Giáo án ôn thi tốt nghiệp môn Sinh 12 - Tiết 1 đến 8

Giáo án ôn thi tốt nghiệp môn Sinh 12 - Tiết 1 đến 8

Tiết số: 01

PHẦN I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Nêu khái niệm gen, cấu trúc gen cấu trúc, đặc điểm mã di truyền.

- Cơ chế nhân đôi ADN.

B. NỘI DUNG

I. Gen

1. Khái niệm gen: Là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.

Vd: Gen Hb mã hoá chuỗi pôlipeptit , gen tARN mã hoá cho phân tử tARN.

Gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục (không phân mảnh), còn ở sinh vật nhân thực là gen phân mảnh (bên cạnh các đoạn exon mã hoá axit amin còn được xen kẽ các đoạn intron không mã hoá axit amin).

 

doc 16 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn thi tốt nghiệp môn Sinh 12 - Tiết 1 đến 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/03/2009
Tiết số: 01
PHẦN I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nêu khái niệm gen, cấu trúc gen cấu trúc, đặc điểm mã di truyền.
- Cơ chế nhân đôi ADN. 
B. NỘI DUNG
I. Gen
1. Khái niệm gen: Là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN. 
Vd: Gen Hba mã hoá chuỗi pôlipeptit a, gen tARN mã hoá cho phân tử tARN. 
Gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục (không phân mảnh), còn ở sinh vật nhân thực là gen phân mảnh (bên cạnh các đoạn exon mã hoá axit amin còn được xen kẽ các đoạn intron không mã hoá axit amin).
2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc (gen mã hóa chuỗi Polipepetit)
Gen cấu trúc mã hoá prôtêin gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit
- Vùng điều hoà: nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, có trình tự các nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời cũng chứa trình tự nuclêôtit điều hoà quá trình phiên mã. 
- Vùng mã hoá: mang thông tin mã hoá các axit amin. Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục (gen không phân mảnh). Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin (exon) là các đoạn không mã hoá axit amin (itron). Vì vậy, các gen này gọi là gen phân mảnh. 
- Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã. 
II. Mã di truyền
1. Khái niệm: Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen (mạch gốc) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. 
2. Đặc điểm: + Mã di truyền được đọc từ một điểm theo chiều 3’=>5’, theo từng bộ ba, không gối lên nhau. 
+ Mã di truyền có tính phổ biến. 
+ Mã di truyền có tính đặc hiệu. 
+ Mã di truyền có tính thoái hoá. 
III. Quá trình nhân đôi ADN
1. Bước 1: (Tháo xoắn phân tử ADN)
Nhờ các enzim tháo xoắn 2 mạch phân tử ADN tách nhau dần lộ ra 2 mạch khuôn và tạo ra chạc hình chữ Y (chạc sao chép). 
2. Bước 2: (Tổng hợp các mạch ADN mới)
2 mạch ADN tháo xoắn được dùng làm mạch khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung( A liên kết với T, G liên kết với X). 
Mạch khuôn có chiều 3’® 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục còn mạch khuôn có chiều 5’® 3’ thì mạch mới được tổng hợp từng đoạn( Okazaki) rồi sau đó nối lại với nhau. 
3. Bước 3: (2 phân tử ADN được tạo thành)
Trong mỗi phân tử ADN mới có 1 mạch của phân tử ADN ban đầu( bán bảo toàn) và 1 mạch mới được tổng hợp. 
C. CÂU HỎI ÔN TẬP VẬN DỤNG.
Câu 1. Gen là gì? Cho ví dụ minh hoạ. 
- Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN. 
Vd: Gen Hba mã hoá chuỗi pôlipeptit a, gen tARN mã hoá cho phân tử tARN.
- Gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục (không phân mảnh), còn ở sinh vật nhân thực là gen phân mảnh (bên cạnh các đoạn exon mã hoá axit amin còn được xen kẽ các đoạn intron không mã hoá axit amin). 
Câu 2. Trình bày cấu trúc chung của các gen cấu trúc. 
Gen cấu trúc mã hoá prôtêin gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit (H 1. 1 – trang 6)
- Vùng điều hoà: nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, có trình tự các nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời cũng chứa trình tự nuclêôtit điều hoà quá trình phiên mã. 
- Vùng mã hoá: mang thông tin mã hoá các axit amin. Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục (gen không phân mảnh). Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin (exon) là các đoạn không mã hoá axit amin (itron). Vì vậy, các gen này gọi là gen phân mảnh. 
- Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã. 
Câu 3. Mã di truyền có các đặc điểm gì? 
- Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen (mạch gốc) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. 
- Mã di truyền có các đặc điểm sau:
+ Mã di truyền được đọc từ một điểm theo chiều 3’=>5’, theo từng bộ ba, không gối lên nhau 
+ Mã di truyền có tính phổ biến. 
+ Mã di truyền có tính đặc hiệu.
+ Mã di truyền có tính thoái hoá. 
Câu 4. Tại sao trên mỗi chạc tái bản chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp một cách gián đoạn?
Do cấu trúc phân tử ADN có 2 mạch pôlinuclêôtit đối song song (3’3’). Enzim pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’=>3’. Trên mạch khuôn 3’=>5’ mạch mới được tổng hợp liên tục. Trên mạch khuôn 5’=>3’ mạch mới tổng hợp ngắt quãng thành từng đoạn Okazaki, ngược với chiều phát triển của chạc tái bản, sau đó nối lại nhờ enzim ADN ligaza.
Câu 5. Hãy trình bày diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã. 
- Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên mach khuôn ADN.
- Diễn biến của quá trình phiên mã.
ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn lộ mạch gốc có chiều 3’=>5’ bắt đầu phiên mã.
ARN polimeraza trượt trên mạch gốc theo chiều 3’=>5’.
mARN được tổng hợp theo chiều 5’=>3’, mỗi nu trên mạch gốc liên kết với nu tự do theo nguyên tắc bổ sung A-U, G-X, T-A, X-G (đoạn gen nào được phiên mã song thì sẽ đóng xoắn ngay). Khi ARN polimeraza gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã. Một phân tử mARN được giải phóng, 2 mạch đơn của gen đóng xoắn.
Ở sinh vật nhân thực mARN sau khi tổng hợp sẽ cắt bỏ các đoạn Intron, nối các đoạn Exon tạo thành mARN trưởng thành sẵn sằng tham gia dịch mã.
Kết quả: Tạo nên phân tử mARN mang thông tin di truyền từ gen tới ribôxôm để làm khuôn trong tổng hợp prôtêin.
Ngày soạn: 01/04/2009
Tiết số: 02
PHẦN I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Cơ chế phiên mã, dịch mã.
- KN và các cấp độ điều hoà hoạt động gen.
- Cơ chế điều hoà hoạt động gen (Operon Lac).
B. NỘI DUNG
I. Phiên mã
1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN
- ARN thông tin (mARN): Có cấu tạo mạch thẳng, là khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm. 
- ARN vận chuyển (tARN): Có nhiều loại tARN, mỗi phân tử tARN đều có 1 bộ ba đối mã (anticôdon) và 1 đầu để liên kết với axit amin tương ứng. Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit. 
- ARN ribôxôm (rARN): Là thành phần kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm. 
2. Cơ chế phiên mã: (Tổng hợp ARN )
- Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN. 
- Diễn biến của quá trình phiên mã. 
ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn lộ mạch gốc có chiều 3’=>5’ bắt đầu phiên mã. 
ARN polimeraza trượt trên mạch gốc theo chiều 3’=>5’. 
mARN được tổng hợp theo chiều 5’=>3’, mỗi nu trên mạch gốc liên kết với nu tự do theo nguyên tắc bổ sung A-U, G-X, T-A, X-G (vùng nào trên gen được phiên mã song thì sẽ đóng xoắn ngay). Khi ARN polimeraza gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã. Một phân tử mARN được giải phóng. 
Ở sinh vật nhân thực mARN sau khi tổng hợp sẽ cắt bỏ các đoạn Intron, nối các đoạn Exon tạo thành mARN trưởng thành sẵn sằng tham gia dịch mã. 
Kết quả: Tạo nên phân tử mARN mang thông tin di truyền từ gen tới ribôxôm để làm khuôn trong tổng hợp prôtêin. 
II. Dịch mã: (Tổng hợp prôtêin)
1. Hoạt hoá axit amin
- Nhờ các enzim đặc hiệu và ATP mỗi axit amin được hoạt hoá và gắn với tARN tương ứng tạo axit amin- tARN( aa- tARN). 
2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit
- Ribôxôm gắn với mã mở đầu AUG và Met-tARN (anticôdon UAX) bổ sung chính xác với côdon mở đầu. 
- Các aa-tARN vận chuyển axit amin tới, anticôdon của tARN bổ sung với côdon trên mARN. Enzim xúc tác hình thành liên kết peptit giữa 2 axit amin. 
- Ribôxôm dịch chuyển đến côdon tiếp và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tiếp xúc với mã kết thúc (không có axit amin vào Riboxom) thì dừng dịch mã hoàn tất. Một chuỗi Polipeptit được hình thành. 
- Nhờ enzim đặc hiệu axit amin đầu tiên (Met) được cắt khỏi chuỗi tạo thành chuỗi polipeptit hoàn chỉnh. Sau đó hình thành các cấu trúc bậc cao thực hiện chức năng sinh học của Proteintein. 
- Nhiều ribôxôm cùng giải mã trên một mARN làm tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. 
III. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN
1. Khái niệm: Điều hoà hoạt động của gen là điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo trong tế bào đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào phù hợp với điều kiện môi trường cũng như sự phát triển bình thường của cơ thể. 
Điều hòa hoạt động gen có thể ở mức độ phiên mã, dịch mã, sau phiên mã. 
- Ở sinh vật nhân sơ điều hoà hoạt động gen chủ yếu ở mức độ phiên mã. 
2. Cấu trúc của opêron Lac ở E. coli
Opêron là các gen cấu trúc liên quan về chức năng được phân bố liền nhau và có chung cơ chế điều hòa hoạt động. 
Cấu trúc Ôperon Lac
Z, Y, A: Là các gen cấu trúc mã hóa cho các enzim phân giải Lactozo. 
O: Vùng vận hành là trình tự nu đặc biệt để Protein ức chế liên kết ngăn cản phiên mã.
P: Vùng khởi động có trình tự nu để ARN polimeraza liên kết và khởi động quá trình phiên mã. 
Gen điều hòa không nằm trong Operon nhưng có vai trò điều hòa hoạt động Operon. 
3. Cơ chế điều hoà Hoạt động của Opêron Lac
Khi môi trường không có lactôzơ: gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành (O) ® các gen cấu trúc không phiên mã. 
Khi môi trường có lactôzơ: Lactôzơ là chất cảm ứng gắn với prôtêin ức chế ® prôtêin ức chế bị biến đổi không gắn được vào vùng vận hành. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động tiến hành phiên mã ® mARN của Z, Y, A được tổng hơp và dịch mã tạo các enzim phân hủy Lactozo. Khi Lactozo cạn kiệt thì Proteintein ức chế lại liên kết với vùng (O) quá trình phiên mã dừng lại. 
C. CÂU HỎI ÔN TẬP VẬN DỤNG.
Câu 1. 
a. Hãy xác định trình tự các aa trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên sau. 
5’ GXT XTT AAA GXT 3’
3’ XGA GAA TTT XGA 5’ (mạch mã gốc)
5’ GXU XUU AAA GXU 3’ (mARN)
 Ala - Leu - Lys - Ala (chuỗi polipeptit)
b. Leu - Ala - Val - Lys 	 (trình tự aa)
 5’ UUA GXU GUU AAA (mARN)
ADN
 3’ AAT XGA XAA TTT 5’ 
 5’ TTA GXT GTT AAA3’
Câu 2. Thế nào là điều hoà hoạt động của gen? 
Điều hoà hoạt động của gen là điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo trong tế bào đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào phù hợp với điều kiện môi trường cũng như sự phát triển bình thường của cơ thể.
Điều hòa hoạt động gen có thể ở mức độ phiên mã, dĩhj mã, sau phiên mã. 
Câu 3. Opêron là gì? Trình bày cấu trúc của opêron Lac ở E. coli. 
Opêron là các gen cấu trúc liên quan về chức năng được phân bố liền nhau và có chung cơ chế điều hòa hoạt động.
Cấu trúc Ôperon Lac:
Z,Y,A: Là các gen cấu trúc mã hóa cho các enzim phân giải Lactozo.
O: Vùng vận hành là trình tự nu đặc biệt để protein ức chế liên kết ngăn cản phiên mã.
P: Vùng khởi động có trình tự nu để ARN polimeraza liên kết và khởi động quá trình phiên mã.
Gen điều hòa không nằm trong Operon nhưng có vai trò điều hòa hoạt động Operon.
Câu 4. Giải thích cơ chế điều hoà hoạt động của Opêron Lac: 
Hoạt động của ôpêron Lac:
Khi môi trường không có lactôzơ: gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành (O) ® các gen cấu trúc không phiên mã.
Khi môi trường có lactôzơ: Lactôzơ là chất cảm ứng gắn với prôtêin ức chế ® prôtêin ức chế bị biến đổi không gắn được vào vùng vận hành. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động tiến hành phiên mã ® mARN của Z, Y, A được tổng hơp và ... ến?
Bài 3.
 Gen B có 2400 Nu, gen B bị đột biến mất 3 cặp Nu ở vị trí mã bộ ba là 20, 21, 23 đột biến thành gen b. Gen b thực hiên quá trình phiên mã, dịch mã tổng hợp Protein.
a, Tính số Nu từng loại trong gen b?
b, Phân tử Protein do gen b phiên mã khác với gen B như thế nào?
Bài 4. 
tế bào sinh dưỡng của một loài có 2n = 24 NST xác định số NST có trong tế bào ở các thể sau đây.
- Thể một nhiễm.
- Thể ba nhiễm.
- Thể khuyết nhiễm
- Thể tam bội.
- Thể tứ bội
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Câu 1. Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là
A. mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên.
B. mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc.
C. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit.
D. thay thế 1 nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.
Câu 2. Đột biến mất cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc của gen ở vị trí
A. đầu gen.	 B. giữa gen. 
C. 2/3 gen. 	 D.cuối gen.
Câu 3. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit trong gen
 A. làm cho gen có chiều dài không đổi.
 B. làm cho gen trở nên ngắn hơn so với gen ban đầu..
 C. làm cho gen trở nên dài hơn gen ban đầu 
 D. làm cho gen trở nên dài hoặc ngắn hơn gen ban đầu 
Câu 4. Một gen có 1500 nuclêôtit đã xảy ra đột biến cặp nuclêôtit thứ 10(A- T) chuyển thành cặp(G- X) trong gen, chuỗi prôtêin tương ứng do gen tổng hợp
A. mất một axitamin.
B. thay thế một axitamin khác.
C. thay đổi toàn bộ cấu trúc của prôtêin.
D. thayđổi các axitamin tương ứng với vị trí đột biến trở đi.
Câu 5. Một gen có 2400 nuclêôtit đã xảy ra đột biến mất 3 cặp nuclêôtit 9, 11, 16 trong gen, chuỗi prôtêin tương ứng do gen tổng hợp
A. mất một axitamin.
B. thay thế một axitamin khác.
C. mất một axitamin và khả năng xuất hiện tối đa 3 axitamin mới.
D. thayđổi các axitamin tương ứng với vị trí đột biến trở đi.
Câu 6. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm thay đổi nhóm gen liên kết thuộc đột biến
A. mất đoạn.	B. đảo đoạn.
C. lặp đoạn.	D. chuyển đoạn.
Câu 7. Trên một cánh của một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật gồm các đoạn có kí hiệu như sau: ABCDEFGH. Do đột biến, người ta nhận thấy nhiễm sắc thể bị đột biến có trình tự các đoạn như sau: ABCDEDEFGH. Dạng đột biến đó là
A. lặp đoạn.	
B. đảo đoạn.
C. chuyển đoạn tương hỗ.
D. chuyển đoạn không hỗ.
Câu 8. Trên một cánh của một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật gồm các đoạn có kí hiệu như sau: ABCDEFGH. Do đột biến, người ta nhận thấy nhiễm sắc thể bị đột biến có trình tự các đoạn như sau: ADCBEDEFGH. Dạng đột biến đó là
A. đảo đoạn.
B. lặp đoạn.
C. chuyển đoạn tương hỗ.
D. chuyển đoạn không hỗ.
Câu 9. Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R( dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCF*EDGH thuộc dạng đột biến
A. đảo đoạn ngoài tâm động.
B. đảo đoạn có tâm động.
C. chuyển đoạn không tương hỗ.
D. chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 10. Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R( dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCE*FGH thuộc dạng đột biến
A. đảo đoạn ngoài tâm động.
B. đảo đoạn có tâm động.
C. mất đoạn.
D. chuyển đoạn tương hỗ.
Ngày soạn: 10/04/2009
Tiết số: 07
PHẦN II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trình bày bản chất, cơ sở tế bào của định luật phân li của Menđen
- Trình bày được tương tác bổ sung, cộng gộp, tương tác đa hiệu.
B. NỘI DUNG
QUY LUẬT MEN ĐEN QUY LUẬT PHÂN LY
I. Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen
1. Phương pháp lai
Bước 1: Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng. 
Bước 2: Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi 1 hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời F1, F2, F3. 
Bước 3: Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả. 
Bước 4: Tiến hành chứng minh cho giả thuyết của mình. 
II. Hình thành học thuyết khoa học
1. Giả thuyết của Menđen 
- Mỗi tính trạng đều do 1 cặp nhân tố di truyền quy định, trong tế bào các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau. 
- Giao tử chỉ chứa 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền
- Khi thụ tinh các giao tử kết hợp với nhau 1 cách ngẫu nhiên
2. Chứnh minh giả thuyết
- Mỗi giao tử chỉ chứa 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền do đó sẽ hình thành 2 loại giao tử và mỗi loại chiếm 50% (0,5)
- Xác suất đồng hợp trội AA là 0,5 x 0,5 = 0,25 (1/4) 
- Xác suất dị hợp tử Aa là 0,25 + 0,25 = 0,5 (2/4) 
- Xác suất đồng hợp lặn aa là 0,5 x 0,5 = 0,25 (1/4) 
3. Quy luật phân ly
- Mỗi tính trạng do 1 cặp alen quy định, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. 
- Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào cơ thể con 1 cách riêng rẽ không hoà trộn vào nhau. 
- Khi hình thành giao tử các alen phân ly đồng đều về các giao tử cho ra 50% giao tử chứa alen này và 50% giao tử chứa alen kia. 
III. Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly
- Trong tế bào sinh dưỡng gen nằm trên NST và luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. 
- Khi giảm phân mỗi NST sẽ phân ly đồng đều về các giao tử. 
QUY LUẬT MENĐEN QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP
I. Thí nghiệm lai hai tính trạng
1. Thí nghiệm
Pt/c : Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn
F1 	100% Cây cho hạt vàng trơn
F2	 	315 Hạt vàng, trơn: 108 hạt vàng nhăn
101 hạt xanh, trơn: 32 hạt xanh nhăn
2. Giải thích
A quy định hạt vàng; a quy định hạt xanh
B quy định hạt trơn; b quy định hạt nhăn
® Pt/c hạt vàng, trơn có kiểu gen AABB; Pt/c hạt xanh nhăn có kiểu gen aabb
- Viết sơ đồ lai đến F2 ta thu được tỷ lệ phân ly kiểu hình là:
9/16 vàng, trơn (A-B- ); 3/16 vàng, nhăn (A-bb);
3/16 xanh, trơn (aaB-); 1/16 xanh, nhăn (aabb)
II. Cơ sở tế bào học
1. Trường hợp 1: (Các gen A - hạt vàng và B - hạt trơn; a - xanh và b - hạt nhăn phân ly cùng nhau) => Kết quả cho ra 2 loại giao tử AB và ab với tỷ lệ ngang nhau. 
2. Trường hợp 2: (Các gen A - hạt vàng và b - hạt nhăn ; a - xanh và B - hạt trơn phân ly cùng nhau) => Kết quả cho ra 2 loại giao tử Ab và aB với tỷ lệ ngang nhau. 
Kết quả chung: Sự phân ly của các cặp NST theo 2 trường hợp trên với xác suất như nhau nên kiểu gen AaBb cho ra 4 loại giao tử : AB, Ab, aB, ab với tỷ lệ ngang nhau. 
III. Ý nghĩa của các quy luật Menđen
- Dự đoán trước được kết quả lai.
- Là cơ sở khoa học giả thích sự đa dạng phong phú của sinh vật trong tự nhiên. 
- Bằng phương pháp lai có thể tạo ra các biến dị tổ hợp mong muốn trong chăn nuôi trồng trọt.
TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
I. Tương tác gen
Khái niệm là sự tác tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình. Bản chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của chúng trong quá trình hình thành kiểu hình. 
1. Tương tác bổ sung
Khái niệm : Tương tác bổ sung kiểu tương tác trong đó các gen cùng tác động sẽ hình thành một kiểu hình mới. 
Ví dụ 	: A-B- quy định hoa đỏ ; kiểu : A-bb; aaB- ; aabb quy định hoa trắng. 
	P 	: AaBb x AaBb => F1 Cho tỷ lệ kiểu hình 9 Hoa đỏ: 7 Hoa trắng
2. Tương tác cộng gộp
Khái niệm: Là kiểu tương tác trong đó các gen trội cùng chi phối mức độ biểu hiện của kiểu hình. 
Ví dụ: Màu da người ít nhất do 3 gen (A, B, C) nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau chi phối. 
Phần lớn các tính trạng số lượng (năng xuất) là do nhiều gen quy định tương tác theo kiểu cộng gộp quy định. 
II. Tác động đa hiệu của gen
1. Khái niệm : Một gen ảnh hưởng đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác gọi là gen đa hiệu. 
Ví dụ: 	- HbA hồng cầu bình thường
- HbS hồng cầu lưỡi liềm ® gây rối loạn bệnh lý trong cơ thể
Ngày soạn: 11/04/2009
Tiết số: 08
PHẦN II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- NST giới tính, cơ chế di truyền giới tính.
- Liên kết gen, hoán vị gen. Cơ sơ tế bào của LKG, HVG.
B. NỘI DUNG
LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
I. Liên kết gen
1. Thí nghiệm :	- Ptc : Thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt
F1 : 	100% thân xám, cánh dài. 
Lai phân tích ruồi đực F1
F1 : ♂ Thân xám, cánh dài x ♀ đen, cụt 
Fa : 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cụt
2. Giải thích
Mỗi NST chứa rất nhiều gen, mỗi gen chiếm một vị trí xác định (lôcut). Các gen trên một NST di truyền cùng nhau ® nhóm gen liên kết. 
Số nhóm gen liên kết = số lượng NST trong bộ đơn bội (n). 
II. Hoán vị gen
1. Thí nghiệm của Moocgan và hiện tượng hoán vị gen
Lai phân tích ruồi cái F1
F1 : ♀ Thân xám, cánh dài x ♂ đen, cụt
Fa :	495 thân xám, cánh dài :	944 thân đen, cụt
206 thân xám, cánh cụt :	185 thân đen, dài
2. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen
Gen quy định màu thân và kích thước cánh nằm trên cùng 1 NST. 
Trong giảm phân tạo giao tử xảy ra tiếp hợp và trao đổi đoạn NST giữa 2 NST trong cặp tương đồng ® Hoán vị gen. 
Tần số hoán vị gen (f%) = tổng tỷ lệ % giao tử sinh ra do hoán vị. 
Tần số hoán vị gen (f%) » 0% - 50% 	(f%£50%)
Các gen càng gần nhau trên NST thì f% càng nhỏ và ngược lại f% càng lớn. 
III. Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen
1. Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen:
Các gen trên cùng 1 NST luôn di truyền cùng nhau nên duy trì sự ổn định của loài. 
Thuận lợi cho công tác chọn giống. 
2. Ý nghĩa của hiện tượng hoán vị gen:
Do Hoán vị gen đã tạo ra nhiều loại giao tử, hình thành nhiều tổ hợp gen mới tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và công tác chọn giống. 
Dựa vào tần số hoán vị gen ® trình tự các gen trên NST (xây dựng được bản đồ gen). 
Quy ước 1% hoán vị gen = 1 cM (centimoocgan)
DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
I. Di truyền liên kết với giới tính
1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST
a. NST giới tính
- Là NST chứa các gen quy định giới tính. 
- Cặp NST giới tính có thể tương đồng (ví dụ XX) hoặc không tương đồng (ví dụ XY). 
- Trên cặp NST giới tính XY đoạn tương đồng (giống nhau giữa 2 NST) và những đoạn không tương đồng (chứa các gen khác nhau đặc trưng cho NST đó)
b. Một số số kiểu NST giới tính
- Dạng XX và XY: ♀ XX, ♂ XY (Người, lớp thú, ruồi giấm...); ♂ XX, ♀ XY (Chim, bướm...)
- Dạng XX và XO: Châu chấu ♀ XX, ♂ XO
2. Sự di truyền liên kết với giới tính
a. Gen trên NST X
Đặc điểm : gen quy định nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y nên con đực (XY) chỉ có 1 gen lặn là được biểu hiện ra kiểu hình. 
Tính trạng xuất hiện ở cả 2 giới nhưng tỷ lệ không đều nhau. 
Có hiện tượng di truyền chéo (Bố truyền cho con gái không cho con trai)
b. Gen trên NST Y
Đặc điểm : Gen nằm trên NST Y không có alen trên X. 
Tính trạng chỉ biểu hiện ở một giới (chứa NST Y). 
Có hiện tượng di truyển thẳng (Bố truyền cho con trai)
c. Ý nghĩa của sự di truyền liên kết với giới tính
Phát hiện sớm giới tính của vật nuôi giúp chăn nuôi hiệu quả cao. 
II. Di truyền ngoài nhân
1. Ví dụ: (cây hoa phấn Mirabilis jalapa)
Lai thuận:	♀ lá đốm x ♂ lá xanh	® F1 100% lá đốm. 
Lai nghịch:	♀ lá xanh x ♂ lá đốm	® F1 100% lá xanh. 
2. Giải thích
- Khi thụ tinh giao tử đực chỉ truyền nhân cho trứng. 
- Các gen nằm trong tế bào chất (trong ty thể hoặc lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng. 
- Kiểu hình của đời con luôn giống mẹ. 
Kết luận: Có 2 hệ thống di truyền là di truyền trong nhân và di truyền ngoài nhân (di truyền theo dòng mẹ)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an on thi TN mon sinh 12 T1T8.doc