Giáo án Ngữ văn lớp 12 tuần 28

Giáo án Ngữ văn lớp 12 tuần 28

ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (Trích)

82-83-Hê-ming-way

A. mục tiêu bài học

 - Cảm nhận được vẻ đẹp không những của lão ngư phủ đơn độc và dũng cảm mà cả vẻ đẹp của nhân vật cá kiếm - kì phùng địch thủ của ông.

 - Làm quen với nét độc đáo trong nghệ thuật văn xuôi của Hêminhuê: từ những chi tiết giản dị, chân thực của một cuộc săn bắt cá, gợi mở những tầng ý nghĩa rộng lớn, nhân vật mang ý nghĩa biểu tượng.

 - Bài học về lối viết: chống lối viết hoa mỹ mà rỗng tuếch.

B. phương tiện thực hiện: SGK, SGV, bài soạn

C. tiến trình lên lớp

 1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12 tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (Trích)
82-83------------------------------------------------------------------------------------------ Hê-ming-way
A. môc tiªu bµi häc
 	 - Cảm nhận được vẻ đẹp không những của lão ngư phủ đơn độc và dũng cảm mà cả vẻ đẹp của nhân vật cá kiếm - kì phùng địch thủ của ông.
 - Làm quen với nét độc đáo trong nghệ thuật văn xuôi của Hêminhuê: từ những chi tiết giản dị, chân thực của một cuộc săn bắt cá, gợi mở những tầng ý nghĩa rộng lớn, nhân vật mang ý nghĩa biểu tượng.
 - Bài học về lối viết: chống lối viết hoa mỹ mà rỗng tuếch.
B. ph­¬ng tiÖn thùc hiÖn: SGK, SGV, bài soạn
C. tiÕn tr×nh lªn líp
 	1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
 * Giới thiệu bài: GV có thể chọn cách giới thiệu từ việc liên hệ với đoạn trích “số phận con người” (ở tiết trước). Cho học sinh ấn tượng về hình ảnh con người: giản dị, đời thường nhưng cũng rất anh hùng, phi thường cao cả.
Ho¹t ®éng cña GV
Ho¹t ®éng cña HS
Néi dung cÇn ®¹t
*Hoạt động 1 Hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn
 - Cho biết những nét chính về tác giả?
Gv:Tóm tắt tác phẩm “ông già và biển cả”
Diễn giảng thêm về nguyên lí “tảng băng trôi”.
*Hoạt động 2:
Đọc hiểu văn bản:
 + GV gọi HS đọc văn bản và nhận xét cách đọc.
 + Tìm những chi tiết cho thấy cuộc đấu của ông lão (thời điểm, phong độ, tư thế)
 Hình ảnh những chiếc vòng lượn của con cá gợi lên điều gì?
Cách tiếp xúc của ông lão và con cá kiếm có gì đặc biệt?
Nhận xét gì về diễn biến hành động gợi lên diễn biến về cách cảm nhận?
Những lời chuyện trò của ông lão với con cá kiếm nói lên điều gì?
GV cho HS thảo luận.
Rút ra nhận xét.
Kết luận: đối thoại, độc thoại là một trong những thủ pháp nghệ thuật chính để xây dựng tác phẩm.
Hình ảnh con cá hàm chứa ý nghĩa gì?
GV dành thời gian hướng dẫn HS luyện tập theo SGK.
HS tìm hiểu và trả lời các ý chính về tác giả: cuộc đời, sáng tác 
HS dựa vào SGK tóm tắt tác phẩm.
HS đọc văn bản, yêu cầu rõ ràng, đúng ngữ điệu.
HS suy nghĩ thảo luận và trả lời.
HS thảo luận (trong bàn) trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS thảo luận: rút ra lớp nghĩa ẩn đằng sau lời thoại của ông lão.
HS thảo luận để phát hiện tầng nghĩa ẩn đằng sau vẻ đẹp của con cá và mối quan hệ của nó với người đi săn.
HS trả lơi câu hỏi luyện tập ở lớp.
I/ giíi thiÖu chung
 1/ Tác giả:
 - Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn Mỹ được tặng giải Noben văn học 1954.
 - Từng viết báo, làm phóng viên chiến trường trong chiến tranh thế giới.
 - Đóng góp lớn trong việc đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết trong nền văn học thế giới.
 - Các tác phẩm: 
 Mặt trời vẫn mọc (1926)
 Gĩa từ vũ khí (1929)
 Chuông nguyện hồn ai (1940)
 2/ Tác phẩm:
* Tóm tắt: SGK
 + “Ông già và biển cả” tiêu biểu cho nguyên lí sáng tác do nhà văn đề ra. Tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”.
 + Vị trí đoạn trích: nằm ở phần cuối truyện.
II/néi dung chÝnh
 1/ Cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm:
 + Thời điểm: mặt trời mọc lên lần thứ ba
 + Phong độ: “lão mệt thấu xương- mồ hôi ướt đẫm”
 + Tư thế: đơn độc
 - Hình ảnh chiếc vòng lượn của con cá kiếm lặp đi lặp lại:
 + Gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường: ước lượng khoảng cách 
 + Vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhưng mãnh liệt của con cá: kiên cường không kém ông lão.
 + Ông lão chỉ gián tiếp cảm nhận con cá.
 2/ Cảm nhận của ông lão về con cá kiếm:
 - Từ xa đến gần “đến vòng thứ ba....” ngày càng mãnh liệt và trực tiếp.
 - Cảm nhận gián tiếp (qua sợi dây qua mũi lao)
 - Bộ phận è toàn thể: ngày càng lộ dần: nhìn thấy từng bộ phận trước khi nhìn thấy cả con cá.
è Diễn biến ngày càng mãnh liệt và đau đớn.
3/ Mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm:
 + Thị giác 
 + Xúc giác 
èCho thấy sự cảm nhận của ông lão về con cá.
 + Lời đối thoại: còn cho thấy sự cảm thông:
 - Không chỉ bằng động tác mà bằng cả trái tim.
 - Không chỉ đơn thuần là người đi săn và con mồi.
è Lời lẽ và ý nghĩ của ông lão đã biến con cá thành “nhân vật”, càng cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của ông lão bằng việc hiểu rõ và chiêm ngưỡng đối thủ của mình.
4/ Hình ảnh con cá kiếm và ý nghĩa biểu tượng:
 a) Vẻ đẹp con cá, thái độ của người đi săn và con mồi hàm chứa ý nghĩa: Con cá là hình ảnh của ước mơ, của lí tưởng mà mỗi con người theo đuổi trong cuộc đời.
 b) Hình ảnh đẹp đẽ của con cá khi chưa bị chiếm lĩnh (lần xuất hiện cuối cùng) đến khi bị kéo vào sát thuyền, có sự khác biệt: đó là sự chuyển biến từ hình ảnh ước mơ sang hiện thực, nó không còn xa vời, khó nắm bắt và vì thế nó không còn đẹp đẽ, huy hoàng như trước.
III/ tæng kÕt
 Ghi nhớ: SGK
IV/ luyÖn tËp
 1/ Nghệ thuật sử dụng ngôn từ trục tiếp của nhân vật, cho thấy mối quan hệ khác thường giữa người đi săn và vật bị săn đuổi. Trước mắt ông lão con cá giống như một con người, một đối thủ đáng nể, một người bạn tâm tình.
2/ Tham khảo tựa đề tiếng Anh và nên lên suy nghĩ.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nguyên lí “tảng băng trôi” và đóng góp của Hê-minh-uê đối với văn học.
- Soạn bài :"Diễn đạt trong văn nghị luận"
5. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
.
DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
84 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------
A – môc tiªu bµi häc:Giúp HS
- Có ý thức một cách đầy đủ về chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.
- Biết cách tránh lỗi vế dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.
- Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo.
B. ph­¬ng tiÖn d¹y häc: Sách GK, sách GV và bản thiết kế
C. tiÕn tr×nh lªn líp
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Giới thiệu và tiến hành bài mới.
TIẾT 1: 
- Cách sử dụng từng trong văn nghị luận
- Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận
Ho¹t ®éng cña GV
Ho¹t ®éng cña hs
Néi dung cÇn ®¹t
GV lần lượt tổ chức cho HS hoàn thành ba bài tập theo các yêu cầu gợi ý ở từng bài. Sau đó hướng dẫn các em trả lời câu hỏi tổng hợp. Khi tiến hành từng bài tập, có thể thay đổi hình thức làm việc cho giờ học thêm sinh động: làm việc cá nhân rồi thảo luận tập thể, hoạt động theo nhóm và hoạt động tập thể toàn lớp,...
- Chú ý các từ ngữ sau dùng sáo rỗng, không phù hợp đối tượng: kịch tác gia vĩ đại, kiệt tác,... 
- HS cần xác định loại đoạn văn theo phong cách chức năng (đoạn nghị luận), giải thích rõ lí do của sự lựa chọn.
- Cần phân tích cách diễn đạt các ý tương tự cho ở (l) nhưng chính xác và thận trọng hơn.
- HS chỉ cần tập trung vào các từ in đậm trong SGK. 
- HS nhớ lại các tiêu chí (về cách sử dụng từ ngữ) để đối chiếu, tìm ra các từ ngữ đúng sai và phân tích
I.c¸ch sö dông tõ ng÷ trong v¨n nghÞ luËn
Bài tập 1
Nhược điểm lớn nhất của đoạn văn (l): dùng từ thiếu chính xác, không phù hợp với đối tượng được nói tới. Đó là những từ ngữ: nhàn rỗi, chẳng thích làm thơ, vẻ đẹp lung linh,...
Đoạn văn (2):
- Dùng phép thế từ ngữ: Hồ Chí Minh; Bác, Người, người chiến sĩ cách mạng, người nghệ sĩ,... . 
- Cách trích lại các từ ngữ được dùng để nói chính xác cái thần trong con người Bác và thơ bác của các nhà nghiên cứu, các nhà thơ khác làm cho văn có hình ảnh sinh động, giàu tính thuyết phục,...
Bài tập 2
a) Các từ ngữ: linh hồn Huy Cận , nỗi hắt hiu trong cõi trời; hơi gió nhớ thương; một tiếng địch buồn; sáo Thiên Thai; điệu ân tình; lời li tao; một bản ngậm ngùi dài; tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau; niềm than van của bờ sông, bãi cát;... được sử dụng đều thuộc lĩnh vực tinh thần, mang nét nghĩa chung: u sầu, lặng lẽ rất phù hợp với tâm trạng nhà thơ Huy Cận trong tập Lửa thiêng.
b) Các từ ngữ giàu tính gợi cảm (đìu hiu, ngậm ngùi dài, than vãn, cảm thương) cùng với lối xưng hô đặc biệt (chàng) và hàng loạt các thành phần đồng chức năng nêu bật sự đồng điệu giữa người viết (Xuân Diệu) với nhà thơ Huy Cận.
Bài tập 3
Dùng từ không phù bợp với phong cách văn bản chính luận: viết như nói, quá nhiều từng thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: người ta ai mà chẳng, chẳng là gì cả, phát bệnh. 
-GV lần lượt tổ chức cho HS hoàn thành ba bài tập theo các yêu cầu gợi ý ở từng bài. 
Yêu câu HS phát hiện, phân tích và sửa chữa lỗi về câu trong đoạn văn. 
Sau khi HS hoàn thành các bài tập, GV cho các em đọc phần Ghi nhớ trong
SGK
-HS trả lời câu hỏi tổng hợp. Khi tiến hành từng bài tập, có thể thay đổi hình thức làm việc cho giờ học thêm sinh động: làm việc cá nhân rồi thảo luận tập thể, hoạt động theo nhóm và hoạt động tập thể toàn lớp,...
HS dựa vào kiến thức về câu, đặc biệt là chuẩn mực viết câu để phát hiện và phân tích lỗi về câu trong đoạn văn 
II. c¸ch sö dông vµ kÕt hîp c¸c kiÓu c©u trong v¨n nghÞ luËn
Bài tập 1
Đoạn văn (l): Sử dụng toàn câu tường thuật, cấu tạo cơ bản giống nhau: đều là câu chủ động với chủ ngữ là Trọng Thuỷ. Cách diễn đạt này không sao nhưng đơn điệu thiếu sức gởi cảm.
Đoạn văn (2): Sử dụng nhiều kiểu câu: câu tường thuật, câu hỏi tu từ, câu cảm thán. Sử dụng linh hoạt câu ngắn, câu dài.
Như vậy, cách viết câu trong đoạn (2) linh hoạt, uyển chuyển, phù hợp với lập luận và cảm xúc của người viết.
Bài tập 2
Đoạn văn chủ yếu sử dụng kiểu câu miêu tả với những từ ngữ, hình ảnh giàu tính hình tượng. Việc sử dụng kiểu câu này có tác dụng gợi lên ở người đọc những tưởng tượng cụ thể, sinh động về làng quê của nhà thơ Nguyễn Bính, giúp người đọc hiểu hơn “Chân quê” trong thơ của ông. 
Phân tích giá trị câu: Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng. 
+ Câu ngắn gọn hơn nhiều so với câu trước và sau nó, có tác dụng dồn nén thông tin, như một sự khẳng định chắc gọn, dứt khoát.
+ Câu không chủ ngữ nên có giá trị khái quát. Điều chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng không của riêng người viết, không của riêng ai mà cho tất cả mọi người đọc và nghĩ vẻ cảnh làng quê của Nguyễn Bính.
Bài tập 3
Cả hai đoạn văn đều mắc lỗi sử dụng một mô hình câu cho câu đoạn dẫn đến cảm giác nặng nề, đơn điệu, nhàm chán.
	4. Củng cố - Dặn dò: Soạn bài Hồn Trương Ba da hàng thịt (trích)
	5. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 12 Tuan 28.doc