Giáo án ôn tốt nghiệp Ngữ văn 12: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

Giáo án ôn tốt nghiệp Ngữ văn 12: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

RỪNG XÀ NU

 Nguyễn Trung Thành

A. Mục tiêu bài học

 Qua giờ ôn tập nhằm giúp HS:

 Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản, nắm được nội dung cơ bản và nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm

 Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học, các bước cụ thể

 Thực hành luyện tập viết đoạn văn

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV

 - Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp THPT

 - Cấu trúc đề thi tốt nghiệp năm 2008 - 2009

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2419Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tốt nghiệp Ngữ văn 12: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7 - 8. 
RỪNG XÀ NU
	Nguyễn Trung Thành
	Ngày soạn: 
	Ngày giảng:
	Lớp giảng: 12A1	12A2	12A3
	Sí số:
A. Mục tiêu bài học
	Qua giờ ôn tập nhằm giúp HS:
 Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản, nắm được nội dung cơ bản và nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm
 Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học, các bước cụ thể
 Thực hành luyện tập viết đoạn văn
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV
	- Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp THPT
	- Cấu trúc đề thi tốt nghiệp năm 2008 - 2009
C. Cách thức tiến hành
	- Củng cố, thuyết trình
	- Thực hành luyện tập
	- Trao đổi thảo luận
D. Tiến trình giờ giảng
	1. Ổn định
	2. KTBC
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS nhắc lại những điểm cần nắm về Nguyễn Trung Thành?
HS trả lời GV chốt lại
GV: tác phẩm được sáng tác trong hoàn cnahr như thế nào?
HS phát biểu GV chốt lại
GV yêu cầu HS tóm tắt (HS yếu kém) -> GV tóm tắt lại
GV: yêu cầu HS làm theo các bước: tìm hiểu đề, lập dàn ý. 
GV: yêu cầu HS thực hiện như đề 1
I. Kiến thức cơ bản
1. Tác giả
- SGK (T73, Hướng dẫn ôn tn)
- Trong 2 cuộc kháng chiến, Nguyễn Trung Thành chủ yếu gắn bó với chiến trường Tây Nguyên -> có nhiều tác phẩm thành công về mảnh đất này.
2. Tác phẩm
a. hoàn cảnh sáng tác
- Năm 1962, Nguyễn Trung Thành trở lại miền Nam vừa chiến đấu vừa sáng tác.
- Mùa hè năm 1965, đế quốc Mĩ đổ quân ào ạt vào miền Nam, các chiến dịch càn quét được tổ chức quy mô và rầm rộ hơn. Trong hoàn cảnh ấy, nhà văn viết Rừng xà nu như một biểu tượng cho tinh thần bất khuất kiên cường của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và đồng bào ta nói chung.
- Rừng xà nu đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ (số 2, 1965), sau đó được in trong tập truyện và kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc
b. Tóm tắt nội dung truyện
c. Giá trị nội dung
* Hình tượng nhân vật Tnú: 
- Điển hình cho tính cách Tây Nguyên
+ Trung thực, gan góc, dũng cảm (đôi bàn tay Tnú)
+ Có tính kỉ luật cao tuyệt đối trung thành với cách mạng
+ Lòng yêu thương căn thù mang đậm tính cách Tây Nguyên
- Điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người dân tây Nguyên, khẳng định chân lí của thời đại đánh Mĩ: "chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo"
+ Bi kịch của Tnú mang ý nghĩa điển hình cho bi kịch của con người dân làng Xô Man
+ Bi kịch của Tnú khẳng định cầm vũ khí đứng lên chiến đấu mới dành thắng lợi
* Hình tượng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm đó là hình tượng cây Xà nu
- Biểu tượng cho sức sống kiên cường bất khuất của dân làng Xô man
- Biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp của con người nơi đây
d. Giá trị nghệ thuật
- Tính chất sử thi
+ Đề tài chủ đề mang ý nghĩa lịch sử thời đại (phản ánh chân thực cuộc đấu tranh chống Mỹ nguỵ của người dân Tây Nguyên, nêu chân lí của thời đại đánh Mỹ)
+ Hình tượng tiêu biểu cho tính cách sức mạnh khát vọng của cả cộng đồng
+ Hình tượng thiên nhiên mang vẻ đẹp sử thi (mở đầu và kết thúc tác phẩm), Xà Nu giàu sức sống như trong huyền thoại
+ Ngôn ngữ kể chuyện giàu chất sử thi: lời kể của cụ Mết gợi không khí sử thi dân gian
II. Các đề cụ thể
1. Đề 1: Hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà nu - Nguyễn Trung Thành
a. Tìm hiểu đề
- Nội dung: hình tượng nhân vật Tnú
- PPNL: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận
- PVTL: Rừng Xà nu - Nguyễn Trung Thành
b. Dàn ý
* Mở bài
- Giới thiệu không khí chống Mĩ của dân tộc
- Hình tượng Tnú tính cách điển hình cho người dân Tây Nguyên: trung thực, gan góc, dũng cảm; giàu tình thương, tuyệt đói trung thành với cách mạng
* Thân bài
- Tnú là người trung thực, gan góc, dũng cảm:
+ Chất Tây Nguyên đã trở thành máu thịt của Tnú (dẫn chứng)
+ Đôi bàn tay gây ấn tượng, sâu đậm (phân tích)
- Trong cuộc sống cũng như trong chiến đấu có tính kỉ luật, tuyệt đối trung thành với cách mạng:
+ Tham gia lực lượng vũ trang đánh Mĩ rất nhớ nhà và quê hương nhưng cũng chỉ về thăm làng khi được phép
+ Lòng trung thành tuyệt đối với Cách mạng của Tnú thể hiện rõ khi bị kẻ thù đốt 10 đầu ngón tay nhưng anh không cảm thấy ngọn lửa ở 10 đầu ngón tay mà lại thấy có lửa ở trong lồng ngực
+ Lòng trung thành tuyệt đối: Tnú lên đường chiến đấu với niềm tin vững chắc vào thắng lợi
- Lòng yêu thương và căm thù cũng mang tính cách Tây Nguyên:
+ Tnú là con người giàu tình nghĩa, giàu lòng yêu thương (dẫn chứng)
+ Lòng căm thù của Tnú cũng mang chất Tây Nguyên dữ dội và quyết liệt (dẫn chứng)
- Tnú còn điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của con người Tây Nguyên
+ Bi kịch của Tnú mang ý nghĩa điển hình cho bi kịch của dân làng Xô man
+ Tnú chỉ được cứu khi người dân làng Xô man đã cầm vũ khí đứng lên tiêu diệt kẻ thù
- Hình tượng Tnú là thành công nghệ thuật xuất sắc của Nguyễn Trung Thành
* Kết bài
- Khái quát, đánh giá lại ý nghĩa hình tượng
2. Đề 2: Cảm nhận về hình tượng rừng Xà nu trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Trung Thành.
a. Tìm hiểu đề
- Nội dung: hình tượng rừng Xà nu
- PPNL: giải thích, chứng minh, phân tích...
- PVTL: Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành
b. Dàn ý
* Mở bài
- Thiên nhiên trong văn học như một hình tượng nghệ thuật để các nhà văn gửi gằm tư tưởng tình cảm của mình
- Rừng Xà nu đã thể hiện thành công chủ đề tư tưởng của tác phẩm, xuyên suốt tác phẩm
* Thân bài
- Hình tượng cây Xà nu là hình tượng trung tâm xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của thiên truyện
+ Mở đầu và kết thúc tác phẩm đều là hình tượng những cách rừng Xà nu bạt ngạt chạy tít tắp đến tận chân trời
+ Trong tác phẩm, hình tượng Rừng xà nu có mặt ở mọi chi tiết
+ Hình tượng rừng xà nu được nhìn nhận trong sự gắn bó với con người và làm biểu tượng cho con người
- Rừng Xà nu là biểu tượng cho sức sống bất diệt và những phẩm chất cao đẹp của con người Tây Nguyên
+ Biểu tượng cho sức sống bất diệt của người dân Tây Nguyên: có sự tương đồng về phẩm chất giữa người và cây
+ Hình tượng cây Xà nu cổ thụ biểu tượng cho lớp người già như cụ Mết; hình tượng những cây Xà nu trưởng thành biẻu tượng cho lớp người đã trưởng thành, đã lớn lên trong chiến đấu: kiên cường bất khuất; những cây Xà nu non mới mọc là biểu tượng cho lớp thiếu niên như Heng: tuy còn nhỏ nhưng rất linh hoạt, dũng cảm, đã tạc mình theo hình dáng của thế hệ cha anh.
- Cây Xà nu còn là biểu tượng cho những phẩm chất cao đẹp của người dân Tây Nguyên như khát vọng sống tự do, tình yêu đoàn kết, sức mạnh phi thường
+ Cây nào cũng ham ánh sáng
+ Người dân Tây Nguyên luôn có tình thương yêu đoàn kết trong cuộc sống cũng như trong chiến đấu
+ Sức mạnh phi thường của người dân Tây Nguyên cũng được khắc hoạ qua hình tượng rừng xà nu
- Hình tượng rừng xà nu là thành công nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành
+ Tính chất sử thi thể hiện qua hình tượng xà nu, kết cấu đầu cuối của truyện tương ứng
+ Khi miêu tả cây xà nu kết hợp bút pháp tả và gợi
* Kết bài
- Khẳng định giá trị hình tượng rừng xà nu trong tác phẩm
	5. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cơ bản

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tot nghiep Rung xa nu NTT.doc