãi, ghét bỏ, ghê tởm không giúp gì và hồn Trương Ba rơi vào hụt hẫng, tuyệt vọng, phải lựa chọn một thái độ dứt khoát. - Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với tiên Đế Thích + Hồn Trương Ba không chấp nhận cảnh sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Ông muốn được sống đúng theo bản chất của mình: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. + Đế Thích khuyên không nên chấp nhận – Hồn Trương Ba kiên quyết từ chối, chấp nhận cái chết và mong muốn cu Tị sống lại. * Kết thúc vở kịch Cái chết làm sáng bừng nhân cách cao đẹp của Trương Ba, thể hiện sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện và sự sống đích thực. d. Nghệ thuật -Sáng tạo lại cốt truyện dân gian -Nghệ tuật dựng cảnh, đối thoại, độc thoại nội tâm. -Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách II. Luyện tập 1. Một số đề bài Đề 1 : Tóm tắt vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Đề 2 : Phân tích tâm trạng bi kịch của hồn Trương Ba trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Đề 3 : Cuối lớp kịch “Cuộc đối thoại giữa hồn và xác”, xác hàng thịt nói với hồn Trương Ba: “Đã bảo chúng ta tuy hai mà một!”. Câu nói nêu lên sự thật gì, và với sự thật đó, hồn Trương Ba đã phải sống trong hoàn cảnh trớ trêu như thế nào? Đây có thể là mâu thuẫn cơ bản của vở kịch không? Vì sao? Đề 4: Suy nghĩ về quan niệm sống sau đây: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” (“Hồn Trương Ba, da hàng thịt”) Đề 5 : Ý nghĩa phê phán của đoạn trích và giá trị nhân văn của tác phẩm. 2. Thực hành Đề 1 : Phân tích tâm trạng bi kịch của hồn Trương Ba trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Gợi ý 1. Khái niệm “bi kịch” Là trạng thái đau khổ về tinh thần khi con người đứng trước những mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa mong muốn, khát vọng với thực tiễn hoàn toàn trái ngược. 2. Bi kịch của hồn Trương Ba - Bi kịch tha hóa + Trước Ba trước đây : làm vườn, chơi cờ, hiền đức, sống mẫu mực và có trách nhiệm + Khi sống trong xác anh hàng thịt : hồn Trương Ba không thể chi phối, điều khiển được xác; hồn Trương Ba thay đổi : vụng về, thô tục, thô bạo..; hồn Trương Ba cảm nhận được vấn đề đang bị dung tục tha hóa. - Bi kịch bị từ chối + Những người thân và hàng xóm không hiểu và không chấp nhận con người hiện tại của ông. + Khi bị từ chối, Trương Ba vô cùng đau khổ, tuyệt vọng - Bi kịch “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” + Bên trong gắn với những nhu cầu tinh thần - Bên ngoài gắn với những nhu cầu của thể xác phàm tục. Mối quan hệ giữa bên ngoài và bên trong : có thể mâu thuẫn nhưng không thể tách rời. + Không chấp nhận buông xuôi + Khẳng định mạnh mẽ nhu cầu được sống của mình + Chấp nhận từ bỏ cuộc sống do cái xác mạng lại để ra đi mới đêm lại sự thanh thản. Đề 3 : Cuối lớp kịch “Cuộc đối thoại giữa hồn và xác”, xác hàng thịt nói với hồn Trương Ba: “Đã bảo chúng ta tuy hai mà một!”. Câu nói nêu lên sự thật gì, và với sự thật đó, hồn Trương Ba đã phải sống trong hoàn cảnh trớ trêu như thế nào? Đây có thể là mâu thuẫn cơ bản của vở kịch không? Vì sao? Gợi ý 1. Câu nói nêu lên sự thật - Thể xác và linh hồn là hai thực thể có quan hệ với nhau, tồn tại trong một con người - Linh hồn là yếu tố quan trọng, nhưng thể xác có tính độc lập tương đối, có khả năng tác động đến linh hồn. Linh hồn phải đấu tranh với những đòi hỏi không chính đáng của thể xác để hoàn thiện nhân cách. 2. Hồn Trương Ba phải sống trong hoàn cảnh trớ trêu - Hồn Trương Ba được sống lại nhưng không sống trong thể xác của mình mà sống tạm nhờ xác hàng thịt - Hồn Trương Ba luôn co ý thức nhưng không thể không bị ảnh hưởng của xác hàng thịt. - Hồn Trương Ba có nhiều thay đổi khiến cho người thân đều thấy ông trở nên xa lạ. 3. Mâu thuẫn kịch giữa hồn và xác - Mâu thuẫn ngày càng gay gắt : bị xác lấn át, sỉ nhục, hồn Trương Ba đau khổ đến cực độ và cảm thấy không chịu đựng được nữa. - Là mâu thuẫn cơ bản của vở kịch, bởi Hồn Trương Ba nhận ra điều đó, thấy không thể sống được như thế, không thể khuất phục trước thể xác mượn của người khác và tự đánh mất chính mình. Hồn Trương Ba giải quyết mâu thuẫn này bằng cách chấp nhận cái chết. 3. Hướng dẫn tự học GV hướng dẫn thêm cho HS về nhà làm bài tập Đề 1 : Tóm tắt vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Đề 2 : Ý nghĩa phê phán của đoạn trích và giá trị nhân văn của tác phẩm. ( Viết thành bài bài văn NLVH) Đề 3: Suy nghĩ về quan niệm sống sau đây: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” (“Hồn Trương Ba, da hàng thịt”). ( Viết thành bài bài văn NLXH) Tuần : 2 Tieát : 9,10,11 CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – Nguyễn Minh Châu ---------- A. Mục tiêu bài học Qua ôn tập, nhằm giúp HS nắm chắc được: * Tác phẩm: a. Nội dung - Hai phát hiện của Phùng - Câu chuyện người đàn bà hàng chài b. Nghệ thuật - Tình huống truyện độc đáo - Ngôi kể, điểm nhìn thích hợp - Ngôn ngữ nhân văn vật sinh động; lời văn giản dị mà sâu sắc * Rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận về một tác phẩm phẩm, đoạn trích văn xuôi. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp - Cấu trúc đề thi môn Ngữ văn C. Cách thức tiến hành - Ôn tập củng cố - Trao đổi thảo luận - Làm đề cương D. Tiến trình dạy học 1. Ổn đinh 2. KTBC 3. Hoạt động dạy học I. Kiến thức cơ bản 1. Tác giả 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác b. Tóm tắt tác phẩm c. Nội dung - Hai phát hiện của Phùng + Phát hiện thứ nhất : “Cảnh đắt trời cho” – Với Phùng, khung cảnh đó chứa đựng “chứa đựng chân lý của sự hoàn thiện”. Phùng trào dâng cảm xúc, khiến tâm hồn anh như gọt rửa, thanh lọc. + Phát hiện thứ hai : Cảnh tượng phi thẩm mỹ (người đàn bà xấu xí; người đàn ông dữ dằn),phi nhân tính (chồng đánh vợ; con thương mẹ, đánh lại bố) làm cho Phùng ngơ ngác không tin vào mắt mình. - Câu chuyện của người đàn bà hàng chài + Một cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le + Câu chuyện giúp cho Phùng hiểu ra nhiều điều: người đàn bà ( nghèo khổ, nhẫn nhục, thấu hiểu lẽ đời, giàu đức hi sinh và lòng vị tha), người đàn ông (“bất kể lúc nào thấy khổ quá” là lôi vợ ra đánh), chánh án Đẩu (lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng chưa có kinh nghiệm sống), chính mình (sẵn sáng làm tất cả vì sự công bằng nhưng suy nghĩ, cách nhìn nhận còn đơn giản) - Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy” + Nhìn kỹ vào tấm ảnh đen trắng, thấy “hiện lên cái màu hồng hồng cảu ánh sương mai” (chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, là nghệ thuật). + Nhìn lâu hơn, thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” (hiện thân của cảnh đời lam lũ, khốn khổ, là sự thật cuộc đời) + Nghệ thuật chân chính không thể tách rời cuộc sống. Nghệ thuật là cuộc đời và vì cuộc đời. d. Nghệ thuật - Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá và phát hiện về cuộc sống. - Chọn lọc ngôi kể và điểm nhìn phù hợp làm câu chuyện gần gũi, chân thực. - Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu săc, đa nghĩa II. Luyện tập 1. Một số đề bài Đề 1 : Tóm tắt tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đề 2 : Vì sao Nguyễn Minh Châu lại đặt tên truyện là “Chiếc thuyền ngoài xa”? Ý nghĩa của nhan đề truyện? Đề 3 : Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đề 4 : Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đề 5: Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Anh/chị hãy làm rõ về điều đó. Đề 6 : Nguyễn Minh Châu luôn trăn trở để “đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Điều đó thể hiện như thế nào trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”? 2. Thực hành Đề 1 : Vì sao Nguyễn Minh Châu lại đặt tên truyện là “Chiếc thuyền ngoài xa”? Ý nghĩa của nhan đề truyện? Gợi ý 1. Tên truyện - Trong câu chuyện có sự việc người nghệ sĩ nhiếp ảnh chụp được tấm ảnh nghệ thuật về “Chiếc thuyền ngoài xa” trong sương mờ buổi sáng. - Vẻ đẹp đó đánh lừa anh bởi nó không phải là bản chất thực của chiếc thuyền. Vì nó ở “ngoài xa” nên anh bị nó lừa. 2. Ý nghĩa - Có những hình ảnh mới nhìn thì đẹp nhưng nhìn kỹ vào bên trong, đi sâu vào bản chất của nó thì hoàn toàn ngược lại. Chiếc thuyền chỉn đẹp khi nó ở “ngoài xa” giữa trời biển sương mờ nhưng khi nó đến gần thì bên trong bộc lộ những những cái xấu của cuộc sống. - Cuộc sống nhiều khi đánh lừa con người. Ở đây, chính “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại” đã đánh lừa người nghệ sĩ nhiếp ảnh. Bởi nó ở “ngoài xa” nên anh không nhìn thấy đúng bản chất của nó. - Phải có con mắt tin tường nhìn thấu bên trong cuộc sống để khám phá, phát hiện thì mới có thể tìm ra đúng bản chất của nó, cùng với cách nhìn đa diện, nhiều chiều mới phát hiện ra bản chất sau vẻ ngoài của hiện tượng - Mỗi người, nhất là người nghệ sĩ không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận con người và cuộc sống. Đề 2: Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Anh/chị hãy làm rõ về điều đó. Gợi ý 1. Tình huống truyện : người nghệ sĩ nhiếp ảnh phát hiện ra cuộc sống thực đằng sau bức ảnh. 2. Phân tích tình huống truyện a. Tình huống tự nhận thức - Người nhiếp ảnh “bấm đúng lúc” được bức ảnh trời cho. Nhưng chính anh bất ngờ nhận ra sự “trật khớp” giữa cái đẹp ngoại cảnh với số phận cực nhọc, khốn khổ của con người. - Vị thẩm phán tin rằng luật pháp công bằng cùng với lòng tôt và thiện chí của mình thì sẽ thay đổi số phận của người đàn bà kia. Nhưng người đàn bà ấy thẳng thừng từ chối, cứ như điều không thể tin nổi. Trong đầu anh có “một cái gì vừa mới vỡ ra” và anh bất chợt hiểu ra nghịch lý của đời thường. b. Tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. - Qua câu chuyện, nhất là sự “vỡ ra” của người phóng viên báo ảnh và viên thẩm phán, ta thấy có hai chiếc thuyền. Chiếc thuyền nhìn lúc “ngoài xa” rất khác lúc nhìn gần. Cũng như chiếc thuyền trong bức ảnh nhưng cuộc sống đích thực của gia đình kia thì lại chẳng có gì giống thế cả. - Đề cập đến tình trạng bạo lực gia đình và qua đó đã làm dấy lên nỗi xót thương, lo lắng về tình trạng phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi. Còn có một ý nghĩa quan trọng hơn : nếu không giải phóng con người khỏi nghèo đói, u muội, tối tăm thì không bao giờ tiêu diệt được bạo hành và bạo lực. 4. Hướng dẫn tự học *GV hướng dẫn cho HS về nhà làm các đề bài sau: Đề 1 : Tóm tắt tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đề 2 : Nguyễn Minh Châu luôn trăn trở để “đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Điều đó thể hiện như thế nào trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”? *Đề bài về nhà: Câu 1 : Phải chăng “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi”? Câu 2 : Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa”.
Tài liệu đính kèm: