Giáo án ôn thi học sinh giỏi Hóa học lớp 11, 12

Giáo án ôn thi học sinh giỏi Hóa học lớp 11, 12

PHẦN I: SỰ ĐIỆN LI

Bài 1. Hoàn thành các phưong trình phản ứng sau dạng phân tử và dạng ion rút gọn:

a/ Cl2 + dd FeSO4 e/ Fe + KNO3 + HCl →

b/ NaHCO3 + dd Ba(OH)2 dư f/ KI + FeCl3 →

c/ Al + NaNO3 + dd NaOH→ g/ O3 + dd KI →

d/ FeS2 + dd HCl→ h/ I2 + Na2S2O3 →

Bài 2: 1/ a/ Một oxit của nitơ có công thức NOx, trong đó nitơ chiếm 30,43% về khói lượng. Xác định NOx. Viết phương trình phản ứng của NOx với dd NaOH vừa đủ dưới dạng phân tử và ion rút gọn? dd sau pư có môi trường gì?

 

doc 9 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3517Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn thi học sinh giỏi Hóa học lớp 11, 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: SỰ ĐIỆN LI
Bài 1. Hoàn thành các phưong trình phản ứng sau dạng phân tử và dạng ion rút gọn:
a/ Cl2 + dd FeSO4 	e/ Fe + KNO3 + HCl → 
b/ NaHCO3 + dd Ba(OH)2 dư 	f/ KI + FeCl3 →
c/ Al + NaNO3 + dd NaOH→	g/ O3 + dd KI → 
d/ FeS2 + dd HCl→	h/ I2 + Na2S2O3 →
Bài 2: 1/ a/ Một oxit của nitơ có công thức NOx, trong đó nitơ chiếm 30,43% về khói lượng. Xác định NOx. Viết phương trình phản ứng của NOx với dd NaOH vừa đủ dưới dạng phân tử và ion rút gọn? dd sau pư có môi trường gì?
 b/Cho cân bằng: N2O2x 2NOx\	 
 (khí không màu) (khí nâu đỏ)
 Cho hỗn hợp gồm 46g N2O2x và 13,8 gam NOx vào một bình kín thể tích 10 lít đến khi hỗn hợp đạt trạng thái cân bằng thì áp suất trong bình 1,015 lần áp suất ban đầu, biết nhiệt độ không đổi bằng 27,30C.
-Tính hằng số cân bằng Kc, Kp của phản ứng. 
- Khi làm lạnh bình hỗn hợp phản ứnh đếnn 00c ta thấy màu nâu đỏ nhạt dần, vậy phản ứng thuận nhiệt hay tỏa nhiệt? So sánh hằng số cân bằng của phản ứng trên ở 00C và 27,3 0C?
2/ Giải thích tính axit – bazơ của các dung dịch sau: NH4ClO4, NaHS, NaClO4, K2Cr2O7, Fe(NO3)3, (CH3COO)2Mg.
Bài 3. Bằng các phản ứng hóa học chứng minh sự có mặt của các ion sau trong cùng một dung dịch: Fe3+, NH4+, NO3- ?
Bài 4. Trình bày cách phân biệt ba dd sau trong các lọ riêng biệt mất nhãn: NaCl, AlCl3, CaCl2 mà chỉ dùng 1 thuốc thử?
Bài 5. Dung dịch NH3 1M có độ điện li bằng 4%
 a/ Tính pH của dung dịch đó
 b/ pH của dd thay đổi như thế nào khi thêm vào dd: amoniclorua; axit clohiđric; natri hiđroxit.
 c/ Độ điện li của dung dịch NH3 thay đổi như thế nào khi: pha loãng dd; thêm vào amoni nitrat; thêm vào dd HNO3; thêm vào dd KOH.
Bài 6. Cho biết hiện tượng, viết phương trình phản ứng minh hoạ khi cho từ từ đến dư dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3?
Bài 7. Tính pH của dung dịch CH3COONa nồng độ 0,1M biết CH3COOH có Ka=10-4,74 .
Bài 8: Viết pư xảy ra khi sục H2S vào dd FeCl3; dd CuCl2; dd H2SO4 đặc?
Bài 9: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp MgCl2, FeCl3, CuCl2 vào nước được dd A. Cho từ từ H2S vào A cho đến dư thì thu được kết tủa tạo ra nhỏ hơn 2,51 lần kết tủa tạo ra khi cho dd Na2S dư vào A. Nếu thay FeCl3 trong A bằng FeCl2 với khối lượng như nhau thì tỉ lệ khối lượng kết tủa là 3,36. Viết pư và tính % khối lượng mỗi muối trong A?
Bài 10: Dung dịch A gồm FeCl3, AlCl3, NH4Cl, CuCl2 nồng độ đều xấp xỉ là 0,1M
1/ Dung dịch A có môi trường axit, bazơ hay trung tính?
2/ Sục H2S lội chậm vào A đế bão hòa được kết tủa B và dd C. Cho biết các chất có trong B và C rồi viết pư xảy ra?
Bài 11. Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100 ml dung dịch gồm HCl và HNO3 có pH = 1 để được dung dịch có pH = 2? 
Bài 12. Cho từ từ từng giọt dung dịch A chứa 0,4 mol HCl vào dung dịch B chứa 0,3 mol Na2CO3 và 0,15 mol KHCO3 thu được dung dịch D và V lit CO2 (đktc)
a. Tính V?
b. Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch D?
Bài 13. Cho a gam Fe hoàn tan trong dd HCl, sau pư cô cạn được 3,1 gam chất rắn. Nếu cho a gam Fe và b gam Mg cũng vào dd HCl như trên thì thu được 3,34 gam chất rắn và 448 ml khí hiđro ở đktc. Tìm a, b?
Bài 14: 
1/ Tính pH của các dd sau: 
a/ Dd H2SO4 0,1M. Biết pKa = 2	b/ Dd CH3COONa 0,4M. Biết Ka(CH3COOH) = 1,8.10-5.
2/ Độ điện li của axit HA 2M là 0,95%
a/ Tính hằng số phân li của HA.
b/ Nếu pha loãng 10ml dd axit trên thành 100ml thì độ điện li của HA là bao nhiêu? Tính pH của dd lúc này? Có nhận xét gì về độ điện li khi pha loãng axit này? 
PHẦN II: NITƠ-PHỐTPHO
Bài 1: Viết công thức cấu tạo của: axit nitric; cation amoni; sunfurơ; hiđropeoxit; amoni nitrit và nitrơ đioxit
Bài 2. Thế nào là muối trung hòa, muối axit? Axit photphorơ H3PO3 là axit hai lần axit vậy Na2HPO3 là muối trung hòa hay axit?
Bài 3: Hợp chất A có các nguyên tố C, H, O, N với phần trăm khối lượng của C = 20% và N = 46,67%. Phân tử A chỉ chứa hai nguyên tử nitơ.
1/ Tìm CTPT và CTCT của A?
2/ Viết phản ứng theo sơ đồ:
Bài 4. Biết rằng:
a/ Cho Cu vào dung dịch X chứa NaNO3 và H2SO4 loãng thấy có (E) bay ra và dung dịch hóa xanh.
b/ Cho Zn vào dung dịch Y chứa NaNO3 và NaOH loãng thấy có (D) bay ra và dung dịch
Viết pư xảy ra?
Bài 5: 1/Hoàn thành pư: . Cho các chất trên đều chứa photpho và có 3 phản ứng oxi hóa khử?
Bài 6: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm 3 kim loại bằng dung dịch HNO3 thu được V(1) khí D ( đktc) gồm NO2 và NO. Tỉ khối hơi cuả D so với hiđrô bằng 18,2. 
a/ Tính tổng số gam muối khan tạo thành theo m và V. Biết rằng không sinh ra muối NH4NO3.
b/ Tính thể tích tối thiểu dd HNO3 37,8% ( d=1,242g/ml) đã dung nếu cho V=1,12(1)
Bài 7: Cho m1 gam hỗn hợp gồm Mg, Al vào m2 gam dung dịch HNO3 24%. Sau khi các kim loại tan hết có 8,96 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm NO, N2O, N2 bay ra (ở đktc) và dung dịch A. Thêm một lượng vừa đủ O2 vào X, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch NaOH dư có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (ở đktc). Tỷ khối của Z đối với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào A để được lượng kết tủa lớn nhất thu được 62,2 gam kết tủa. Tính m1, m2. Biết lượng HNO3 lấy dư 20% so với lượng cần thiết.
Bài 8: Hòa tan hết hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí A gồm 2 khí X và Y có tỉ khối so với H2 bằng 22,805.
 1/ Tính %m mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu?
 2/ Làm lạnh A được hỗn hợp B gồm X, Y, Z có tỉ khối so với H2 bằng 30,61. Tinh %X bị đime hóa?
Bài 9: Chia 9,76 gam hỗn hợp X gồm Cu và oxit của sắt làm hai phần bằng nhau. 
 1/ Hòa tan hoàn toàn phần thứ nhất vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch A và 1,12 lít(đktc) hỗn hợp khí B (NO và NO2) có tỷ khối đối với hyđrô bằng 19,8. Cô cạn dung dịch A thu được 14,78 gam hỗn hợp muối khan. Xác định công thức phân tử của oxit của sắt. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu ?
 2/ Cho phần hai vào 100ml dung dịch HCl 0,8M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch C và chất rắn D. a. Tính nồng độ mol/l dung dịch C. Biết rằng thể túch dung dịch không đổi. 
b. Hòa tan hoàn toàn D trong dung dịch HNO3 thu được V lít (đktc) khí không màu và hóa nâu 
 trong không khí. Tính V. 
Bài 10: Cho hai kim loại X và Y
1/ Oxi hóa hết p gam X thì được 1,25p gam oxit. Hòa tan muối cacbonat của Y bằng dung dịch H2SO4 9,8% vừa đủ thu được dung dịch muối sunfat nồng độ 14,18%. Tìm X và Y?
2/ Hòa tan a gam hỗn hợp X và Y trong đó Y chiếm 30% khối lượng bằng 50 ml dung dịch HNO3 63% (d=1,38 g/ml) khuấy đều hỗn hợp tới khi phản ứng hoàn toàn thì thu được chất rắn A nặng 0,75a gam, dung dịch B và 7,3248 lít hỗn hợp khí NO2 và NO ở 54,60C và 1 atm. Cô cạn B được bao nhiêu gam muối khan?
Bài 11: Hỗn hợp A gồm một kim loại R hóa trị I và kim loại X hóa trị II. Hòa tan 4,08 gam A vào dung dịch có HNO3 và H2SO4 thu được 1,5 gam hỗn hợp khí B gồm N2O và khí D có VB = 560 ml(đktc).
1/ Tính khối lượng muối khan thu được?
2/ Nếu hòa tan 1,02 gam hỗn hợp A theo tỉ lệ mol X : R = 3:2 thì được 179,2 ml đktc hỗn hợp khí Z gồm NO và SO2 có tỉ khối so với hiđro = 23,5. Tìm R và X biết tỉ lệ khối lượng nguyên tử tương ứng là 27:16? Tính khối lượng R và X?
Bài 12: Nhiệt phân hoàn toàn R(NO3)2 (với R là kim loại) thu được 8 gam một oxit kim loại và 5,04 lít hỗn hợp khí X gồm NO2 và O2 (đo ở đktc). Khối lượng của hỗn hợp khí X là 10 gam. Xác định công thức của muối R(NO3)2 ?
Bài 13. Cho m gam hỗn hợp cùng số mol FeS2 và Fe3O4 phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch HNO3 đun nóng được dung dịch A và 14,336 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm NO2 và NO có tỉ khối so với hiđro là 19. Tính m và nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 ?
