Giáo án Ngữ văn lớp 12 tuần 25

Giáo án Ngữ văn lớp 12 tuần 25

MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN

73,74-

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 - Hiểu được diễn biến tâm lí của các nhân vật, nhất là chị Hoài và ông Bằng trong buổi cúng tất niên chiều ba mươi tết. Từ đó thấy được sự quan sát tinh tế và cảm nhận tinh nhạy của nhà văn về những biến động, đổi thay trong tư tưởng, tâm tí con người Việt Nam giai đoạn XH chuyển mình.

- Trân trọng những giá trị của văn hóa truyền thống.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- Thiết kế bài giảng, SGK, SGV,

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12 tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MùA Lá RụNG TRONG VƯờN
73,74---------------------------------------------------------------------------------------------------
a. mục tiêu cần đạt
 - Hiểu được diễn biến tâm lí của các nhân vật, nhất là chị Hoài và ông Bằng trong buổi cúng tất niên chiều ba mươi tết. Từ đó thấy được sự quan sát tinh tế và cảm nhận tinh nhạy của nhà văn về những biến động, đổi thay trong tư tưởng, tâm tí con người Việt Nam giai đoạn XH chuyển mình.
- Trân trọng những giá trị của văn hóa truyền thống.
B. phương tiện thực hiện
- Thiết kế bài giảng, SGK, SGV, 
c. tiến trình bài dạy
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Vào bài mới:
phương pháp
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Tìm hiểu chung
HS đọc SGK, tóm tắt nét chính.
I. GIớI THIệU chung
1. Tác giả
Ma Văn Kháng, tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, sinh năm 1936, quê gốc ở phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, là người có nhiều đóng góp tích cực cho sự vận động và phát triển nhiều mặt của văn học nghệ thuật. Ông được tặng giải thưởng văn học ASEAN năm 1998 và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
- Tác phẩm chính (SGK)
2. Mùa lá rụng trong vườn 
Tiểu thuyết được tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1986. Thông qua câu chuyện xảy ra trong gia đình ông Bằng, một gia đình nền nếp, luôn giữ gia pháp nay trở nên chao đảo trước những cơn địa chấn tinh thần từ bên ngoài, nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc .
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu giá trị của đoạn trích
1. GV tổ chức cho HS đọc, tóm tắt và tìm hiểu nhân vật chị Hoài. Có thể nêu câu hỏi: 
Anh (chị) có ấn tượng gì về nhân vật chị Hoài? Vì sao mọi người trong gia đình đều yêu quí chị?
HS làm việc cá nhân, trình bày suy nghĩ của mình trước lớp.
II. HƯớNG DẫN ĐọC THÊM
1. Nhân vật chị Hoài
- Chị Hoài mang vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ nông thôn: “người thon gọn trong cái ông lông trần hạt lựu. Chiếc khăn len nâu thắt ôm khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng cười rất tươi”.
- Nét đằm thắm, mặn mà toát lên từ tâm hồn chị, từ tình cảm đôn hậu, từ cách ứng xử, quan hệ với mọi người. Từng là dâu trưởng trong gia đình ông Bằng, bây giờ chị đã có một gia đình riêng với những quan hệ riêng, lo toan riêng, mọi người vẫn nhớ, vẫn quí, vẫn yêu chị. Bởi vì “người phụ nữ tưởng đã cắt hết mối dây liên hệ với gia đình này, vẫn giao cảm, vẫn chia sẻ buồn vui và cùng tham dự cuộc sống của gia đình này” (Biết chuyện cô Phượng đã chuyển công tác, nhận được thư bố chồng cũ, sợ ông buồn nên phải lên ngay”; chu đáo, xởi lởi chuẩn bị quà, hỏi thăm tất cả mọi người lớn, bé; sự thành tâm của chị trước bàn thờ gia tiên chiều 30 tết....). Trong tiềm thức mỗi người “vẫn sống động một chị Hoài đẹp người, đẹp nết”.
- Nhân vật chị Hoài là mẫu người phụ nữ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống quí giá trước những “cơn địa chấn” xã hội.
2. GV tổ chức cho HS tìm hiểu cảnh sum họp gia đình trước giờ cúng tất niên bằng các câu hỏi: 
a) Phân tích diễn biến tâm lí hai nhân vật ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại trước giờ cúng tất niên. 
HS làm việc cá nhân, trình bày suy nghĩ của mình trước lớp
2. Cảnh sum họp trước giờ cúng tất niên
a) Diễn biến tâm lí hai nhân vật ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại:
- Ông Bằng: "nghe thấy xôn xao tin chị Hoài lên", "ông sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khó oà", "giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư, con? . Nỗi vui mừng, xúc động không dấu giếm của ông khi gặp lại người đã từng là con dâu trưởng mà ông rất mực quí mến.
- Chị Hoài: "gần như không chủ động được mình, lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản... kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa". Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trong tiếng nấc "ông!"
- Cảnh gặp gỡ vui mừng nhiễm một nỗi tiếc thương đau buồn, ê nhức cả tim gan.
b) Khung cảnh tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho anh (chị) cảm xúc và suy nghĩ gì về truyền thống văn hoá riêng của dân tộc ta? (GV gợi dẫn: Tìm những chi tiết miêu tả về khung cảnh ngày tết, cử chỉ, lời khấn của ông Bằng trong đoạn văn cuối)
b) Khung cảnh tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ
- Khung cảnh tết: khói hương, mâm cỗ thịnh soạn “vào cái thời buổi đất nước còn nhiều khó khăn sau hơn ba mươi năm chiến tranh....”, mọi người trong gia đình tề tựu, quây quần... Tất cả chuẩn bị chu đáo cho khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều 30 tết.
- Ông Bằng “soát lại hàng khuy áo, chỉnh lại cà vạt, ho khan một tiếng, dịch chân lại trước mặt bàn thờ”. “Thoáng cái, ông Bằng như quên hết xung quanh và bản thể. Dâng lên trong ông cái cảm giác thiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhoà... Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu. Con vẫn vẳng nghe đâu đây lời giáo huấn....”
- Những hình ảnh sống động gieo vào lòng người đọc niềm xúc động rưng rưng, đề rồi “nhập vào dòng xúc động tri ân tiên tổ và những người đã khuất”.
- Bày tỏ lòng tri ân trước tổ tiên, trước những người đã mất trong lễ cúng tất niên - chiều 30 tết, điều đó đã trở thành một nét văn hoá truyền thống đáng trân trọng và tự hào của dân tộc ta. “Quá khứ không cắt rời với hiện tại. Tổ tiên không tách rời với con cháu. Tất cả liên kết một mạch bền chặt thuỷ chung”. Dù cuộc sống hiện đại muôn sự đổi thay cùng sự thay đổi của những cách nghĩ, cách sống, những quan niệm mới, nét đẹp truyền thống văn hóa ấy vẫn đang và rất cần được gìn giữ, trân trọng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
GV hướng dẫn HS tự viết tổng kết.
III. Tổng kết
Tổng kết giá trị đoạn trích dựa trên 2 mặt:
+ Giá trị nội dung tư tưởng.
+ Giá trị nghệ thuật.
4. Rỳt kinh nghiệm - Bổ sung:
..
Một người Hà Nội
 - Nguyễn Khải -
A. Mục tiêu cần đạt
- Cảm nhận được vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà Nội qua hình tượng nhân vật bà Hiền.
- Nắm được một số nét cơ bản trong nghệ thuật văn xuôi của Nguyễn Khải: cách kể chuyện, giọng văn, chất triết lí...
B. Phương tiện thực hiện.
SGK, SGK, SBT Ngữ văn 12; Một số tài liệu tham khảo: thiết kế bài giảng.
Một số tranh ảnh minh hoạ về HN, người HN, tác giả Nguyễn Khải.
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Dựa vào SGK, hãy giới thiệu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chương của nhà văn Nguyễn Khải? nhấn vào sự đổi mới sau 1978.
GV Giới thiệu cho HS: Một người Hà Nội là sự phát hiện bất ngờ về chất kinh kì qua một con người cụ thể, sống động.
GV yêu cầu HS tóm tắt văn bản.
- Định hướng phân tích:
+ Nhân vật trung tâm? Nhìn vào kết cấu văn bản, nhận thấy nhân vật được xây dựng theo trình tự nào? (thời gian) Mốc chính?
+ Song song là nhân vật nào? Quan hệ và vai trò?
(Có thể có hướng khai thác khác)
- Chú ý gì về lai lịch của bà Hiền?
- Trong không khí của cuộc k/chiến chống P, bà vẫn ở lại HN. Vì sao?
Cho thấy điều gì về n/vật bà Hiền?
- Thái độ của nhân vật Tôi?
GV: Tìm những chi tiết về bà Hiền trong giai đoạn hoà bình lập lại?
+ Thái độ của bà Hiền trước niềm vui chiến thắng?
+ Nếp sống nếp sinh hoạt có thay đổi?
+ Cách quản lí gia đình, tính toán làm ăn?
- Từ đó nhận thấy bà Hiền là người như thế nào?
- Nhân vật Tôi đã vỡ lẽ ra nét tính cách nào của nhân vật bà Hiền?
GVH: Trong hoàn cảnh cả nước ra trận, hai con lần lượt ra chiến trường, thái độ của bà Hiền như thế nào?
- Nhận ra thêm nét tính cách nào nữa ở bà Hiền?
- Thái độ của người kể chuyện?
GVH: Sau ngày thống nhất, Hà Nội có thay đổi gì? Thái độ của nhân vật tôi trước sự thay đổi ấy?
- Nếp sinh hoạt, nét tính cách của bà Hiền có thay đổi?
Biểu hiện ?
GVH: Hình ảnh cây si đổ, sống lại trong lời kể của bà Hiền cho thấy điều gì trong suy nghĩ, nhận thức của bà?
GVH: Phát hiện của nhân vật tôi về bà Hiền so với các giai đoạn trước? Thái độ?
- Nét đẹp nhất trong nhân cách bà Hiền là gì?
- Thảo luận nhóm: + Cảm nhận về hình ảnh "hạt bụi vàng"?
+ Nhận xét, suy nghĩ về tính cảm, thái độ của người kể chuyện: "Một người như cô... ánh vàng."
GVH: Qua phân tích, hãy khái quát vẻ đẹp cơ bản của nhân vật bà Hiền?
IV. Củng cố.
1. Hướng dẫn HS giải quyết BTNC: Qua chân dung "một người Hà Nội", Ng Khải đã trình bày quan niệm nghệ thuật của cá nhân ông về con người. Hãy làm rõ quan niệm đó?
2. Hiểu như thế nào về nhan đề "Một người Hà Nội"?
V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Khải (1930 – 2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh tại Hà Nội, đã từng tham gia, rèn luyện, trưởng thành và bắt đầu sự nghiệp văn chương trong quân ngũ.
- Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải chia 2 giai đoạn:
+ 1955 - 1978: quan tâm đến vấn đề chính trị, giọng văn chính luận. Tiêu chí đánh giá con người là tiêu chí đạo đức và chính trị.
+ 1978 - nay: quan tâm nhiều hơn đến số phận cá nhân trong cuộc sống đời thường, giọng triết luận. Tiêu chí đánh giá con người được mở rộng ở các góc độ văn hoá, lịch sử và triết học.
+ Những tác phẩm tiêu biểu: SGK tr 33.
- Cống hiến của ông được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng về văn học nghệ thuật, trong đó có giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000.
2. Tác phẩm Một người Hà Nội
- Sáng tác 1990, gắn với công cuộc đổi mới của đất nước.
- Rút từ tập Hà Nội trong mắt tôi, XB 1995.
II. hướng dẫn đọc thêm
1. Tóm tắt
2. Phân tích. Nhân vật bà Hiền qua câu chuyện của nhân vật Tôi:
Thời gian
Nhân vật bà Hiền - Một người Hà Nội
Nhân vật tôi
- Người kể chuyện
Trước năm 1955
- Lai lịch: người gốc Hà Nội, có nhan sắc, thông minh, gia đình gia giáo, có nền nếp, yêu văn chương.
- Trong kháng chiến chống Pháp: vẫn sống ở Hà Nội. Lí do đơn giản vì không thể rời xa Hà Nội, không thể sinh cơ lập nghiệp ở một vùng đất khác
à Tình yêu Hà Nội, sự gắn bó với Hà Nội.
- Cháu họ xa nhưng là người gắn bó và chứng kiến cuộc đời nhân vật bà Hiền.
à Khiến cho nhân vật tôi nghi ngại.
Hoà bình lập lại
- Bà Hiền tỉnh táo nhận ra niềm vui hơi quá mức và có phần thoả mãn của con người sau chiến thắng vui hơi nhiều và nói cũng hơi nhiều". Bà không bằng lòng với cách bắt chước ngôn ngữ CM không phải lối. Bằng sự từng trải và trầm tĩnh, bà Hiền nói đến sự làm ăn chứ không mãi say sưa trong chiến thắng.
- Mặc dù thời thế đã đổi thay nhưng bà Hiền vẫn giữ vững nếp nhà. Vẫn giữ được nếp sinh hoạt truyền thống của một gia đình có văn hoá, có cách sống đẹp, đường hoàng, sang trọng. Khi các con còn nhỏ, ngồi vào bàn ăn, cô thường chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát, cầm đũa, cách múc canh và cả cách nói chuyện trong bữa ăn. "Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng".
- Cách quản lí gia đình, tính toán làm ăn:
. Chuyện hôn nhân, sinh con, tính toán cho tương lai của con cái.
. Bán một ngôi nhà ở hàng Bún
. Không đồng ý cho chồng mua máy in, thuê người làm.
. Bản thân mở một cửa hàng lưu niệm, tự tay làm ra sản phẩm "hoa làm rất đẹp, bán rất đắt".
. Phê phán thói gia trưởng của người cháu.
à Bản lĩnh, thức thời, khôn ngoan và sắc sảo.
- Phát hiện ra sự từng trải, lịch lãm,bản lĩnh của bà Hiền nhưng vẫn còn những băn khoăn, nghi ngại, không tin cậy.
- Phát hiện ra bà Hiền có "đầu óc thực tế, tính toán trước cả" và "luôn luôn tính đúng", "đã tính là làm, đã làm là không để ý tới những lời đàm tiếu của thiên hạ" àKhâm phục
Trong thời kì k/c chống Mĩ
- Bằng lòng cho hai đứa con đi chiến đấu.
+Vì không muốn con sống bám vào sự hy sinh của bạn bè.
+ Bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết cũng là một cách giết chết nó.
+ Muốn bình đẳng với các bà mẹ khác "hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì" -> là một con người giàu lòng tự trọng, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng -> giải quyết việc nhà việc nước rất hợp lí. à Tình yêu nước biểu lộ chân thực, tự nhiên, không giả tạo.
- "Cô tôi tính toán việc nhà, việc nước đại khái là như thế".
-> Vỡ lẽ ra vẻ đẹp của bà Hiền (thống nhất giữa tình yêu gia đình và tình yêu Tổ quốc).
Đất nước bước vào thời kì kinh tế thị trường.
- Hà Nội giàu hơn, vui hơn, hăm hở buôn bán, lối sống xô bồ.
- Bà Hiền vẫn là "một người Hà Nội của hôm nay, thuần tuý không pha trộn".
- Nơi tiếp khách của bà sau tấm bình phong cao hơn đầu người bằng gỗ chạm suốt mấy chục năm không hề thay đổi.
- Vẫn duy trì những cuộc gặp mặt bạn bè hàng tháng -> cuộc sống xô bồ nhưng vẫn giữ một lối sống sang trọng và thanh lịch.
- Vẫn giữ thói quen chơi hoa thuỷ tiên ngày Tết.
- Kể về chuyện cây si bị đổ lại sống -> niềm tin về quy luật bất diệt của sự sống và sự trường tồn của những giá trị văn hoá truyền thống.
- Bà Hiền là "một hạt bụi vàng của Hà Nội"
-> Một so sánh độc đáo nhằm ca ngợi bản lĩnh, cốt cách của bà Hiền.
- Nói đến hạt bụi, người ta nghĩ đến một vật nhỏ bé, bình thường. Nhưng "hạt bụi vàng" thì dù nhỏ bé nhưng lại có giá trị quý báu.
- Bà Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng trong bà chứa đựng những cái tinh hoa của người Hà Nội.
-> Bản sắc Hà Nội, văn hoá Hà Nội, là chất vàng mười của Hà Nội. Mỏ vàng trầm tích đó được bồi đắp tích tụ từ những hạt bụi vàng như bà Hiền. Bao nhiêu người như bà Hiền sẽ hợp lại thành những ánh vàng chói sáng. ánh vàng ấy là phẩm giá của người Hà Nội, là cái truyền thống, cốt cách của người Hà Nội.
à Hoài nghi, lo âu, không tin họ còn giữ được nét hào hoa, thanh lịch của đất kinh kì.
- Phát hiện ra bà Hiền: "giỏi quá", "khiêm tốn và rộng lượng quá"
à Ngỡ ngàng, thán phục.
- "Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống, chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở một góc phố Hà Nội, hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng.
à Tiếc nuối, lo âu, tin tưởng, tự hào.
à Tha thiết nâng niu và mong muốn nhân lên những nhân cách văn hoá
Kết luận
à Qua thời gian, sự biến thiên của thời thế nhưng bà Hiền vẫn giữ được cốt cách của người Hà Nội, bản lĩnh, tự tin, trung thực và giàu lòng tự trọng.
à Qua thời gian, nhân vật tôi càng ngày càng hiểu dần ra ngày một rõ hơn đầy đủ hơn vẻ đẹp của lối sóng Hà Nội, văn hoá Hà Nội. (Từ hoài nghi, e ngại đến nể phục; từ tò mò đến cảm động, trân trọng).
2. Những đặc sắc nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Đặt nhân vật trong nhiều quan hệ (gia đình, xã hội), nhân vật được soi chiếu trên nhiều bình diện (hôn nhân, nuôi dạy con cái, quản lí gia đình, cách nhìn nhận đối với con người và hiện tượng xung quanh, quan niệm và cách xử thế...).
- Người kể chuyện xưng tôi tăng cảm giác tin cậy cho câu chuyện và tăng tính đối thoại dân chủ với người đọc.
- Ngôn ngữ sắc sảo, giàu tính trí tuệ, uyên bác, giọng văn linh hoạt, đa thanh (lúc lo lắng, chiêm nghiệm, lúc hóm hỉnh, lúc sôi nổi, nhiệt tình...).
- Sử dụng những hình ảnh có tính biểu tượng: hình ảnh cây si, hình ảnh hạt bụi vàng.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật: Nghệ thuật trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật tiêu biểu cho văn phong của Nguyễn Khải.
2. Nội dung:
- Trân trọng và khao khát lưu giữ vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá của người HN, cũng là của con người thời nay trước những biến động dữ dội của thời kinh tế thị trường và hội nhập văn hoá thế giới.
- Cho thấy sự đổi mới trong quan niệm và góc nhìn, chuẩn đánh giá con người.
à Sự vận động của nhà văn Ng Khải và của nền văn học mới.
Thực hành về hàm ý
75-----------------------------------------------------------------------------------------------------
a. mục tiêu cần đạt
- Qua luyện tập thực hành, HS củng cố và nâng cao những kiến thức cơ bản về hàm ý, cách tạo hàm ý, tác dụng của hàm ý trong giao tiếp ngôn ngữ.
- Có kĩ năng lĩnh hội được hàm ý, kĩ năng nói và viết theo cách có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết.
b. phương tiện thực hiện
- Thiết kế bài giảng, SGK, SGV, 
c. tiến trình bài giảng
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Vào bài mới:
phương pháp
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Tổ chức thực hành 
Bài tập 1: Đọc đoạn trích và phân tích theo các câu hỏi (SGK)
a) Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, cầu khẩn ông lí và đáp lại bằng hành động nói như thế nào?
HS làm việc, phát biểu ý kiến.
I. Tổ chức thực hành 
Bài tập 1: 
a) Trong lượt lời mở đầu cuộc thoại, bác Phô gái van xin: “Thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng nữa”. Lời đáp của ông lí mang sắc thái mỉa mai, giễu cợt (ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị). Nếu là cách đáp tường minh phù hợp thì phải là lời chấp nhận sự van xin hoặc từ chối, phủ định sự van xin
b) Lời đáp của ông Lí có hàm ý gì?
HS thảo luận, phát biểu
Bài tập 2: Đọc và phân tích đoạn trích (SGK):
a) Câu hỏi đầu tiên của Từ là hỏi về thời gian hay còn có hàm ý gì khác?
b) Câu nhắc khéo ở lượt lời thứ hai của Từ thực chất có hàm ý nói với Hộ điều gì?
HS thảo luận nhóm, đại diện phát biểu.
b) Lời của ông Lí không đáp ứng trực tiếp hành động van xin của bác Phô mà từ chối một cách gián tiếp. Đồng thời mang sắc thái biểu cảm: bộc lộ quyền uy, thể hiện sự từ chối lời van xin, biểu lộ thái độ mỉa mai, giễu cợt cách suy nghĩ kiểu đàn bà. đ Tính hàm súc của câu có hàm ý
Bài tập 2: 
a) Câu hỏi đầu tiên của Từ: “Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba đây rồi mình nhỉ?”. Không phải chỉ hỏi về thời gian mà thực chất, thông qua đó Từ muốn nhắc khéo chồng nhớ đến ngày đi nhận tiền. (Hàng tháng cứ vào kì đầu tháng thì chồng Từ đều đi nhận tiền nhuận bút ).
b) Câu “nhắc khéo” thứ hai: “Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến...”. Từ không nói trực tiếp đến việc trả tiền nhà. Từ muốn nhắc Hộ đi nhận tiền về để trả các khoản nợ (Chủ ý vi phạm phương châm cách thức)
c) Tác dụng cách nói của Từ
- Từ thể hiện ý muốn của mình thông qua câu hỏi bóng gió về ngày tháng, nhắc khéo đến một sự việc khác có liên quan (người thu tiền nhà)... Cách nói nhẹ nhàng, xa xôi những vẫn đạt được mục đích. Nó tránh được ấn tượng nặng nề, làm dịu đi không khí căng thẳng trong quan hệ vợ chồng khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
Bài tập 3: 
a) Câu trả lời thứ nhất của anh chàng mua kính: 
“Kính tốt thì đọc được chữ rồi” - chứng tỏ anh ta qua niệm kính tốt thì phải giúp cho con người đọc được chữ. Từ đó suy ra, kính không giúp con người đọc được chữ là kính xấu. Anh ta chê mọi cặp kính của nhà hàng là kính xấu. Anh ta chê mọi cặp kính của nhà hàng vì không có cặp kính nào giúp anh ta đọc được chữ.
b) Câu trả lời thứ hai: “Biết chữ thì đã không cần mua kính”. Câu trả lời giúp người đọc xác định được anh ta là người không biết chữ (vì không biết chữ nên mới cần mua kính). Cách trả lời vừa đáp ứng được câu hỏi, vừa giúp anh ta giữ được thể hiện.
Bài tập 3: Phân tích hàm ý trong truyện cười Mua kính 
GV tổ chức hướng dẫn thảo luận. HS thảo luận và phát biểu
Bài tập 4: Chỉ ra lớp nghĩa tường minh và hàm ý của bài thơ Sóng
- Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện có hàm ý thì có tác dụng và hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
HS đọc lại bài thơ, suy nghĩ, phát biểu
Bài tập 4: Lớp nghĩa tường minh và hàm ý của bài thơ Sóng
- Lớp nghĩa tường minh: Cảm nhận và miêu tả hiện tượng sóng biển với những đặc điểm, trạng thái của nó.
- Lớp nghĩa hàm ý: Vẻ đẹp tâm hồn của người thiếu nữ đang yêu: đắm say, nồng nàn, tin yêu
- Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện có hàm ý sẽ tạo nên tính hàm súc, đa nghĩa, biểu đạt cảm xúc, tư tưởng của tác giả một cách tinh tế, sâu sắc.
Bài tập 5: Chọn cách trả lời có hàm ý trong câu hỏi: "Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?
HS thảo luận và đưa ra phương án đúng.
Bài tập 5: Cách trả lời có hàm ý cho câu hỏi: "Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?”
+ Ai mà chẳng thích? 
+ Hàng chất lượng cao đấy! 
+ Xưa cũ như trái đất rồi!
Ví đem vào tập đoạn trường
Thì treo giải nhất chi nhường cho ai?
Hoạt động 2: Tổ chức tổng kết
Bài tập: Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ dùng cách nói có hàm ý trong ngữ cảnh cần thiết mang lại những tác dụng và hiệu quả như thế nào?
HS thảo luận, chọn phương án trả lời đúng 
II. Tổng kết
Tác dụng và hiệu quả của cách nói có hàm ý: 
Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, hàm ý có thể mang lại:
+ Tính hàm súc cho lời nói: lời nói ngắn gọn mà chất chứa nhiều nội dung, ý nghĩa
+ Hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc với người nghe
+ Sự vô can, không phải chịu trách nhiệm của người nói về hàm ý (vì hàm ý là do người nghe suy ra)
+ Tính lịch sự và thể diện tốt đẹp trong giao tiếp bằng ngôn ngữ
4. Rỳt kinh nghiệm - Bổ sung:..

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 12 Tuan 25.doc