I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Mục đích yêu cầu của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Cách thức triển khai về một bài nghị luận về một tác phẩm thơ.
2. Kỹ năng:
- Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
3. Thái độ:
- Nghiêm túc
4. Nội dung tích hợp
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo viên.
- Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo hướng dẫn bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)
Bài hát tập thể
Ngày soạn: 30/9/2018 Ngày dạy: 410/2018 T3-C2....................................................................................... 4/10/2018 T1-C3....................................................................................... Điều chỉnh:............................................. Tiết 21 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Mục đích yêu cầu của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Cách thức triển khai về một bài nghị luận về một tác phẩm thơ. 2. Kỹ năng: - Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ 3. Thái độ: - Nghiêm túc 4. Nội dung tích hợp II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo viên... - Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo hướng dẫn bài học. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’) Bài hát tập thể B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 35p Câu I: dựa vào đề bài phần 1 sgk trang 20 hs trả lời những câu hỏi sau: câu 1: Phần a tìm hiểu đề : câu thơ của Tố hữu nêu lên vấn đề gì câu 2: Dựa vào phân b cho biết một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý gồm mấy phần? là những phần nào? câu 3: Dựa vào phần b cho biết các phần trong bài văn gồm mấy ý? câu 4: Đề bài trên cần sử dụng những thao tác lập luận gì? câu 5: Đề bài cần sử dụng trong lĩnh vực cuộc sống hay trong văn học? lấy 1 số ví dụ ? Câu II: cho biết cách làm bài nghị luận về 1tư tưởng, đạo lý? Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nghị luận về một bài thơ: * HS đọc đề 1 trong SGK và trả lời: - Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? -> những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Bức tranh thiên nhiên được miêu tả như thế nào? -> cảnh đêm trăng núi rừng về khuya rất đẹp đẽ, thơ mộng. - Nhân vật trữ tình trong bài thơ có khác gì hình ảnh các ẩn sĩ trong thơ cổ? -> ẩn sĩ; trong bài thơ: là một chiến sĩ cách mạng lo nước, thương dân. - GV: chất cổ điển và hiện đại của bài thơ? * GV cho HS xem bảng phụ bàn ý, về lập dàn bài. - Từ việc tìm hiểu ví dụ trên, Giáo viên dẫn dắt cho học sinh rút ra kết luận chung về các bước làm bài: HĐ2: - Cho học sinh đọc đề 2, thảo luận theo câu hỏi SGK: - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Xuất xứ đoạn thơ? -> Tháng 10- 1954: cuộc kháng chiến chống Pháp thành công. - Khí thế cuộc kháng chiến được miêu tả như thế nào? ->Nhiều lực lượng tham gia kháng chiến: bộ đội hành quân, dân công tiếp viện, đoàn xe ô tô quân sựCon đường hành quân sôi nổi, náo nức. - Chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật? -> Các biện pháp tu từ, so sánh, trùng điệp.Từ láy tượng hình, tượng thanh; Hình ảnh thơ sinh động, gợi cảm.. * Giống như VD1 HS về nhà hoàn chỉnh thành dàn ý - GV gợi ý cho HS phát biểu các bước tiến hành như mục I và một số lưu ý về sự khác nhau. HĐ3 Hướng dẫn HS chốt lại phần ghi nhớ làm phần luyện tập: - HS đọc phần ghi nhớ và làm bài. GV gọi đại diện trình bày, nhận xét. I. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ: 1. Tìm hiểu đề bài: a. Tìm hiểu đề: - Hoàn cảnh ra đời. - Giá trị nội dung: +Bức tranh thiên nhiên thơ mộng tuyệt đẹp. +Tâm trạng chủ thể trữ tình: một chiến sĩ cách mạng nặng lòng lo nỗi nước nhà. - Giá trị nghệ thuật: bài thơ vừa đậm chất cổ điển vừa mang tính hiện đại. b. Lập dàn ý: *Mở bài: Bài thơ ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. *Thân bài: - Bức tranh thiên nhiên: - Hình ảnh chủ thể trữ tình: - Chất cổ điển hoà quyện với chất hiện đại: +Yếu tố cổ điển: thể thơ Đường luật, thi liệu. +Yếu tố hiện đại: Hình ảnh nhân vật trữ tình: Lo nỗi nước nhà, sự phá cách trong hai câu cuối. - Nhận định về giá trị nội dung và nghệ thuật : *Kết bài: - Bài thơ thể hiện sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sĩ. - Là một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ ca thời chống Pháp. 2.Các bước làm bài nghị lụân về một bài thơ: - Bước 1: Đọc kĩ, cảm nhận chung về tác phẩm: bài thơ nói về vấn đề gì? Tình cảm của tác giả như thế nào? - Bước 2: Tìm hiểu sâu tác phẩm ở 2 phương diện: nội dung và nghệ thuật ( chú ý phân tích từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu) - Bước 3: Lập dàn ý theo các luận điểm đã tìm được. - Bước 4: Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn II.NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ: 1.Tìm hiểu đề bài: a.Tìm hiểu đề: - Hoàn cảnh ra đời bài thơ - Khí thế chiến đấu hào hùng, sôi động - Cách sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện. b.Lập dàn ý: *Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, xuất xứ đoạn thơ. *Thân bài; - 8 câu đầu: Quang cảnh chiến đấu sôi động ở Việt Bắc: - 4 câu sau: Nhớ lại niềm vui khi tin chiến thắng của mọi miền đất nước tiếp nối báo về. - Nghệ thuật: tác giả điêu luyện trong việc sử dụng thể thơ lục bát: - Nhận định chung: một đoạn thơ hay, nội dung và nghệ thuật đậm chất sử thi. *Kết bài: Đoạn thơ thể hiện không khí cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta một cách cụ thể và sinh động. 2. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ: - Các bước tiến hành tương tự như nghị lụân một bài thơ. - Lưu ý thêm : + Vị trí đoạn thơ. + Ý nghĩa đoạn thơ (chú ý đặt đoạn trong chỉnh thể cả tác phẩm) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1.Bài tập trang 86 sgk. - Vị trí đoạn trích: đoạn cuói bài thơ. - Nội dung: + Cảnh chiều đẹp nhưng buồn. + Tâm trạng nhớ quê của tác giả. - Nghệ thuật: hình ảnh đối lập, gợi cảm, âm điệu, tứ thơ D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Đề 1: phân tích 14 câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Viết mở bài, kết bài Đã kiểm tra//2018 Lường Thị Hây
Tài liệu đính kèm: