Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 74: Một người Hà Nội - Nguyễn Khải

Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 74: Một người Hà Nội - Nguyễn Khải

ĐỌC THÊM

MỘT NGƯỜI HÀ NỘI

 - Nguyễn Khải -

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS :

 1 - Kiến thức:

- Hiểu được nét đẹp của văn hoá “kinh kì” qua cách sống của bà Hiền, một phụ nữ tiêu biểu cho “người Hà Nội”.

- Nhận ra một số đặc điểm nổi bật của phong cách văn xuôi Nguyễn Khải: giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.

 2- Kĩ năng :

 - Biết đọc hiểu và phân tích được nhân vật trong một đoạn trích văn xuôi hiện đại

 3- Giáo dục:

 - Có thái độ trân trọng, nâng niu những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc, biết quý những “ Hạt bụi vàng” con người trong thời kì đổi mới của dân tộc

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2124Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 74: Một người Hà Nội - Nguyễn Khải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Kí duyệt của Tổ Trưởng 
Ngày dạy: ..
Lớp dạy: ..
Người soạn : Trần Nam Chung 
Tiết số:74- ppct
đọc thêm 
Một người hà nội 
 - Nguyễn Khải -
I- Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS :
 1 - Kiến thức: 
- Hiểu được nét đẹp của văn hoá “kinh kì” qua cách sống của bà Hiền, một phụ nữ tiêu biểu cho “người Hà Nội”.
- Nhận ra một số đặc điểm nổi bật của phong cách văn xuôi Nguyễn Khải: giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
 2- Kĩ năng : 
 - Biết đọc hiểu và phân tích được nhân vật trong một đoạn trích văn xuôi hiện đại
 3- Giáo dục: 
 - Có thái độ trân trọng, nâng niu những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc, biết quý những “ Hạt bụi vàng” con người trong thời kì đổi mới của dân tộc 
II- chuẩn bị
 + Thầy giáo: 
- Đọc SGK, SGV, tham khảo tài liệu về Nguyễn Khải 
- Thiết kế giáo án giảng dạy
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp
+ Học sinh : Trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK, chuẩn bị trước khi lên lớp 
iii- Phương pháp sử dụng
- GV sử dụng phối hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phát vấn, gợi mở theo định hướng của SGK, SGV 
Iv - tiến trình lên lớp
 1- GV ổn định tổ chức lớp 
 2- Kiểm tra bài cũ: 
+ Hình thức phát vấn 
 + Nội dung ( tuỳ đặc trưng từng lớp GV nêu câu hỏi phù hợp): Anh (chị) có ấn tượng gì về nhân vật chị Hoài? Vì sao mọi người trong gia đình có những tính cách khác nhau nhưng đều yêu quí chị?
+ Gợi ý : ( GV dựa theo nội dung của mục 1 bài dạy“ Mùa lá rụng trong vườn” để đánh giá)
 3- Bài mới
+ GV dẫn lời vào bài ( tuỳ tình huống và đối tượng, GV có những lời vào bài phù hợp)
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 
Hướng dẫn hs tìm hiểu chung
- GV cho Hs đọc SGK trang 89 , khái quát những ý chính 
- HS làm việc cá nhân
- GV nhấn mạnh thêm 
Hoạt động 2: 
Tổ chức hướng dẫn đọc thêm 
- GV chọn một vài đoạn cho HS đọc diễn cảm trước lớp 
- GV nhận xét 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu theo những định hướng của SGK
(?) Nhận xét về tính cách cô Hiền - nhân vật trung tâm của truyện, đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước? 
- HS chia nhóm thảo luận theo nhóm nhỏ 
- GV theo dõi định hướng, gợi mở 
(?) Thời kì Hoà bình lập lại ở miền Bắc cô Hiền là người như thế nào ?
(?) Trong Thời kì MB đương đầu với chiến tranh phá hoại của Mĩ cô Hiền là người như thế nào ?
(?) Sau chiến thắng mùa xuân 1975 cô Hiền là người như thế nào ?
(?) Vì sao tác giả cho cô Hiền là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội?
- HS suy nghĩ trả lời 
- GV định hướng
+ Hình ảnh hạt bụi vàng mang ý nghĩa gì?
+ Hình ảnh đó nói lên điều gì trong con người nhân vật cô Hiền ?
- GV yêu cầu HS nhận xét về cách so sánh ví von của tác giả ?
- GV cho Hs lần lượt phát biểu cảm nghĩ về các nhân vật tôi, Dũng, người mẹ của Tuất, những thanh niên Hà Nội
- HS lần lượt phát biểu 
- GV nhận xét bổ sung, tổng hợp
(?) Nhân vật tôi là người như thế nào ? dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi xây dựng nhân vật này ?
(?) Nhân vật Dũng, Tuất, và 660 thanh niên HN khác gợi cho anh chị những cảm nhận gì?
(?) Nguyễn Khải muốn nói gì qua những nhân vật tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi” về Hà Nội?
- GV nêu vấn đề để Hs thảo luận trả lời câu hỏi số 3 
(?) Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh có ý nghĩa gì ? 
- HS trao đổi thảo luận 5 phút
- Đại diện trình bày 
- GV nhận xét bổ sung 
- GV yêu cầu HS nhận xét về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải trong tác phẩm.
- Hs lần lượt trình bày 
- GV gợi ý 
(?) Giọng điệu trần thuật cho thấy tác giả là người như thế nào ? tác dụng của giọng điệu trần thuật đó?
(?) Nhân vật của truyện được xây dựng qua những phương diện nào? 
Hoạt động 3: 
Tổ chức tổng kết
- GV yêu cầu HS đánh giá khái quát những giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của đoạn trích
- HS trình bày cá nhân
- GV chốt vấn đề 
4. Củng cố, hướng dẫn, dặn dò
- Gv dặn dò, hướng dẫn Hs 
+ Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm 
+ Chuẩn bị “ Thực hành về hàm ý tiết 2”
 5- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
.
.
.
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả 
- SGK trang 89
- Trước 1975 , sáng tác của Nguyễn Khải tập trung về đời sống nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới và hình tượng người lính trong kháng chiến chống Mĩ 
- Sau năm 1975, sáng tác của ông đề cập đến nhiều vấn đề xã hội- chính trị có tính thời sự và đặc biệt quan tâm đến tính cách, tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống
2. Tác phẩm
Một người Hà Nội in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải (1990). Truyện đã thể hiện những khám phá, phát hiện của Nguyễn Khải về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động thăng trầm của đất nước.
II. hướng dẫn đọc thêm 
Câu 1: Nhân vật cô Hiền 
- Cô Hiền cũng như những người Hà Nội khác, cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều biến động thăng trầm nhưng vẫn giữ được cái cốt cách người Hà Nội.
+ Sống thẳng thắn, chân thành
+ Không giấu giếm quan điểm, thái độ của mình với mọi hiện tượng xung quanh.
- Suy nghĩ và cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước.
 * Hoà bình lập lại ở miền Bắc
+ Cô Hiền nói về niềm vui và cả những cái có phần máy móc, cực đoan của cuộc sống xung quanh: “vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều”, theo cô “chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá” ....
+ Cô tính toán mọi việc trước sau rất khôn khéo và “đã tính là làm, đã làm là không để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ”...
* Thời kì MB đương đầu với chiến tranh phá hoại của Mĩ. 
+ Cô Hiền dạy con cách sống “biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống đúng với bản chất người Hà Nội. 
* Sau chiến thắng mùa xuân 1975
+ Cô Hiền vẫn là “một người Hà nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn
+ Tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. 
à Cô Hiền là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội
- Hạt bụi- vật nhỏ bé, tầm thường. Hạt bụi vàng thì dù nhỏ bé nhưng có giá trị quí báu. 
- Cô Hiền thấm sâu những cái tinh hoa trong bản chất người Hà Nội. Bao nhiêu hạt bụi vàng, bao nhiêu người như cô Hiền sẽ hợp lại thành những “áng vàng” chói sáng. áng vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, là cái truyền thống cốt cách người Hà Nội.
- Một so sánh độc đáo nằm trong mạch trữ tình ngoại đề của người kể chuyện. Bản sắc Hà Nội, văn hoá Hà Nội là chất vàng 10 là mỏ vàng trầm tích được bồi đắp, tính tu từ biết bao hạt bụi vàng như là Hiền
Câu 2: Nhân vật tôi, Dũng, người mẹ của Tuất, những thanh niên Hà Nội
* Nhân vật "tôi" 
- Một người đã chứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc. 
- Có những quan sát tinh tế, cảm nhận nhạy bén, sắc sảo, đặc bịêt là về nhân vật cô Hiền, về Hà Nội và người Hà Nội. 
- Một con người gắn bó thiết tha với vận mệnh đất nước, trân trọng những giá trị văn hoá của dân tộc. 
à Nhân vật “tôi” mang hình bóng Nguyễn Khải, là người kể chuyện, một sáng tạo nghệ thuật sắc nét đem đến cho tác phẩm một điểm nhìn trần thuật chân thật khách quan và đúng đắn, sâu sắc.
* Nhân vật Dũng- con trai đầu của cô Hiền. 
- Sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống
 “ đẹp” lên đường hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất nước. 
à Dũng, Tuất và tất cả những chàng trai Hà Nội khác đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà Nội, phẩm giá cao đẹp của con người Việt Nam.
* Những nhân vật tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi” về Hà Nội.
 - Đó là những “hạt sạn của Hà Nội”, làm mờ đi nét đẹp tế nhị, thanh lịch của người Tràng An.
à Cuộc sống của người Hà Nội nay cần phải làm rất nhiều điểm để giữ gìn và phát huy cái đẹp trong tính cách người Hà Nội.
Câu 3: ý nghĩa của hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh
- Hình ảnh ... nói lên qui luật bất diệt của sự sống. Quy luật này được khẳng định bằng niềm tin của con người thành phố đã kiên trì cứu sống được cây si. 
- Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: Hà Nội có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hoá đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn đất nước.
Câu 4 : Nghệ thuật đặc sắc của truyện 
* Giọng điệu trần thuật: 
- Trải đời, vừa tự nhiên, dân dã 
- Trĩu nặng suy tư
- Giàu chất khái quát, triết lí
- Đậm tính đa thanh. 
 à Giọng điệu trần thuật đã làm cho truyện ngắn đậm đặc chất tự sự rất đời thường mà hiện đại.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và các nhân vật khác để các nhân vật bộc lộ 
- Ngôn ngữ nhân vật góp phần quan trọng trong việc khắc hoạ tính cách 
__________________________________
“Muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay, cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, cuộc sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải”- Vương Trí Nhàn 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot nguoi ha noi.doc