THUỐC - Lỗ Tấn
SỐ PHẬN CON NGƯỜI – Sô lô khốp
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ - Hê min guê
A. Mục tiêu bài học
Qua bài giảng, nhằm giúp HS nắm được:
- Những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của từng nhà văn, những đóng góp của mỗi nhà văn
- Nắm được hoàn cảnh sáng tác của mỗi tác phẩm cũng như nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật chính của tác phẩm
- Nắm được hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng của mỗi tác phẩm
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp
- Cấu trúc đề thi môn Ngữ văn
- Tài liệu tập huấn
Tiết 15 -16 THUỐC - Lỗ Tấn SỐ PHẬN CON NGƯỜI – Sô lô khốp ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ - Hê min guê Ngày soạn: 31. 03. 09 Ngày giảng: Lớp giảng: 12A1 12A2 12A3 Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua bài giảng, nhằm giúp HS nắm được: - Những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của từng nhà văn, những đóng góp của mỗi nhà văn - Nắm được hoàn cảnh sáng tác của mỗi tác phẩm cũng như nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật chính của tác phẩm - Nắm được hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng của mỗi tác phẩm B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp - Cấu trúc đề thi môn Ngữ văn - Tài liệu tập huấn C. Cách thức tiến hành - Ôn tập củng cố - Trao đổi thảo luận - Làm đề cương D. Tiến trình dạy học 1. Ổn đinh 2. KTBC 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: yêu cầu HS nhắc lại những điểm đáng chú ý về nhà văn Lỗ Tấn? HS phát biểu GV chốt lại GV: đang học y tại Nhật, trong một lần xem phim, ông thấy những người Trung Quốc khoẻ mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém một người TQ làm gián điệp cho Nga, ông nhận thấy: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần GV: Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh như thế nào? HS phát biểu GV ghi bảng GV: nhan đề thuốc có những ý nghĩa nào? Từ đó rút ra chủ để của truyện HS trả lời GV chốt lại GV: yêu càu HS tự làm đề cương dựa vào kiến thức giờ giảng văn GV: những điểm đáng lưu ý về cuộc đời và sự nghiệp của Sô lô khốp HS phát biểu GV chốt lại GV: trình bày lạ hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? HS nhắc lại GV: Yêu cầu HS đọc phần II.2 Hướng dẫn ôn tốt nghiệp -> những ý cần cần nắm GV: Hãy điểm lại những thành công nghệ thuật của tác phẩm GV: Người kể chuyện phải khuôn theo cách nói năng, tâm tính, giọng điệu, tâm trạng của Xô-cô-lốp, qua đó trực tiếp bộc lộ tính cách của nhân vật này. Trên kia ta đã phân tích nhiều nét tính cách của Xô-cô-lốp. Ở đây ta nói thêm về cách nói bỗ bã, xen nhiều từ ngữ bình dân và thuật ngữ nghề nghiệp của người lái xe: chả mấy chốc, uống li rượu lử người, chìm nghỉm, tước bằng lái,... Đồng thời ta cũng thấy rõ thái độ tin cậy, cởi mở, có phần hồn nhiên, bộc trực, dễ xúc động của An-đrây Xô-cô-lốp, một người lao động, khi dốc bầu tâm sự. Người kể chuyện còn trực tiếp miêu tả bối cảnh và thời gian gặp gỡ nhân vật chính, khung cảnh thiên nhiên, chân dung các nhân vật, những ấn tượng và đánh giá về các nhân vật đó. GV: Lời trữ tình ngoại đề có vai trò và tác dụng như thế nào? GV:Trước số phận trở trêu, bi thảm của con người, Sô-lô-khốp cũng bất giác để lộ sự đồng cảm và lòng nhân hậu của chính mình. GV: yêu cầu HS nhắc lại những điểm cần lưu ý về nhà văn Hê min guê? HS trả lời GV chốt lại GV: yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm (dựa vào SGK) Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm HS trình bày GV chốt lại GV yêu cầu HS đọc phần II.2 Hướng dẫn ôn tốt nghiệp -> những điểm cần lưu ý HS thực hiện theo yêu cầu Gv chốt lại GV: lão Xan ti a gô làm nghề đánh cá vậy nên bắt được cá là mục đích, là cuộc sống của ông. Nhưng lão yêu quý con cá như là người anh em... GV: lão không tin vào mắt mình con cá quá lớn, phải hơn nửa tấn và nó cũng oai phong, kì vĩ và có cả sự duyên dáng... GV: yêu cầu HS làm đề cương những câu hỏi trong sách Hướng dân ôn tốt nghiệp A. Thuốc - Lỗ Tấn 1. Tác giả a. Cuộc đời - Lỗ Tấn (1881 – 1936) tên thật là Chu Thụ Nhân là nhà văn cách mạng Trung Quốc. - Xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút, 13 tuổi cha bị bệnh hiểm nghèo không tiền chữa chạy mà mất, ông ôm mộng học nghề y từ đây - Trước khi học nghề y, Lỗ Tấn đã từng học nghề hàng hải với mong muốn được mở mang tầm mắt, rồi nghề khai mỏ với ước vọng góp phần làm giàu cho tổ quốc, rồi nghề y để chữa bệnh cho dân nghèo, nhưng đều thất vọng - Cuối cùng ông chọn làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào b. Sự nghiệp - Làm văn nghệ Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút của mình phanh phiu căn bệnh tinh thần của quốc dân và lưu ý mọi người tìm phương thuốc chữa chạy. Ông đã dũng cảm chỉ cho họ thấy những bước đi sai nhịp trên con đường hành quân tiến vào tương lai - Những tác phẩm chính: Gào thét (1923), Bàng hoàng (1926), Chuyện cũ viết lại (1936), AQ chính truyện. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh ra đời - Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, TQ bị các nước đế quốc xâu xé, xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến nửa thuộc địa, thế nhưng nhân dân lại cam phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. - Thuốc ra đời đúng vào hoàn cảnh ấy như một lời cảnh tỉnh những ai còn đang ngơ ngác trước thời cuộc, chỉ ra cho họ thấy rằng TQ đang như con bệnh trầm kha, chỉ có tiêu diệt hết sự đớn hèn mới có cơ hội cứu được con bệnh này - Lỗ Tấn viết Thuốc 25/4/1919, rồi đăng trên tạp chí Tân thanh niên đúng vào dịp phong trào Ngũ tứ nổ ra. b. Ý nghĩa nhan đề, chủ đề truyện Thuốc - Lỗ Tấn - Thuốc là một nhan đề đa nghĩa: + Đó là thứ thuốc chữa bệnh lao của người TQ lạc hậu, u mê, mê tín - lấy bánh bao tẩm máu người cách mạng để chữa bệnh. + Tác gải đặt ra vấn đề phải để để cho thế hệ trẻ có quyền độc lập suy nghĩ, quyết định tương lai. Hay nói cách khác, người TQ phải tỉnh giấc, không được "ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ" + Liều thuốc độc ấy trớ trêu thay lại được bào chế bằng máu của người cách mạng - một người dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thế mà con người lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh -> phải tìm một phương thuốc lám cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng - Chủ đề: sự tê liệt của quần chúng và bi kịch của người cách mạng tiên phong -> phương thức chữa bệnh đớn hèn, ngu muội của dân tộc * Các câu hỏi 1. Câu 1: Hình ảnh vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du và câu hỏi "thế này là thế nào?"? 2. Câu 2: Ý nghĩa 2 mùa trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn B. Số phận con người của Sô lô khốp 1. Tác giả - Sô lô khốp (1905 - 1984), nhà văn Nga - Sinh trưởng trong gia đinh nông dân, tình Rô xtốp, vùng thảo nguyên sông Đông. Gắn bó máu thịt với con người và cảnh vật quê hương. Chính vì vậy tác phẩm của ông thấm đẫm hơi thở và linh hồn của cuộc sống vùng sông Đông - Sớm tham gia cách mạng ở quê hương (1918), làm nhiều nghề để kiểm sống, tự học và đọc văn học - Trực tiếp tham gia nội chiến và chiến tranh về quốc, say mê hoạt động văn nghệ, thấu hiểu được những nỗi khổ đau và số phận con người trong cuộc chiến tranh - Là nhà văn hiện thực vĩ đại, có tư tưởng đổi mới - Nhân giải Nôben văn học 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác - Truyện ngắn ra đời 1957, in trong tập Truyện sông Đông b. Nội dung tác phẩm * Xô cô lốp đã mất tất cả trong chiến tranh. Hoà bình lập lại, anh gặp bé Va ni a. * Xô cô lốp cảm thương tình cảnh của bé Va ni a, Xô cô lốp quyết định nhận cậu làm con. Đó là một quyết định xuất phát từ tình yêu thương thực sự. * Anh yêu bé Va ni a hết mực. Tận tâm chăm sóc cho đứa bé một cách vụng về đáng yêu. Có bé Va ni a, Xô cô lốp như thấy mình được hồi sinh c. Nghệ thuật Truyện ngắn Số phận con người được xây dựng theo lối truyện lồng trong truyện. ở đây có hai người kể chuyện. Người thứ nhất là An-đrây Xô-cô-lốp, người thứ hai là tác giả, người thuật lại câu chuyện của Xô-cô-lốp. Sô-lô-khốp không che giấu thiện cảm đặc biệt đối với An-đrây Xô-cô-lốp, “người khách lạ đã trở thành thân thiết” đối với mình. Nhà văn xúc động mãnh liệt trước số phận con người: “Với một nỗi buồn thấm thía, tôi nhìn theo hai bố con”. Thái độ của người kể chuyện thể hiện trong tất cả các biện pháp nghệ thuật vừa nêu. Thái độ đó được đúc kết trong đoạn trữ tình ngoại đề ở cuối truyện: “Hai con người côi cút, hai hạt cắt đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ... Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu như tổ quốc kêu gọi”. Trữ tình ngoại đề là sự giãi bày cảm xúc, ấn tượng chủ quan của nhà văn về những gì mà nhà văn đã mô tả, phơi bày một cách khách quan trước bạn đọc. Với đoạn trữ tình ngoại đề này, Sô-lô-khốp bày tỏ lòng khâm phục và tin tưởng ở tính cách Nga kiên cường. Đồng thời, xa lạ với lối tô hồng hiện thực, với kết thúc có hậu, Sô-lô-khốp báo trước vô vàn khó khăn, trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường vươn tới tương lai, hạnh phúc. Là một yếu tố ngoài cốt truyện, đoạn trình ngoại đề này có thể lược bỏ, bởi vì nó chỉ nhắc lại và nhấn mạnh những gì tác giả đã gián tiếp giãi bày trong phần trần thuật. Điếu này càng đặc biệt rõ khi chuyển thể truyện Số phận cón người thành phim truyện (Sô-lô-khốp rất hài lòng với phim này, ông trực tiếp xuất hiện với tư cách người dẫn chuyện). Tuy nhiên, sự có mặt của đoạn trữ tình ngoại đề này lại rất đặc biệt vì nó khá hiếm hoi trong tác phẩm của Sô-lô-khốp, nhà văn luôn tìm cách khéo léo náu mình sau bức tranh nhân sinh do ông miêu tả. Đoạn trữ tình đó xác nhận thêm quan điểm nghệ thuật của Sô-lô-khốp: “Nghệ sĩ không thể lạnh lùng khi sáng tạo... Khi viết, máu nóng nhà văn phải sôi lên”. C. Ông già và biển cả - Hê min guê 1. Tác giả a. Cuộc đời - Hê min guê (1899 - 1961), là nhà văn Mĩ, đạt giải thưởng Nô ben 1954 - Từng tham gia thế chiến I, cuộc chiến tranh Tây Ban Nha và thế giới II với tư cách là người lính, là phóng viên mặt trận - Ông viết sôi nổi, viết nhiều trong khoảng thời gian này - Để lại dấu ấn với 3 thể loại: truyện ngắn tiểu thuyết và kịch. - Hê min guê có cuocj đời sống gió, một cây bút sông sáo không biết mệt mỏi, đề xướng nguyên lí "tảng băng trôi" b. Sự nghiệp - Sự nghiệp văn chương khá đồ sộ - Văn phong Hê min guê giản dị, trong sáng, ẩn chứa nhiều triết lí sâu sắc về thế giới tự nhiên và con người * Nguyên lí "tảng băng trôi" Hê min guê lấy hình ảnh tảng băng trôi phần nổi ít phần chìm nhiều đặt ra yêu cầu đối với tác phẩm văn chương phải tạo ra ý tại ngôn ngoại. Nhà văn không trực tiếp công khai phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra phần ẩn ý. Một trong những biện pháp chủ yếu là độc thoại nội tâm kết hợp với ẩn dụ và biểu tượng. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác - Năm 1952, Hê min guê cho ra đời tác phẩm Ông già và biển cả. Bối cảnh của tác phẩm là ngôi làng chài bên cảng La ha ba na. Trước khi in thành sách, truyện đã được đăng trên tập chí Đời sống Đoạn trích nằm ở gần cuối truyện thuật lại việc ông lão Xan ti a gô rượt đuổi và khuất phục được con cá kiếm. b. Nội dung đoạn trích * Đoạn trích cho thấy sự phức tạp trong tâm lí ông lão, đôi khi nó như đối lập với nhau * Con cá kiếm trong tác phẩm được miêu tả như một con người, mặc dù chưa xuất hiện trực tiếp nhưng qua vòng lượn của con cá người đọc có ấn tượng về nó. Khi nó xuất hiện ông lão ngạc nhiên * Niềm tin, ý chí và nghị lực của Xan ti a gô được thể hiện rõ qua cuộc chiến với con cá kiếm: đó là sự kiên trì, ngoan cường, quyết tâm tìm kiếm để bắt được con cá - là biểu tượng đẹp về nghị lực của con người: con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị đánh bại. c. Nghệ thuật - Lối kể chuyện đọc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn lời kể và tả, miêu tả đối thoại và độc thoại nội tâm - Thành công trong việc khắc hoạ chân dung nhân vật - Cách viết giản dị, nhiều khoảng trống, nhiều hình tượng mang tính đa nghĩa -> nguên lí "tảng băng trôi" 5. Củng cố và dặn dò - Nhắc lại kiến thức cơ bản - Chuẩn bị ôn bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
Tài liệu đính kèm: