Giáo án Ngữ văn tiết 48: Làm văn - Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Giáo án Ngữ văn tiết 48: Làm văn - Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Tiết: 48: LÀM VĂN

 CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

 I.- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 * Giúp học sinh:

- Hệ thống hoá lỗi những lỗi thường gặp khi lập luận.

- Tự phát hiện, phân tích và sửa những lỗi lập luận trong bài văn nghị luận của chính mình.

- Có ý thức thận trọng để tránh những lỗi lập luận trong các bài viết.

 II. CHUẨN BỊ:

- GV: Máy chiếu qua đầu, Sách giáo khoa, Sách giáo viên, thiết kế bài giảng.

- HS: ôn lại khái niệm lập luận.

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 19822Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn tiết 48: Làm văn - Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/12/2008
Ngày giảng: 
	Tiết: 48: làm văn
	Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
	I.- Mục tiêu cần đạt:
	* Giúp học sinh:
Hệ thống hoá lỗi những lỗi thường gặp khi lập luận.
Tự phát hiện, phân tích và sửa những lỗi lập luận trong bài văn nghị luận của chính mình.
Có ý thức thận trọng để tránh những lỗi lập luận trong các bài viết.
 II. Chuẩn bị:
GV: Máy chiếu qua đầu, Sách giáo khoa, Sách giáo viên, thiết kế bài giảng.
HS: ôn lại khái niệm lập luận.
III.- Cách thức tiến hành:
1/ Xác định trọng tâm bài học: Rèn luyện kỹ năng tự sửa chữa và tránh các lỗi thường gặp trong khi viết văn nghị luận.
2/ Phương pháp dạy học:
Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, phát hiện và sửa chữa lỗi lập luận.
Phương pháp thực hiện: Đàm thoại – phát vấn, gợi mở - nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
IV.- Tíên trình dạy học:
1/ ổn định tổ chức lớp(1ph)
2/ Bài mới( 42ph):
Hoạt động của giáo viên ( GV )
Hoạt động của học sinh ( HS )
Thời gian
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: GV cho học sinh ôn lại kiến thức cũ:
- Phát vấn: Từ kiến thức đã học ở lớp 10 cho biết:
 + Lập luận trong văn nghị luận là gì?
+ Thế nào là luận điểm, luận cứ.
GV tổng kết lại. chiếu Slide 1
Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận.
- Chia HS làm 3 nhóm( mỗi nhóm thảo luận 5 phút):
+ Nhóm 1: Đoạn văn a.
+ Nhóm 2: Đoạn văn b.
+ Nhóm 3: Đoạn văn c.
- Yêu cầu:
 + Học sinh thảo luận và tìm lỗi nêu luận điểm trong đoạn văn bằng cách: Nhận xét về cách lập luận, triển khai luận điểm của từng đoạn( tìm lí lẽ và dẫn chứng). Sau đó rút ra lỗi nêu luận điểm.
+ Học sinh chữa lỗi theo từng nhóm.
 + Gọi từng nhóm nhận xét, bổ xung.
- chiếu Slide 3,4.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ:
- GV gợi mở:
+ Đoạn văn a: Hai câu thơ được trích trong văn bản nào? Dẫn chứng và lí lẽ có chính xác không?. Tìm lỗi:
+ Đoan văn b: Xác định luận điểm? Dẫn chứng có đầy đủ
 và chính xác không?
+ Đoạn văn c: Tìm luận điểm? Luận cứ có lôgíc với luận điểm không?
- GV gọi HS lên bảng làm bài tập, chữa bài.
- chiếu Slide 5,6.
Hoạt động 4: hướng dẫn tìm và chữ lỗi cách thức lập luận.
- GV chia HS làm 3 nhóm, mỗi nhóm 5 phút :
 + Nhóm 1: Đoạn văn a.
+ Nhóm 2: Đoạn văn b.
+ Nhóm 3: Đoạn văn c.
- Yêu cầu: Tìm luận điểm, cách triển khai luận điểm của từng đoạn văn( Lí lẽ, dẫn chứng)
- GV gọi HS nhận xét, chữa
 bài.
- chiếu Slide 6,7.
Hoạt động 5: GV yêu cầu HS nhắc lại các lỗi lập luận thường gặp trong văn nghị luận sau khi đã làm bài tập.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.
- Hoạt động 6: GV cho học sinh làm bài tập củng cố, chữa lỗi trong bài viết của mình bằng cách:
+ phát cho HS phiếu học tập. + yêu cầu tìm lỗi và chữa lỗi trong các đoạn văn đã cho.
- Gợi ý: Tìm luận điểm, luận cứ và nhận xét về sự triển 
khai luận điểm.
- chiếu Slide8,9.
GV - gọi HS làm bài, chữa bài. 
 - chiếu Slide8.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS thảo luận nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký rồi lên trình bày bảng phụ
- Nhóm 1: Thảo luận đoạn văn a.
- Nhóm 2: Thảo luận đoạn văn b.
- Nhóm 3: Thảo luận đoạn văn c.
+ HS nhóm khác nhận xét, bổ xung.
+ Học sinh chữa lỗi theo từng nhóm
- HS suy nghĩ và làm Bài tập, giơ tay lên bảng làm.
- HS thảo luận nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký rồi lên trình bày miệng
- Nhóm 1: Thảo luận đoạn văn a.
- Nhóm 2: Thảo luận đoạn văn b.
- Nhóm 3: Thảo luận đoạn văn c.
- HS trả lời và đọc phần ghi nhớ.
- HS đọc và làm bài.
3 ph.
39ph.
10ph.
8 ph.
10ph.
2ph.
9ph.
I- Ôn lại khái niệm của lập luận:
1.- Lập luận trong văn nghị luận:
- Lập luận: Là đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng nhằm dẫn dắt người nghe ( đọc ) đến một kết luận nào đó mà người nói ( viết ) muốn đạt tới.
2.- Luận điểm: Là ý kiến thể hiện n quan điểm, tư tưởng của bài văn nghị luận.
3.- Luận cứ: Là lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm.
II.- Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận:
1 - Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm:
Tìm lỗi
Chữa lỗi
a/ Đoạn văn a:
- Luận cứ:
+ Lí lẽ trùng lặp: “ Cảnh vật vắng vẻ; cảnh vật ngưng đọng, im lìm; cảnh sắc im ắng ”
+ Dẫn chứng: lộn xộn, không hệ thống.
 Lỗi: Luận điểm nêu chưa rõ: Nội dung trùng lặp, không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý.
b/ Đoạn văn b:
- Phân tích dẫn chứng không rõ ràng, lặp ý, diễn đạt luẩn quẩn:
 Lỗi: Không nêu được luận điểm khái quát ( ý nghĩa thực sự của câu thơ: Quan niệm về nợ công danh của Phạm Ngũ Lão)
 c/ Đoạn văn c:
-Luận cứ:
+ Lí lẽ: Không lô gíc ( Câu 1, Câu 2, Câu 3 ).
+ Dẫn chứng nghèo, nàn sơ lược.
 Lỗi: Có quá nhiều luận điểm nhưng không luận điểm nào được triển khai đầy đủ.
a/ Đoạn văn a:
- Đưa luận điểm rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, trong sáng.
 Ví dụ: Bức tranh thu trong bài thơ Thu điếu đẹp mà tĩnh lặng lạ thờng. Cảnh vật thu nhỏ trong một ao thu lạnh, một chiếc thuyền câu, một ngõ trúc váng. Âm thanh dồn lại ở tiếng khẽ lá đa vèo, tiễng sóng “hơi gợn tí”. Cảnh dù động hây tĩnh đều rất mong manh, tởng nh chỉ kêu to lên một tiếng cũng làm cho tát cả phải rùng mình.”
b/ Đoạn văn b:
- Chữa: Nêu luận điểm chính rõ ràng: Hai câu thơ thể hiện quan niệm của Phạm Ngũ Lão về nợ công danh: Làm trai phải trả xong nợ công danh:
+ Nghĩa rộng:
 - Phải lập công: để lại sự nghiệp.
 - Phải lập danh: để lại tiếng thơm
 + Nghĩa hẹp: chưa hoàn thành nghĩa vụ với đất nước
c/ Đoạn văn c:
+ Nêu một luận điểm: “ Văn học dân gian là kho tàng kinh nghiệm của cha ông được đúc kết từ xưa ”.
+ Đưa thêm dẫn chứng.
2- Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ:
Tìm lỗi
Chữa lỗi
a/ Đoạn văn a:
-Luận cứ:
+ Dẫn chứng không chính xác: “ Xanh bát ngát”.
+ Lí lẽ không chính xác: “ Thường khi nắng chiều xuống thì bầu trời trở lên xanh mênh mông bát ngát ”
 Lỗi: luận cứ không chính xác.
b/ Đoạn văn b:
- Luận cứ thiếu: Chỉ nêu được một dẫn chứng “Hai Bà Trưng”.
- Luận cứ không chính xác: “ Đất nước sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ ”
 Lỗi: luận cứ thiếu chính xác, thiếu toàn diện.
c/ Đoạn văn c:
- Luận cứ lộn xộn: “ Ngô Quyền, Nguyễn Huệ. .., Lê Lợi, Trần Hưng Đạo”.
- Luận cứ không phù hợp với luận điểm: “ ải Chi Lăng, Cửa biển Bạch Đằng”
 Lỗi: Luận cứ thiếu tính hệ thống, thiếu lôgíc.
a/ Đoạn văn a:
- Dẫn chính xác luận chứng: “ Sâu chót vót .”
- Lí lẽ hợp với luận chứng: “Câu thơ mở ra cái vô cùng vô tận của không gian và cảm giác đơn côi của con người.”
b/ Đoạn văn b:
- Bổ sung dẫn chứng: Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, Trần Hưng Đạo chống Nguyên Mông, Lê Lợi chống quân Minh
- Sửa dẫn chứng: “ Đất nước sau nhiều thế kỷ”
c/ Đoạn văn c:
- Bỏ dẫn chứng chỉ địa danh.
- Sắp xếp dẫn chứng theo trình tự hợp lý: Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ
3- Lỗi về cách thức lập luận
Tìm lỗi
Chữa lỗi
a/ Đoạn văn a: 
- Luận điểm: Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong văn học.
- Luận cứ:
+ Lí lẽ: “ Nhiều tác giả viết về đề tài này ”, “ Người đã phẩn ánh sâu sắc nhất bi kịch của người phụ nữ chính là Nguyễn Du ”.
+ Dẫn chứng: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Dữ.
 Lỗi: trình bày luận cứ thiếu lôgic, lộn xộn. Hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ luận điểm.
b/ Đoạn văn b:
- Luận điểm: “ Nam Cao viết nhiều về nông thôn”.
- Luận cứ: Đề cập đến cái đói.
 Lỗi: Luận điểm không rõ ràng, luận cứ thiếu toàn diện.
c/ Đoạn văn c:
- Luận cứ: “ Tinh tế và sâu lắng nhất phải kể đến cảnh thu phải kể đến cảnh thu với nỗi sầu muộn vô biên của Đỗ Phủ ( Thu Hứng ). Còn trong thơ ca Việt Nam trung đại Nguyễn Khuyến chính là nhà thơ của mùa thu. ”
 Lỗi: Luận điểm không rõ ràng: phần gợi mở, dẫn dắt không giúp cho việc nêu bật luận điểm chính. Luận cứ dùng để mở rộng, tiếp tục phát triển đề tài không phù hợp với phạm vi đề tài được nêu trong những câu trước.
a/ Đoạn văn a: 
- Nêu luận cứ phù hợp với luận điểm: “ Người đã phản ánh sâu sắc vẻ đẹp và số phận của họ là Nguyễn Du ”.
b/ Đoạn văn b:
- Sửa lại luận Điểm: “Trong tác phẩm của mình, Nam Cao viết nhiều về cái đói”
c/ Đoạn văn c:
- Sửa lại luận điểm, luận cứ: “Mùa thu là một đề tài gợi nhiều cảm hứng cho thi nhân. Ta đã đợc biết đến với Đỗ Phủ với bức tranh thu nhuốm nỗi sầu muộn vô biên, một Nguyễn Du với rừng phong thu đỏ nhuộm màu chia li . Nhng có lẽ ấn tợng và sâu sắc nhất phải kể đến Nguyễn Khuiyến – nhà thơ của làng cảnh Việt Nam với chùm thơ thu : Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.”
III. Kết luận ( Ghi nhớ- SGK)
IV. Bài tập củng cố:
1.Tìm lỗi và chữa lỗi lập luận trong các đoạn văn sau:
Bài thơ Tây tiến là bài thơ tiêu biểu nhất cho đời thơ Quang Dũng nhưng ông cũng nổi tiếng với các tập thơ như Mây đầu ô, thơ văn quang Dũng. Thơ của ông phóng khoáng, hồn hậu, tinh tế, hào hoa, lãng mạn với đối tượng chính là người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng, hào hùng. Tây tiến thể hiện nỗi nhớ của tác giả khi ông chuyển sang đơn vị khác nhưng nỗi nhớ đòng đội, nhớ Tây Tiến luôn thường trực trong ông.
Sức mạnh thực sự của người lính Tây Tiến đó là nguồn lực về tinh thần. Trong chiến đấu họ luôn chiến đấu hết mình mặc dù ai cũng biết là bất cứ khi nào họ cũng có thể ngã xuống nhưng chẳng ai chùn bước, họ vẫn tiến lên tiêu diệt quân thù. Phần lớn những người lính Tây Tiến là những sinh viên trong họ luôn có sự lãng mạn. ở vùng đất mà họ ngày đêm chiến đấu và những vùng hành quân qua luôn để lại trong họ nhiều nỗi nhớ, nỗi nhớ mãnh liệt thể hiện tình yêu tha thiết với thiên nhiên Tây Bắc. 
Bằng cái nhìn lãng mạn, Quang Dũng đã khái quat vẻ đẹp dị thường của người lính Tây Tiến. Đoạn thơ đã ghi lại một cách chân thực, hào hùng, cái khốc liệt, dữ dội của chiến tranh. Hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc- quân xanh màu lá”có dáng vẻ tiều tuỵ, ốm đau vì cơn sốt rét rừng hay ở một khía cạch khác là sự che đậy, tránh sự truy lùng của địch.
2. Chữa bài:
 +đoạn a: . câu 1: ý của 2 vế mâu thuẫn. 
 . Câu 2,3: mõi câu 1 ý, diễn đạt không lôgic.. 
 Lỗi : luận điểm không rõ ràng, trình bày luận cứ thiếu lốic, lộn xộn.
 Chữa: Tây tiến là bài thơ tiêu biểu nhất cho đời thơ Quang Dũng. Bài thơ được sáng tác khi ông chuyển sang đơn vị khác nhưng vẫn thiết tha nhớ về đồng đội- những chiến binh một thời gắn bó. Với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, tinh tế, hào hoa, nhà thơ đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lãng mạn , hào hùng mà hào hoa.
+ Đoạn b: Không trích dẫn chứng cụ thể mà suy diẽn dẫn chứng. Đây là lỗi thường gặp của học sinh.
 Chữa: phải tìm dẫn chứng cụ thể, chính xác để phân tích._ ý 1: tư thế oai phong lẫm liệt, chủ động khi đối diện với khó khăn , bệnh tât:
 “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
 Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
 _ ý 2: Tư thế sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc, chủ động đói diện với cái chết( khổ 3trong bài TTây Tiến)
 _ ý 3: tâm hồn lãng mạn , hào hoa, mơ về giai nhân Hà thành như một động lực để chiến đấu:
 “Mắt trừng gửi mộng qua biên gới
 Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
+ Đoạn 3: Luận điểm và luận cứ mâu thuẫn( câu1, câu 2)
 Chữa: triển khai ý theo luận đểm ở câu 1, bỏ câu 2, thêm vào những câu phân tích rõ ngoại hình người lính..
3.Củng cố( 1 ph): 
 Qua bài học, cần chú ý: Tránh mắc các lỗi lập luận khi làm bài, đặc biết là lỗi nêu sai luận cứ không chính xác, suy diễn luận cứ, luận điểm không rõ ràng.
 4. Dặn dò( 1ph):
 Chuẩn bị bài: “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 48 Chua loi lap luan trong van Nghi luan.doc