Giáo án Ngữ Văn nâng cao 12 tiết 17 đến 40

Giáo án Ngữ Văn nâng cao 12 tiết 17 đến 40

Tiết : 17,18,19

Đọc văn

 VIỆT BẮC

 - Tố Hữu -

 I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 - Hiểu được Tố Hữu là nhà thơ cách mạng,thơ ông là đỉnh cao thơ trữ tình chính trị trong văn học Việt Nam hiện đại.

 - Nắm được những thành tựu của thơ Tố Hữu qua các chặng đường sáng tác, những nét chủ yếu của phong cách thơ ông.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên, cuộc sống, con người và cuộc kháng chiến ở chiến khu Việt Bắcđược tái hiện trong nỗi nhớ tha thiết và tình cảm sâu nặng của nhà thơ.

 - Thấy được nghệ thuật thơ giàu tính dân tộc thể hiện ở kết cấu, hình ảnh, giọng điệu, thể thơ và ngôn ngữ.

 

docx 29 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1606Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn nâng cao 12 tiết 17 đến 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 17,18,19 
Đọc văn
 VIỆT BẮC 
 - Tố Hữu -
 I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 - Hiểu được Tố Hữu là nhà thơ cách mạng,thơ ông là đỉnh cao thơ trữ tình chính trị trong văn học Việt Nam hiện đại.
 - Nắm được những thành tựu của thơ Tố Hữu qua các chặng đường sáng tác, những nét chủ yếu của phong cách thơ ông.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên, cuộc sống, con người và cuộc kháng chiến ở chiến khu Việt Bắcđược tái hiện trong nỗi nhớ tha thiết và tình cảm sâu nặng của nhà thơ.
 - Thấy được nghệ thuật thơ giàu tính dân tộc thể hiện ở kết cấu, hình ảnh, giọng điệu, thể thơ và ngôn ngữ.
 II/ Phương tiên dạy học: SGK,SGV, Thiết kế dạy học, tư liệu tham khảo.
 III/ Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, trao đổi nhóm,diễn giảng
 IV/ Tiến trình tổ chức dạy học:
 1. Ổn định: 
 2. Bài cũ:
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Phần một: Tác giả
Hoạt Động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tiểu sử tác giả.
GV cho HS đọc lướt để có ấn tượng chung, ghi nhớ những ý chính
Cuộc đời của Tố Hữu có thể chia làm mấy giai đoạn?
HS đọc, ghi nhớ và trả lời , chú ý 3 giai đoạn cuộc đời nhà thơ.
Phần một: Tác giả (1 tiết)
I.Vài nét về tiểu sử:
- Tố Hữu ( 1920- 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
- Quê quán: xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Cuộc đời:
 . Thời thơ ấu: Tố Hữu sinh ra trong một gia đình Nho học ở Huế - mảnh đất thơ mộng, trữ tình còn lưu giữ nhiều nét văn hoá dân gian.
 . Thời thanh niên: Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân
 . Thời kỳ sau CM tháng Tám: Tố Hữu đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hoá văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu Đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu.
GV cần nhấn mạnh bảy chặng đường đời của TH gắn liền với bảy chặng đường cách mạng và bảy tập thơ của TH ( nhất là 5 tập thơ đầu)
GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS thảo luận: Về nội dung chính của 5 tập thơ đầu.
-Nhóm 1: Tập Từ ấy
Sau khi HS trình bày, GV nhấn mạnh Từ ấy là chất men say lí tưởng, chất lãng mạn trong trẻo, tâm hồn nhạy cảm, sôi nổi của cái tôi trữ tình
- Nhóm 2: Tập Việt Bắc
- Nhóm 3: Tập Gío lộng
- Nhóm 4: Ra trận, Máu và hoa
- GV gọi HS đại diện nhóm trả lời ngắn gọn
- GV chốt lại các tập thơ của TH là sự vận động của cái tôi trữ tình, là cuốn biên niên sử ghi lại đời sống dân tộc, tâm hồn dân tộc trong sự vân động của tiến trình lịch sử.
HS chia thành các nhóm, chuẩn bị thảo luận.
Nhóm 1 thảo luận, trình bày nội dung chính của tập thơ. Tập thơ chia làm 3 phần, nội dung của các phần HS dựa vào SGK trả lời.
Nhóm 2 thảo luận, dựa vào SGK trình bày 4 nội dung chính.
Nhóm 3 thảo luận, trình bày 3 nội dung chính trong sách GK.
Nhóm 4 thảo luận trình bày nội dung chính: Tất cả là âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước và niềm tin chiến thắng.
HS dựa vào SGK trả lời.
II. Đường cách mạng, đường thơ: 
1. Nhận xét chung: Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường CM của dân tộc , những chặng đường vận động trong tư tưởng quan điểm và bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ
2. Những chặng đường thơ Tố Hữu: 
 . Từ ấy: (1937- 1946)
- Niềm hân hoan của tâm hồn trẻ đang gặp ánh sáng lý tưởng cách mạng, tìm thấy lẽ sống và quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng. 
- Gồm có 3 phần:
 a. Máu lửa: 
 b.Xiềng xích: 
 c. Giải phóng : 
 . Việt Bắc: (1946- 1954) Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân ttộc
 . Gío lộng: (1955- 1961) Niềm vui lớn trước cuộc sống mới, con ngươì mới Vn và tình cảm sâu nặng với miền nam ruột thịt.
 . Ra trận (1962- 1971), Máu và hoa ( 1972- 1977): Viết về cuộc khán chiến chống Mĩ hào hùng của dân tộc 
 .Một tiếng đờn (1992 ), Ta với ta (1999 ): Đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu sau hoà bình 
Từ cái Tôi - chiến sĩ -> cái Tôi – công dân càng về sau là cái Tôi nhân danh dân tộc, cách mạng. 
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu phong cách thơ Tố Hữu.
- Phong cách thơ TH thể hiện ở những mặt nào?
- Tại sao nói thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị? Sau khi HS trả lời GV giải thích trữ tình chính trị thể hiện ở những điểm nào.
- Em chứng minh thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc đậm đà?
HS tìm hiểu phong cách thơ Tố Hữu dưới sự hướng dẫn của GV.
HS trả lời ở 2 mặt về nội dung và nghệ thuật
HS trả lời
Dự kiến HS trả lời về thể thơ, về ngôn ngữ. 
II. Phong cách thơ Tố Hữu:
 a.Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị sâu sắc.
-Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung
- Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.
- Những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành
b. Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc đậm đà
- Về thể thơ:
+ Vận dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc
+ Thể thất ngôn trang trọng mà tự nhiên
-Về ngôn ngữ: Dùng từ ngữ và cách nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.
- HĐ 4: Hướng dẫn HS kết luận
- Cảm nhận chung của em về nhà thơ Tố Hữu?
- Định hướng và lưu ý HS phần ghi nhớ SGK
HS trả lời
IV. Kết luận:
 Thơ Tố Hữu là bằng chứng sinh động về sự kết hợp hài hoà hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo thi ca.
Phần hai: Đọc- hiểu bài thơ Việt Bắc 
* Tiết 1
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần chung về tác phẩm.
- Em cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Theo em hoàn cảnh ra đơi đã chi phối đến sắc thái tâm trạng âm hưởng gịong điệu trong bài thơ như thế nào?
- Vị trí đoạn trích?
- Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ, dựa theo kết cấu đối đáp, tìm bố cục?
- Diễn giảng thêm về hiệu quả của lối kết cấu đối đáp ( Hô ứng đồng vọng, mở ra một vùng kỉ niệm đầy ắp về VB
HS dựa vào SGK nêu hoàn cảnh ra đời, căn cứ vào mạch cảm xúc lối kết cấu, nhận xét
1-2 HS đọc diễn cảm bài thơ, xác định bố cục
Phần hai: Tác Phẩm (2 tiết)
I.Tìm hiểu chung:
 1. Hoàn cảnh sáng tác: ( SGK)
=> Chính hoàn cảnh sáng tác đã chi phối tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt đầy xúc động, bâng khuâng da diết trong bài thơ. Cách chọn kết cấu theo lối đối đáp cũng là để thể hiện sắc thái đó.
 2.Vị trí: Thuộc phần I ( Bài thơ gồm 2 phần:
- Phần 1: Tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến.
- Phần 2: Gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ca ngợi công ơn của đảng Bác Hồ đối với dân tộc.
3. Bố cục đoạn trích : 2 phần
+ Lời nhắn gửi của người ở lại
+ Lời đáp của người ra đi – ân tình sâu nặng với Việt Bắc.
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc hiểu tác phẩm.
*Nêu vấn đề, cho HS thảo luận nhóm và trả lời:
- Qua mạch đối đáp và dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình trong bài thơ, những kỉ niệm đầy ắp về VB đã hiện về rõ nét, đó là những kỉ niệm nào?
- Từ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ , hãy phân tích làm rõ ấn tượng và tình cảm của tác giả đối với VB?
* Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi bổ sung hoàn thiện nội dung.
* Định hướng phân tích, khắc sâu nội dung
* Theo em cảm hứng chi phối đoạn thơ là cảm hứng gì?
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho cả lớp: Em hãy chứng minh đoạn trích thể hiện nghệ thuật đậm đà tính dân tộc?
- Sau khi đọc-hiểu đoạn thơ, em hãy rút ra chủ đề đoạn trích?
HĐ3: GV hướng dẫn HS tổng kết
GV đặt câu hỏi HS tổng kết trên hai mặt nghệ thuật và nội dung
HS đọc - hiểu tác phẩm qua hướng dẫn của GV.
.-HS thảo luận nhóm theo phân công của GV, chú ý:
+ Lối hỏi – đáp: Tạo sự hô ứng đồng vọng, cộng hưởng tình cảm giữa kẻ ở người đi
+ Điệp từ “Nhớ “ Sử dụng dày đặc như khắc sâu nỗi nhớ về cảnh vật và con người VB
+ Chi tiết tiêu biểu, đặc sắc
+ Kỉ niệm về Cảnh, người và kỉ niệm kháng chiến được gợi nhắc với bao ân tình sâu nặng
Hs làm việc cá nhân trả lời 
-Cảm hứng ngợi ca: VB là căn cứ địa CM, đầu não của cuộc KC, là nơi hội tụ bao ân tình ân nghĩa, niềm tin... 
.
HS trao đổi trả lời.
HS tổng kết theo định hướng của GV
II. Đọc - hiểu:
2. Việt Bắc qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình:
a.Thiên nhiên Việt Bắc:
 Cảnh được miêu tả ở nhiều không gian, nhiều thời giạn, nhiều hoàn cảnh khác nhau
- Thiên nhiên VB vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, thi vị gợi nét đặc trưng riêng độc đáo.
- VB còn là căn cứ địa vững chắc của Cách mạng
b.Con người, cuộc sống:
-Cuộc sống còn nghèo khổ, thiếu thốn, vất vả.
- Con người chăm chỉ cần cù, chịu thương chịu khó, nhẫn nại, thuần phác. Đặc biệt rất giàu ân tình, ân nghĩa với cách mạng, hết lòng vì kháng chiến.
=>Thiên nhiên luôn gắn bó gần gũi, tha thiết, hoà quyện với con người. Tất cả ngời sáng trong tâm trí nhà thơ.
c. Kỉ niệm kháng chiến:
- Không gian núi rừng rộng lớn
- Hoạt động tấp nập
- Hình ảnh hào hùng
- Âm thanh sôi nổi, dồn dập, náo nức
-> Khung cảnh chiến đấu hoành tráng phản ánh khí thế mạnh mẽ của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì tổ quốc độc lập, tự do.
=> Đoạn thơ thể hiện cảm hứng ngợi ca Việt Bắc, ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt.
4. Nghệ thuật: Đậm đà tính dân tộc.
- Cấu tứ ca dao với hai nhân vật trữ tình ta và mình
- Hình thức tiểu đối của ca dao - Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân.
- Sử dụng nhuần nhuyển phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian 
III/ Chủ đề: VB là khúc tình ca về cách mạng, về kháng chiến mà cội nguồn sâu xa là tình yêu đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lý thuỷ chung của dân tộc.
IV/ Tổng kết:
1.Nghệ thuật: Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giàu tính dân tộc.Thể thơ truyền thống vận dụng tài tình
2.Nội dung: VB là khúc ân tình chung của những người cách mạng, của cả dân tộc qua tiếng lòng của tác giả. Cái chung hoà trong cái riêng, cái riêng tiêu biểu cho cái chung. Tình cảm, kỉ niệm đã thành ân tình, tình nghĩa với đất nước, với nhân dân và cách mạng.
 * Củng cố:
- Nắm vững nội dung của năm tập thơ đầu, phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.
- Việt Bắc là khúc ân tình cách mạng. Thiên nhiên Việt Bắc thơ mộng trữ tình, con người Việt Bắc thủy chung, gần gũi, giản dị VB là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.
 * Dặn dò:
- chuẩn bị tiết sau: bài đọc thêm : Bác ơi ( Tố Hữu)
	+ Đọc SGK phần bài đọc.
	+ Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và bố cục của bài .
	+Tham khảo và trả lời các câu hỏi hướng dẫn.
Tiết 21,22
Đọc văn:
 TIẾNG HÁT CON TÀU ( Chế Lan Viên )
 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :
 - Cảm nhận được khát vọng về với nhân dân và đất nước với những kỷ niệm sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhà thơ.
 - Thấy được những đặc sắc nghệ thuật thơ Chế Lan Viên: sáng tạo hình ảnh, liên tưởng phong phú, bất ngờ, cảm xúc gắn với suy tưởng.
 II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Nêu vấn đề, phát vấn, thuyết giảng.
 III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Sách giáo viên, sách giáo khoa,thiết kế dạy học
 IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Huớng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
-Cho HS đọc tiểu dẫn SGK, phần tri thức đọc hiểu. Dẫn dắt giúp HS nắm được những điều căn bản về tác giả, tác phẩm.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét đánh giá 
, định hướng  ... ong VB nghị luân trật tự các ý được sắp xếp như thế nào?
Hoaït ñoäng 2: GV höôùng daãn HS tìm hieåu caùc kieåu keát caáu döïa theo heä thoáng caâu hoûi:
- Cho HS đọc ví dụ và trả lời câu hỏi
? Moái quan heä giöõa luaän ñieåm trung taâm vaø luaän ñieåm boä phaän coù tính chaát gì?
? Moái quan heä giöõa caùc luaän ñieåm coù tính chaát gì?
*Phaàn luyeän taäp : GV höôùng daãn HS laàn löôït tìm hieåu caùc BT trong SGK
+ Khi laøm BT 1, chuùng ta caàn vaän dung thao taùc laäp luaän naøo? Lí giaûi vì sao laïi vaän duïng thao taùc aáy ?
+Noãi khoå cuûa vieäc hoïc vaên theo caùc em laø gì?
+ Nieàm vui cuûa vieäc hoïc vaên laø gi?
*Töø ñoù cho thaáy vaän duïng thao taùc nghò luaän so saùnh laø hôïp lí.
*BT 2 :HS töï laøm ôû nhaø
Bài tập 3: Hướng dẫn cho Hs về nhà làm
Bài tập 4 HS tự làm
Hoaït ñoäng 1: 
- HS theo dõi SGK, câu hỏi gợi ý, suy nghĩ , trả lời
-Nhöõng traät töï ñoù trong baøi vaên ngöôøi ta goïi laø keát caáu.
-Ngoaøi nhöõng keát caáu beân ngoaøi , vaên baûn nghò luaän coøn coù nhöõng kieåu keát caáu beân trong. Caùc kieåu keát caáu beân trong giuùp baøi vieát trôû neân roõ raøng, maïch laïc hôn.
- 1 HS đọc ví dụ, lớp theo dõi, chỉ ra mối quan hệ để nắm các kiểu kết cấu :
+ Đẳng lập -
+ Tăng tiến
+ Đối chiếu
+ Tổng phân hợp
*BT 2 :HS töï laøm ôû nhaø
1.Khaùi nieäm keát caáu:
*Keát caáu laø toå chöùc noäi dung vaø hình thöùc cuûa baøi vaên. Keát caáu bao goàm: 
-Toå chöùc beân ngoaøi (töùc boá cuïc ), goàm 3 phaàn quen thuoäc: môû baøi , thaân baøi, keát baøi.
-Toå chöùc beân trong laø caùch saép xeáp yù theo moät traät töï nhaát ñònh trong töøng phaàn vaø giöõa caùc phaàn trong toaøn baøi ñeå cho yù chính ñöôïc noåi baät leân, ngöôøi ñoïc deã nhaän thaáy, khoâng hieåu laàm vaø do ñoù coù söùc thuyeát phuïc cao => Kết cấu 
2.Kieåu keát caáu:
a.Kieåu keát caáu ñaúng laäp: Trong kieåu keát caáu naøy, caùc luaän ñieåm boä phaän thuoäc luaän ñieåm trung tam coù vò trí ngang baèng nhau, ñöôïc trình baøy theo loái lieät keâ.
b.Kieåu keát caáu taêng tieán:
Trong kieåu keùt caáu naøy, caùc luaän ñieåm boä phaän thuoäc luaän ñieåm trung taâm coù traät töï: luaän ñieåm sau cao hôn, saâu hôn luaän ñieåm tröôùc, thöôøng ñöôïc trình baøy baèng caùc töø lieân keát “khoâng chæ” “maø coøn”
c.Keát caáu ñoái chieáu : 
Trong kieåu keát caáu naøy, caùc luaän ñieåm boä phaän ñoái saùnh vôùi nhau theo töøng caëp laøm cho luaän ñieåm trung taâm theâm noåi baät
3.Luyeän taäp :
a.Ñeà 1:
-Duøng kieåu keát caáu ñoái chieáu
-Neâu leân nhöõng noãi buoàn cuûa vieäc hoïc vaên: Khi ñoïc moät baøi vaên maø khoâng theå tìm ñöôïc töø chìa khoùa ñeå môû caùnh cöûa ñi vaøo baøi, ai cuõng caûm thaáy khoù chòu , khi ñaõ ñoïc khoâng vaøo, caâu chöõ hoaøn toaøn caâm laëng..
-Nieàm vui: coù hieåu ñöôïc noãi khoå nhö theá môùi thaáy ñöôïc nieàm vui trong vieäc hoïc văn : Biết bao khám phá, phát hiện thú vị về cuộc đời, về con người, về chính mình...qua một tác phẩm văn chương.
b.Ñeà 2: GV höôùng daãn HS töï tìm hieåu ôû nhaø.
+ Kiểu kết cấu tăng tiến với 3 ý có yêu cầu sáng tạo tăng dần:
Không theo mẫu sẵn
Khơi những nguồn chưa ai khơi
Sáng tạo những gì chưa có
+ Bài tập 3: Phần thân bài nên dùng kiểu kết cấu đối chiếu nhằm trình bày các nội dung tương phản đầy cảm xúc của bài thơ:
Người bà tần tảo, cơ cực > < bà đã đi xa ...
* Củng cố : - Cần nắm được các kiểu kết cấu trong bài văn nghị luận.
 - Chú ý vận dụng vào bài làm văn một cách phù hợp, hiệu quả.
Tiết 39 
 Tiếng Việt
 LUYỆN TẬP VỀ CÁCH DÙNG BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs
 - Nắm được cách dùng biện pháp tu từ ẩn dụ.
 - Biết vận dụng hiểu biết về cách dùng biện pháp TT ẩn dụ vào việc đọc- hiểu văn bản và làm văn.
II/ Phương pháp : Luyện tập thực hành cá nhân , nhóm
III/ Phương tiện: SGV, SGK, Thiết kế bài dạy
IV/ Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ
Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn lí thuyết:
BPTT là gì? Thế nào là biện pháp tu từ ẩn dụ? Theo em, khi sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ cần chú ý điều gì?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs luyện tập
+ Gọi HS đọc 2 bài tập trong SGK,trên cơ sở bài soạn ở nhà các cá nhân chuẩn bị trình bày kết quả lên bảng 
+ Gọi 4 Hs trình bày ( mỗi bài tập 2 HS ), yêu cầu lớp theo dõi, đối chiếu với bài soạn của mình, tham gia góp ý nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh
+ GV theo dõi , định hướng và hoàn chỉnh kết quả
+ Câu 2 : Tùy theo cách viết của Hs , GV hướng dẫn lớp góp ý thêm nhiều cách viết có sử dụng hình ảnh ẩn dụ khác, miễn là phù hợp, chú ý những câu hay, khuyến khích để HS viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc
+ Nếu còn thời gian, GV có thể đưa thêm một số câu văn không sử dụng BPTT , yêu cầu HS viết lại có sử dụng BPTT cho sinh động
HS dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới, trả lời ngắn gọn
HS chuẩn bị và lên bảng trình bày theo chỉ định của GV
- Lớp theo dõi, nhận xét, hoàn thiện bài tâp
- Chú ý viết lại các câu trong ngữ liệu theo cách không sử dụng BPTT ẩn dụ để so sánh đối chiếu, từ đó rút ra hiệu quả của việc sử dụng BPTT ẩn dụ một cách đồng bộ. ( Ví dụ : Từ khi bắt gặp lí tưởng , tôi cảm thấy rất vui vẻ, phấn chấn)
- HS hoạt động tập thể, mỗi cá nhân có thể đưa ra cách dùng hình ảnh ẩn dụ khác nhau, miễn là sinh động và phù hợp
I. Ôn kiến thức :
+ Biện pháp tu từ ẩn dụ là biện pháp lâm thời chuyển nghĩa của từ theo cách gọi tên một sự vật bằng tên một sự vật 
Khác có quan hệ tương đồng.
+ Cách dùng biện pháp tu từ ẩn dụ : Phải có sự phối hợp đồng bộ các ẩn dụ mới làm cho câu văn hoàn chỉnh về mặt tu từ.
II.Luyện tập:
* Bài tập 1: Phân tích cách dùng và tác dụng của BPTT ẩn dụ của các ngữ liệu – Câu 1: Các ẩn dụ : tắm, bể
- Câu 2: Các ẩn dụ: Sắt , lửa, đúc
- Câu 3: Các ẩn dụ : Chiến đấu, chiến trường, thủy chiến, mặt trận ( xét trong ngữ cảnh của bài văn )
- Câu 4: Các ẩn dụ : người tình mong đợi, đánh thức, người gái đẹp nằm ngủ mơ màng ( xét trong ngữ cảnh của bài văn)
- Câu 5: Các ẩn dụ: Bừng, nắng, mặt trời, chói, vườn hoa lá, hương, tiếng chim.
è Tác dụng : Các hình ảnh ẩn dụ được sử dụng đã khiến cho câu văn trở nên sinh động giàu sức gợi tả gợi cảm 
* Bài tập 2: Đây là nhưng câu văn sử dụng BPTT ẩn dụ không đồng bộ, HS cần nhận xét chỉ ra hạn chế và viết lại theo 2 cách: Có dùng và không dùng BPTT ẩn dụ. Ví dụ :
+ Câu 1: Lớp chúng ta đã đóng góp năm bông hoa tươi thắm vào phong trào thi đua học tốt của trường.
Lớp chúng ta đã có năm học sinh xuất sắc trong phong trào thi đua học tốt của trường.
Lớp chúng ta đã có năm bông hoa tươi thắm góp mặt trong vườn hoa thi đua học tốt của trường.
Củng cố: Khi đọc – hiểu văn bản nên chú ý khai thác giá trị biểu đạt của các hình ảnh ẩn dụ để có hiểu biết và cảm nhận sâu nội dung văn bản. Khi làm văn, cần chú ý sử dụng các hình ảnh ẩn dụ và sử dụng một cách đồng bộ để câu văn hoàn chỉnh về mặt tu từ và có hiệu quả biểu đạt cao, sinh động, giàu chất văn.
Dặn dò: Chuẩn bị cho bài sau : Luyện tập kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
Nắm được các yêu cầu về phương pháp trong bài văn Nghị Luận.
Thực hiện các bài tập trong SGK.
Chọn những câu thơ hay sau đó vận dụng các phương thức biểu đạt làm văn nghị luận phân tích khổ thơ đã chọn. ( Tây Tiến- Quang Dũng ; Sóng – Xuân Quỳnh.)
TiẾT 40 – Làm văn
 LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP 
 CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp Hs
Nhận biết được sự kết hợp các phương thức biểu đạtvà vai trò tác dụng của chúng trong bài văn nghị luận.
Biết vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong khi viết bài văn nghị luận. 
II/ Phương pháp : Nêu vấn đề , luyện tập thực hành 
III/ Phương tiện : SGK, SGV, Thiết kế dạy học 
IV/ Tiến trình lên lớp;
Ổn định tổ chức 
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nắm lại yêu cầu khi làm văn nghị luận
+ Theo em để nâng cao tính thuyết phục của một bài văn nghị luận người viết cần chú ý yêu cầu gì về phương pháp?
+ Vì sao ngoài việc chú ý kết hợp các thao tác LL, người viết cần chú ý kết hợp các PT biểu đạt, nhất là PT biểu cảm?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn Hs luyện tập bài tập trong SGK
+ Yêu cầu Hs đọc ngữ liệu bài tập 1, nhận biết các cách kết hợp thao tác lập luận và phương thức biểu đạt trong đoạn văn
+ Nêu vấn đề : Theo em, nếu tác giả không nêu những số liệu cụ thể trong bài viết thì sẽ ảnh hưởng đến sức thuyế phục của bài viết như thế nào?
+ Bài tập 2: GV yêu cầu HS vận dụng kĩ năng kết hợp các phương thức biểu đạt viết đoạn văn phân tích ( Bài tập vận dụng )
+ Chỉ định 1-2 Hs ghi kết quả lên bảng, yêu cầu lớp nhận xét . Từ đó GV hướng dẫn chỉnh sửa cho hoàn chỉnh
HS trả lời theo hiểu biết và kinh nghiệm làm văn của bản thân
HS làm việc cá nhân, trình bày theo chỉ định
HS trao đổi, phát biểu nhấn mạnh tác dụng của việc kết hợp các phương thức thuyết minh và biểu cảm trong đoạn văn.
+ HS làm việc cá nhân , trình bày theo chỉ định ( Ghi bảng )
+ Lớp theo dõi, nhận xét chỉ ra ưu điểm, hạn chế và góp ý hoàn chỉnh
+Ghi vào vở đoạn văn đã được hoàn thiện
I/ Yêu cầu về phương pháp trong bài văn nghị luận: 
Để làm sáng tỏ vấn đề và tạo sức thuyết phục đối với người đọc, khi làm văn nghị luận cần chú ý:
+ Kết hợp các thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận...
+ Kết hợp các phương thức biểu đạt : Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, đặc biệt là vai trò của phương thức biểu cảm.
II/ Luyện tập: 
* Bài tập 1: 
a) Đoạn trích của Tương Lai bàn về vấn đề môi trường và sự phát triển – phát triển ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
 - Tác giả đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận như : Phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ... về tình trạng môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề ở cả thành thị và nông thôn như thế nào.
 - Đồng thời vừa sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt như: nghị luận, thuyết minh, biểu cảm
 + Thuyết minh: Tác giả dùng nhiều số liệu và sự kiện có thật một cách khách quan, khoa học ( Sông Cầu tiếp nhận thêm ít nhất 180 000 tấn phân hóa học, 1500 tấn thuốc trừ sâu!... bốc mùi”
 + Biểu cảm : Thể hiện ở giọng văn, cách dùng từ ngữ, hình ảnh, các dẫn liệu thơ văn và các lời bình phẩm trong đoạn trích: “ Hậu quả ...sẽ khó mà lường được”, “ Ai kia...dòng sông quê hương... thất vọng”
=>Tác dụng của sự kết hợp các thao tác LL và các phương thức biểu đạt như vậy sẽ giúp cho người đọc thấy một cách rõ ràng, sinh động và thấm thía về những tác hại khủng khiếp của việc phát triển bừa bãi đối với môi trường sống của con người.
* Bài tập 2: Viết đoạn văn phân tích 4 câu thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
 “ Rải rác biên cương mồ viễn xứ
 .....................................độc hành...”
Củng cố : Chú ý : Hai cấp độ kết hợp trong bài văn nghị luận và bản chất vai trò của hai cấp độ kết hợp ấy
+ Kết hợp giữa các thao tác lập luận.
+ Kết hợp các phương thức biểu đạt.
Dặn dò : Soạn bài chuẩn bị cho tiết học về tác gia Nguyễn Tuân
+ Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn của SGK
+ Đọc tham khảo tài liệu về Nguyễn Tuân 
+ Xem lại các bài đọc – hiểu về tác phẩm của Nguyễn Tuân : Chữ người tử tù ( Vang bóng một thời), Người lái đò sông Đà ( Tùy bút Sông Đà )

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao an 12nang cao.docx