Bài 14. Khử 3,48 gam một oxit của kim loại M cần 1,344 lít hiđro. Toàn bộ lượng kim loại M cho phản ứng với dung dịch HCl dư được 1,008 lít hiđro. Tìm M và oxit của nó?(các khí đo ở đktc)
Bài 15.Cho hỗn hợp X gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,36 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng?
Bài 16. Hòa tan 2m (gam) kim loại M bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư hay hòa tan m (gam) hợp chất X (hợp chất của M với lưu huỳnh) cũng trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thì cùng thu được khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) có thể tích bằng nhau ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Giả sử nguyên tố lưu huỳnh chỉ bị oxi hóa lên mức cao nhất. Tìm M, X?
Bài 17: Hh X gồm 0,1 mol CuO và 0,05 mol Fe3O4. Cho X pư với hiđro nung nóng một thời gian được 18 gam chất rắn Y. Cho Y pư với HNO3 đặc nóng dư. Tính số mol HNO3 pư? 
Bài 18: Hỗn hợp bột A gồm 3 kim loại Mg, Zn, Al. Khi hoà tan hết 7,539g A vào 1lít dung dịch HNO3 thu được 1lít dung dịch B và hỗn hợp khí D gồm NO và N2O. Thu khí D vào bình dung tích 3,20lít có chứa sẵn N2 ở 00C và 0,23atm thì nhiệt độ trong bình tăng lên đến 27,30C, áp suất tăng lên đến 1,10atm, khối lượng bình tăng thêm 3,720g. Nếu cho 7,539g A vào 1lít dung dịch KOH 2M thì sau khi kết thúc phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 5,718g. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong A
Bài 19. Cho hçn hîp A cã khèi l­îng m gam gåm bét Al vµ s¾t oxit FexOy. TiÕn hµnh ph¶n øng nhiÖt nh«m trong ®iÒu kiÖn kh«ng cã kh«ng khÝ, thu ®­îc hçn hîp B. NghiÒn nhá, trén ®Òu B råi chia thµnh hai phÇn. PhÇn mét cã khèi l­îng 14,49 gam ®­îc hoµ tan hÕt trong dung dÞch HNO3 ®un nãng, thu ®­îc dung dÞch C vµ 3,696 lÝt khÝ NO duy nhÊt ë ®ktc. Cho phÇn hai t¸c dông víi l­îng d­ dung dÞch NaOH ®un nãng thÊy gi¶i phãng 0,336 lÝt khÝ H2 ë ®ktc vµ cßn l¹i 2,52 gam chÊt r¾n. C¸c ph¶n øng x¶y ra hoµn toµn.
1. ViÕt c¸c ph­¬ng tr×nh ph¶n øng x¶y ra. 
2. X¸c ®Þnh c«ng thøc cña s¾t oxit vµ tÝnh m.
Bài 20 . V.1. Chọn chất phù hợp, viết phương trình (ghi rõ điều kiện phản ứng) thực hiện biến đổi sau :
 V.2. Hòa tan hoàn toàn 30,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO3, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol NO. Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được 127 gam muối. Tính số mol HNO3 tối thiểu cần để tham gia các phản ứng trên.
PHẦN III. CAC BON 
Bài 1: 
 1. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
 2/ Cho dung dịch A trên pư với CO2 thu được hỗn hợp gồm hai muối X và Y. Đun nóng X và Y để phân hủy hoàn toàn được sản phẩm gồm hỗn hợp khí G và hơi nước trong đó CO2 chiếm 30% về thể tích. Tính tỉ lệ mol của X và Y trong hỗn hợp?
Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 4,24 gam Na2CO3 vào nước thu được dung dịch A. Cho từ từ từng giọt 20 gam dung dịch HCl 9,125 % vào A và khuấy mạnh. Tiếp theo cho thêm vào dó dung dịch chứa 0,02 mol Ca(OH)2.
1) Hãy cho biết những chất gì được hình thành và lượng các chất đó. Chất nào trong các chất đó còn lại trong dung dịch?
2) Nếu cho từ từ từng giọt dung dịch A vào 20 gam dung dịch HCl 9,125 % và khuấy mạnh, sau đó cho thêm dung dịch chứa 0,02 mol Ca(OH)2. vào dung dịch trên. Hãy giải thích hiện tượng xảy ra và tính khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng? (Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Bài 3: Cho V lít CO2 ở 54,60C và 2,4 atm hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dd hh KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M thu được 23,64 gam kết tủa. Tình V?
Bài 4. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch chứa Na2CO3 0,5M và NaOH 0,75M thu được dung dịch X. Cho dd BaC ... ,1M vào 150 mL dung dịch C.
Tính pH của các dung dịch A và C, biết axit cacbonic có pK1 = 6,35 và pK2 = 10,33.
Đề nghị phương pháp nhận biết các anion có trong dung dịch B.
PHẦN IV: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ - HIĐROCACBON
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ A (dạng hơi) chỉ thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 1:2. Tìm CTPT của A?
Bài 2: Cho 6,4 gam oxi và a gamm hh khí A gồm hai hiđrocacbon vào bình kín dung tích 10 lít. Ở 00C, áp suất bình là 0,4704 atm. Sau khi đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon giữ bình ở 1270C, áp suất trong bình là P. Sản phẩm cháy thu được có 0,324 gam nước và 0,528 gam CO2. Tìm CTCT và % thể tích mỗi chất trong
Bài 3: Một hợp chất hữu cơ A chứa các nguyên tố C,H,O. Khi đốt cháy phải dùng một lượng O2 bằng 8 lần lượng O2 có trong hợp chất A và thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng 22:9. Tìm CTĐGN của A, tìm CTPT của A biết rằng: 2,9 gam A khi cho bay hơi ở 54,6oC; 0,9 atm có thể tích đúng bằng thể tích của 0,2 gam He đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
Viết các CTCT có thể có của A dựa vào thuyết cấu tạo hoá học.
Bài 4: II.1. Từ metan, các chất vô cơ đơn giản và điều kiện cần thiết có đủ viết các phương trình hoá học điều chế các chất sau (ghi rõ điều kiện nếu có) : etanal, etanol, benzen, cao su Buna.
 II.2. Sáu hiđrocacbon A, B, C, D, E, F đều có công thức C4H8. Biết khi cho dư lần lượt các chất trên vào dung dịch Br2 trong CCl4 thì A, B, C, D làm mất màu nhanh chóng, E làm mất màu chậm, còn F không làm mất màu dung dịch Br2. B, C cho cùng sản phẩm, B có nhiệt độ sôi cao hơn C. Khi hiđro hoá A, B, C đều cho cùng một sản phẩm. Xác định công thức cấu tạo, gọi tên các chất A, B, C, D, E, F. Viết các phản ứng hoá học đã xảy ra của E trong các thí nghiệm trên.
Bài 5: 
1/ Khi clo hóa isopentan theo tỉ lệ 1:1 thu được thu được các dẫn xuất monoclo với thành phần như sau: 
1-clo-2-metylbutan: 30%	1-clo-3-metylbutan: 15%
 2-clo-3-metylbutan: 33%	2-clo-2-metylbutan: 22%
Hãy so sánh khả năng thế của các nguyên tử hiđro ở cacbon bậc I; II và III?
Bài 6: Khi cracking butan tạo ra hỗn hợp gồm parafin và olefin trong đó có 2 chất A và B. Tỉ khối của B so với A là 1,5. Tìm A,B? Từ A tìm được ở trên, viết các phản ứng chuyển hoá theo sơ đồ sau:	
Bài 7: Khi nung butan với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp T gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 8,96 lít CO2 (đo ở đktc) và 9,0 gam H2O. Mặt khác, hỗn hợp T làm mất màu vừa hết 12 gam Br2 trong dung dịch nước brom. Tính hiệu suất phản ứng nung butan?
Bài 8: a/ Isopren có thể trùng hợp thành 4 loại polime kiểu cis – 1,4; trans – 1,4; trans – 1,2; trans – 2,4. Hãy viết CTCT mỗi loại một đoạn mạch gồm ba mắt xích?
Bài 9: Cho hiđrocacbon X tác dụng với dung dịch brom dư được dẫn xuất tetrabrom chứa 75,8% brom (theo khối lượng). Khi cộng brom (1:1) thu được một cặp đồng phân cis – trans.
1/ Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên X.
2/ Viết phương trình phản ứng của X với:
a/ dd KMnO4 (trong môi trường H2SO4)	b/ dd AgNO3/ NH3 (hoặc Ag2O/ NH3)
c/ Na kim loại (trong ete)	d/ H2O (xt là Hg2+/ H+)	
d/ HBr theo tỷ lệ mol 1:2
 Bài 10: 1/ Cho axetilen phản ứng với Br2 trong CCl4 thì được tối đa mấy sản phẩm?
2/ Cho etilen vào dung dịch chứa HCl, NaCl, KI, CH3OH thì thu được những sản phẩm gì? Gọi tên chúng?
Bài 11: Hỗn hợp khí A gồm hiđro và một olefin ở 90,2oc và 1atm có tỉ lệ thể tích 1:1. Cho hỗn hợp A qua ống Ni nung nóng thu dược hỗn hợp khí B có tỉ khối so với H2 là 23,2.
1. Xác định công thức phân tử có thể có của olefin trên.
2. Từ olefin này, người ta ccó thể điều chế được isooctan dung làm chất đốt cho động cơ qua hai phản ứng. Xác định công thức cấu tạo đúng của olefin. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 12: Đốt cháy hết a mol hiđrocacbon A rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào nước vôi trong dư thì có 4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa cân lại bình nước vôi trong thì thấy khối lượng giảm 1,376 gam.
1/ Tìm CTPT của A?
2/ Clo hóa a mol A bằng cách chiếu sang ở 3000C thì sau phản ứng thu được một hỗn hợp B gồm 4 đồng phân chứa clo. Biết dB/hiđro < 93. và hiệu suất phản ứng đạt 100%, tỉ số khả năng phản ứng của các nguyên tử H ở cacbon bậc I : II : III = 1 ; 3,3 : 4,4. Tính số mol các đồng phân trong hỗn hợp B?
Bài 13: Hỗn hợp khí A ở đktc gồm hai olefin. Để đốt cháy hết 7 thể tích khí A cần 31 thể tích oxi.
1/ Tìm CTPT của hai olefin biết rằn olefin chứa nhiều cacbon hơn chiếm khoảng 40 – 50% thể tích A?
2/ Tính %KL mỗi olefin
3/ Trộn 4,074 lít A với V lít hiđro rồi đun nóng với Ni. Hỗn hợp khí sau pư cho qua từ từ dd nước brom thấy nước brom nhạt màu và khối lượng bình tăng 2,8933 gam. Tính thể tích hiđro đã dùng và tính khối lượng phân tử trung bình của hh ankan thu được. Biết các khí đo ở đktc, các pư xảy ra hoàn toàn và hiệu suất pư của hai olefin như nhau.
Bài 10: A, B và C là olefin hoặc parafin khí ở đktc. Hh X chứa A, B,C trong đó có hai chất có số mol bằng nhau. Trong bình kín dung tích không đổi 11,2 lít đựng oxi ở 00C và 0,6 atm. Sau khi thêm m gam hh X vào bình thì áp suất = 0,88 atm và nhiệt độ = 27,30C. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết hiđrocacbon và giữ nhiệt độ ở 136,50C áp suất trong bình là P sản phẩm cháy có 4,14 gam nước và 6,16 gam cacbonic.
1/ Tính P?
2/ Xác định CTPT vàCTCT của A, B, C biết nếu lấy tất cả olefin trong 2 mol hh đem trùng hợp thì không thu được quá 0,5 gam polime.
Bài 10:
a/ Một Ankin B có CTPT là C6H10. B tác dụng với H2 có Ni xúc tác cho chất 2 – mêtylpentan. B không tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, B tác dụng với H2O/HgSO4 tạo chất C6H12O (B,). Xác định B, B’ và gọi tên B, B’.
b/ Hiđrô hóa B có xúc tác Pd và đun nóng được chất C. C tác dụng với H2SO4 rồi thủy phân tạo thành chất D . Hãy xác định C và D , biết C và D là các sản phẩm chính.
c/ Tách nước chất D với H2SO4 đặc xúc tác và đun nóng. Hãy viết cơ chế phản ứng và nêu sản phẩm chính.
Bài 11: Một hỗn hợp có khối lượng 7,6g gồm 0,05 mol một hiđrôcacbon mạch thẳng A và 0,05 mol một ankin B (đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết trong dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 108,35 gam kết tủa.
1/ A thuộc loại hiđrocacbon nào?
2/ Viết CTPT, CTCT của A và B biết chúng hơn kém nhau một cacbon.
Bài 12: Cho butan phản ứng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 có chiếu sáng thu được hỗn hợp A gồm các monoclorua và hỗn hợp khí B. Để hấp thụ hết khí HCl trong B cần vừa đủ 1,6 lít dung dịch NaOH 1,25M.
 a/ Viết phương trình hoá học của phản ứng thế butan với clo và cơ chế phản ứng.
 b/ Tính khối lượng hỗn hợp A.
 c/ Sản phẩm chính của butan với clo chiếm 72,72% khối lượng hỗn hợp A. Tính khối lượng sản phẩm chính và phụ.
 d/ Hãy cho biết nguyên tử H ở cacbon bậc II tham gia phản ứng thế dễ hơn ở cacbon bậc I bao nhiêu lần.
Bài 13: Chia 3,584 L (đktc) hỗn hợp gồm một ankan (A), một anken (B) và một ankin (C) thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho qua dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thấy thể tích hỗn hợp giảm 12,5% và thu được 1,47g kết tủa. Phần 2 cho qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 2,22g và có 13,6g brom đã tham gia phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn khí ra khỏi bình brom rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 2,955g kết tủa.
1. Xác định công thức cấu tạo A, B và C.
2. Từ A viết dãy chuyển hóa (ghi rõ điều kiện phản ứng) điều chế 1,1-dibrompropan và 2,2-dibrompropan.
3. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho C tác dụng với dung dịch KMnO4 trong (i) môi trường trung tính ở nhiệt độ phòng và (ii) môi trường axit (H2SO4) có đun nóng.
Bài 14: A là hidrocacbon không làm mất màu dung dịch brom. Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol A và hấp thu sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,15 mol Ca(OH)2 thu được kết tủa và khối lượng bình tăng lên 11,32 gam. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được kết tủa lại tăng lên, tổng khối lượng kết tuả hai lần là 24,85 gam. A không với dung dịch KMnO4/H2SO4 nóng, còn khi monoclo hóa trong điều kiện chiếu sáng thì chỉ tạo một sản phẩm duy nhất.
1. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A.
2. Người ta có thể điều chế A từ phản ứng giữa benzen và anken tương ứng trong axit sunfuric. Dùng cơ chế phản ứng để giải thích phản ứng này.
3. Mononitro hóa A bằng cách cho phản ứng với axit nitric (có mặt axit sunfuric đặc) thì sản phẩm chính thu được là gì? Tại sao?
Bài 15: Thổi 672 mL (đktc) hỗn hợp khí A gồm một ankan, một anken và một ankin (đều có số nguyên tử cacbon trong phân tử bằng nhau) qua dung dịch AgNO3/NH3, thì thấy có 3,4 AgNO3 đã tham gia phản ứng. Cũng lượng hỗn hợp khí A trên làm mất màu vừa hết 200 mL dung dịch Br2 0,15 M.
Xác định thành phần định tính và định lượng các chất trong A
Đề nghị phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp A.
Bài 16
1. Trình bày phương pháp phân biệt mỗi cặp chất dưới đây (mỗi trường hợp chỉ dùng một thuốc thử đơn giản, có viết phản ứng minh họa) :
a. m-bromtoluen và benzylbromua
b. phenylaxetilen và styren
2 Từ benzen và các chất vô cơ, xúc tác cần thiết khác có đủ, viết các phương trình phản ứng hóa học điều chế 
a. meta-clonitrobenzen	b. ortho-clonitrobenzen
c. axit meta-brombenzoic	d. axit ortho-brombenzoic
Bài 17. Hidrocacbon X có phân tử khối bằng 128, không làm nhạt màu dung dịch Br2. X tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t) tạo các sản phẩm Y và Z. Oxi hóa mãnh liệt Y tạo sản phẩm là axit o-phtalic, o-C6H4(COOH)2. 
a. Xác định cấu tạo và gọi tên X, Y, Z.
Viết phản ứng tạo ra sản phẩm chính, khi cho X lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc (H2SO4 đặc xúc tác) và Br2 (xúc tác bột sắt). Biết ở mỗi phản ứng, tỉ lệ mol các chất tham gia phản ứng là 1:1.
PHẦN VII. ANCOL – ANĐÊHIT - AXITCACBOXYLIC
Bài 1. Khi ®èt ch¸y hoµn toµn 1 mol mét r­îu no, m¹ch hë A cÇn võa ®ñ 3,5 mol oxi. H·y x¸c ®Þnh c«ng thøc cÊu t¹o cña r­îu trªn vµ gäi tªn A (biÕt r»ng mçi nguyªn tö cacbon chØ liªn kÕt víi mét nhãm OH).
Bài 2. Cho s¬ ®å ®iÒu chÕ :
 ( A )
 (X) Lªn men C2H5OH ( B )
X¸c ®Þnh c«ng thøc cÊu t¹o thu gän cña X, A, B. ViÕt c¸c ph­¬ng tr×nh ho¸ häc x¶y ra theo s¬ ®å trªn. 
Bài 3. Chia hh hai ancol no, đơn chức mạch hở, liên tiếp làm hai phần bằng nhau.
+ Phần 1 cho pư với Na dư được 0,2 mol hiđro
+ Phần 2 đun nóng với H2SO4 đặc được 7,704 gam hỗn hợp 3 ete. Tham gia pư ete hóa có 50% lượng ancol có KLPT nhỏ và 40% lượng ancol có KLPT lớn.
Tìm CTPT của hai ancol
Bài 4: Hỗn hợp A gồm 6 gam chất X là một axit no, đơn chức và 0,1 mol Y thuộc dãy đồng đẳng của axit lactic. Để đốt cháy hoàn toàn A cần 0,5 mol O2 thu được 0,5 mol CO2. Tìm CTCT, tên và %KL mỗi chất trong X và Y?
Bài 5: Xác định CTCT của A(chứa C, H, O) và viết các pư biết
+ A pư với Na giải phòng Na	
+ A pư được Cu(OH)2 tạo thành dd màu xanh lam
+ A có pư tráng gương	
+ Đốt cháy 0,1 mol A thì thu được không quá 7 lít khí sp ở 136,50C và 1 atm.
Bài 6: Đốt cháy 1,8 gam chất A chỉ có C, H và O cần 1,344 lít oxi ở đktc được CO2 và nước theo tỉ lệ mol = 1:1.
1/ Tìm CTĐGN của A?
2/ Khi cho cùng một lượng chất A pư hết với Na và NaHCO3 thì số mol H2 và số mol CO2 thu được là bằng nhau và bằng số mol của A pư. Tìm CTCT của chất A(có KLPT nhỏ nhất) thỏa mãn điều kiện trên và viết pư xảy ra?

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an on thi HSG lop 1112.doc