I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Các thể thơ VN chia làm ba nhóm: truyền thống (lục bát, song thất lục bát, hát nói), Đường luật (ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt và bát cú), hiện đại (năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ – văn xuôi, ).
- Vai trò của tiếng trong luật thơ; luật thơ trong các thể thơ lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn.
- Sự khác biệt và tiếp nối trong luật thơ hiện đại và trung đại.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết và phân tích luật thơ ở một bài thơ cụ thể: lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn
- Nhận ra sự khác biệt và tiếp nối của thơ hiện đại so với thơ truyền thống.
- Cảm thụ được một bài thơ theo những đặc trưng của luật thơ.
3. Thái độ
- Yêu thích
4. Nội dung tích hợp
II. CHUẨN BỊ
5. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo viên.
- Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo hướng dẫn bài học.
Ngày soạn: 6/10/2018 Ngày dạy: 9/10/2018 T2-C2.................................................................................... 10/10/2018 T1-C3..................................................................................... Điều chỉnh:............................................. Tiết: 23- 24 LUẬT THƠ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Các thể thơ VN chia làm ba nhóm: truyền thống (lục bát, song thất lục bát, hát nói), Đường luật (ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt và bát cú), hiện đại (năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ – văn xuôi,). - Vai trò của tiếng trong luật thơ; luật thơ trong các thể thơ lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn. - Sự khác biệt và tiếp nối trong luật thơ hiện đại và trung đại. 2. Kỹ năng: - Nhận biết và phân tích luật thơ ở một bài thơ cụ thể: lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn - Nhận ra sự khác biệt và tiếp nối của thơ hiện đại so với thơ truyền thống. - Cảm thụ được một bài thơ theo những đặc trưng của luật thơ. 3. Thái độ - Yêu thích 4. Nội dung tích hợp II. CHUẨN BỊ 5. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo viên... - Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo hướng dẫn bài học. III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’) B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 65p Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục I:10’ TT1: GV gợi dẫn để HS nhớ lại những bài thơ đã được học về 3 nhóm thể loại khác nhau. TT2: Dựa vào SGK nêu khái niệm luật thơ. TT3: Nêu các thể thơ được sử dụng trong văn chương Việt Nam? TT4: Luật thơ hình thành trên cơ sở nào? * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục II:20’ TT1: GV cho học sinh xem một bài thơ lục bát: “Trăm năm/ trong cõi/ người ta. Chữ tài/ chữ mệnh/ khéo là /ghét nhau. Trải qua/ một cuộc /bể dâu. Những điều/ trông thấy/ mà đau/ đớn lòng.” TT2: Gọi hs đọc, nhận xét cách đọc, cho hs nhận xét về số tiếng trong câu, hiệp vần, nhịp, hài thanh TT3: GV cho hs rút ra luật thơ của thể song thất lục bát qua 4 dòng thơ sau: “ Ngòi đầu cầu/ nước trong như lọc, Đường bên cầu/ cỏ mọc còn non. Đưa chàng/ lòng dặc/ dặc buồn, Bộ khôn/ bằng ngựa, thủy khôn/ bằng thuyền” TT4: GV cho hs tự rút ra luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt qua bài thơ sau: ÔNG PHỖNG ĐÁ Ông đứng làm chi/ đó hỡi ông? Trơ trơ như đá/, vững như đồng Đêm ngày gìn giữ/ cho ai đó? Non nước đầy vơi/ có biết không? TT5: GV cho hs tự rút ra luật thơ của thể thất ngôn bát cú qua bài thơ sau: QUA ĐÈO NGANG Bước tới Đèo Ngang/ bóng xế tà Cỏ cây chen đá/, lá chen hoa Lom khom dưới núi/, tiều vài chú, Lác đác bên sông/, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng/, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng/ cái gia gia. Dừng chân đứng lại/, trời, non, nước, Môt mảnh tình riêng/, ta với ta TT6: Nêu hiểu biết về một số thể thơ hiện đại - Yêu cầu HS cho biết nguồn gốc của bài thơ I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƠ. 1. Luật thơ: a. Khái niệm luật thơ: Là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp.. trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định. b. Các thể thơ Việt Nam: - Các thể thơ dân tộc - Các thể thơ Đường luật - Các thể thơ hiện đại 2. Vai trò của “tiếng” trong thơ: - Là căn cứ để xác lập thể thơ - Là căn cứ để ngắt nhịp trong thơ - Thanh của “tiếng” là căn cứ để xác định luật bằng B trắc T -> tạo nhạc điệu cho thơ. - Vần của “tiếng” là căn cứ để hiệp vần thơ: vị trí hiệp vần là yếu tố quan trọng xác định luật thơ. => Số “tiếng” và các đặc điểm của “tiếng” về cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp... là các nhân tố cấu thành luật thơ. II. MỘT SỐ THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG 1 1. Thơ lục bát: - Số tiếng: Mỗi cặp lục bát có 2 dòng : Dòng lục(6 tiếng) và dòng bát( 8 tiếng) - Hiệp vần: Vần chân và vần lưng. - Ngắt nhịp: Nhịp chẵn 2/2/2 - Hài thanh:Có sự đối xứng luân phiên B-T-B ở các tiếng thư 2,4,6 trong dòng thơ; đối lập âm vực trầm bỗng ở tiếng thư 6 và thư 8 dòng bát 2.Thơ song thất lục bát - Số tiếng: Cặp song thất ( 7 tiếng) và cặp lục bát (6,8 Tiếng) luân phiên kế tiếp trong bài - Hiệp vần: ( lọc- mọc, buồn- khôn) . Cặp song thất có vần trắc . Cặp lục bát có vần bằng. . Giữa cặp sông thất và cặp lục bát có vần liền ( non- buồn ) - Hài thanh: Cặp song thất có thể lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, nhưng không bắt buộc. Cặp lục bát có sự đối xứng B-T chặt chẽ như ở thể lục bát - Ngắt nhịp: Nhịp ¾ ở câu thất và nhịp 2/2/2 ở câu lục bát. 3. Các thể thơ ngũ ngôn Đường luật: - Có 2 thể chính: Ngũ ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn bát cú - Số tiếng 5 hoặc 8, có 4 hoặc 8 dòng - Gieo vần : Vần chân, độc vận. - Ngắt nhịp : Lẻ 2/3 - Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc B-B, T-T ở tiếng thứ 2 và 4 4. Các thể thơ thất ngôn Đường luật: - Có 2 thể chính: Thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú Đường luật. a/ Thất ngôn tứ tuyệt: Số tiếng: 7 tiếng/ 4 dòng - Vần: Vần chân, độc vận, vần cách Nhịp 4/3 Hài thanh: Mô hình SGK b/ Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: Số tiếng: 7 tiếng/ 8 dòng ( 4 phần: Đề, thực, luận, kết) Vần: Vần chân, độc vận nhịp 4/3 Hài thanh: Mô hình SGK Niêm luật chặt chẽ: + Luật : Luật B vần B Luật T vần B ( Căn cú tiếng thư 2 câi phá đề) + Niêm ( dính) Ở các dòng thơ: 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 ( Nhất tam ngũ bất luận. Nhị tứ lục phân minh) III. CÁC THỂ THƠ HIỆN ĐẠI - Thơ 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi. - Vừa có sự tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống vừa có sự cách tân. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 20p + Bài tập 1: ( Trang 107) a. Gieo vần: - Nguyệt- mịt ( Vần T) - Tay- ngày ( Vần B) - Mây – Tay Ngắt nhịp: - Hai câu thất: Nhip ¾ - Hai câu lục bát : Nhịp chẵn 2/2/2 Hài thanh: Tiếng thứ 3 ở cặp thất thanh B. Cặp lục bát các tiếng 2,4 6 : B-T-B ... b. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt : Các yếu tố số tiếng , vần, ngắt nhịp theo đúng luật thơ + Bài tập 1: ( Trang 127) - Bài thơ : Sóng của Xuân Quỳnh viết theo luật thơ hiện đại. . Số tiếng: 5 tiếng . Gieo vần: Vần T, vần B, gián cách . Hài thanh: Hài hoà theo nhịp những con sóng + Bài tập 2/ 107 . Số tiếng : & tiếng . Ngắt nhịp : Linh hoạt . Hài thanh : Câu 2 Hầu hết thanh T Câu 4 Hầu hết thanh B . Gieo vần : B, liên tiếp , gián cách + Bài tập 3: Bài Mời trầu ( HXH) T B B T T B Bv B T B B T T Bv T T B B B T T B B B T T B Bv + Bài tập 4: Khổ thơ trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận . Số tiếng : 7 tiếng ( Thất ngôn) . Ngắt nhịp 4/3 . Vần : Chân gieo ở câu 2,4, hiệp vần cách . Hài thanh: Các tiếng 2,4 6, có thanh đối xứng luân phiên D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG xác định thể thơ, ngăt nhịp, hài thanh bằng mô hình bài thơ: Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Đã kiểm tra//2018 Lường Thị Hây
Tài liệu đính kèm: