Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 19, 20: Tây tiến - Quang Dũng

Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 19, 20: Tây tiến - Quang Dũng

A. Kết quả cần đạt:

- Về kiến thức: Giúp HS cảm nhận được

 + Vẻ đẹp riêng của thiên nhiên miền Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ.

 + Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: Bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.

- Về kĩ năng: HS rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích thơ.

- Giáo dục tư tưởng: Tự hào về hình ảnh người lính Tây Tiến.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.

 + Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp, diễn giảng.

- Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà

C. Nội dung, tiến trình giờ dạy:

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3136Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 19, 20: Tây tiến - Quang Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...
Ngày dạy: .
TÂY TIẾN
Quang Dũng
Tuần: 7
Tiết: 19, 20
A. Kết quả cần đạt:
Về kiến thức: Giúp HS cảm nhận được
 + Vẻ đẹp riêng của thiên nhiên miền Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ.
 + Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: Bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.
- Về kĩ năng: HS rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích thơ.
- Giáo dục tư tưởng: Tự hào về hình ảnh người lính Tây Tiến.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.
 + Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp, diễn giảng.
Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà
C. Nội dung, tiến trình giờ dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Giới thiệu HCST và mục đích sáng tác bản “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003” (Côphiannan)?
- Qua bản “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003”, Côphiannan muốn gởi gắm đến chúng ta điều gì?
- Hãy nêu tình hình văn kiện trong bản thông điệp.
Hoạt động 2: Giới thiệu vào bài.
(Liên hệ bài khái quát + thơ văn kháng chiến, GV giới thiệu)
Hoạt động 3:Hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn
- Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Quang Dũng?
- Giới thiệu HCST bài thơ “Tây Tiến”
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
- GV nhận xét, đọc diễn cảm.
- Theo văn bản, bài thơ có bốn đoạn. Hãy nêu ý chính mỗi đoạn.
- Chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn.
- Nhận xét, chốt lại ý chính
- Lời vào: Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ là một nỗi nhớ da diết, bao trùm lên cả không gian và thời gian.
- Tìm hai câu thơ trực tiếp bộc lộ tâm trạng của tác giả?
- Hãy xác định thủ pháp nghệ thuật được tạo dựng trong câu thơ trên? Phân tích giá trị biểu đạt, biểu cảm của chúng?
- Nhận xét, bình từ láy “chơi vơi” (trong “nhớ chơi vơi”).
- Tìm những từ ngữ chỉ địa danh ở Tây Bắc?
- Trình bày liên tưởng của em về câu thơ “Sài Khaotrong đêm hơi”?
- Thủ pháp nghệ thuật được tạo dựng trong 3 câu thơ đầu? Phân tích giá trị biểu đạt, biểu cảm của chúng?
- Nhận xét giọng thơ ở câu “Nhà ai Pha Luôngxa khơi”?
- Nghệ thuật được Quang Dũng tạo dựng trong câu “Anh bạnbỏ quên đời”?
- Dùng nghệ thuật tả thực hai câu thơ cho ta thấy người lính Tây Tiến phải đối diện với mối nguy hiểm nào?
- Chuyển ý.
- Nhắc lại nội dung chính của đoạn thơ?
- Chuyển ý, dẫn vào, đọc diễn cảm đoạn 3.
- Phân nhóm, đưa ra yêu cầu:
 + Nhóm 1: Phân tích diện mạo người lính Tây Tiến.
 + Nhóm 2: Phân tích tinh thần chiến đấu.
 + Nhóm 3: Phân tích tâm hồn.
 + Nhóm 4: Phân tích sự hy sinh.
- Nhận xét, giảng bổ sung.
- Dẫn chứng bổ sung:
 “Anh với tôiướt mồ hôi”
“Giọt mồ hôi rơi trên áo anh vàng nghệ”
- GV nhận xét.
- Dẫn chứng bổ sung:
“Tan quân tì hổ khí thôn ngưu”
- Gv nhận xét, giảng.
- Dẫn chứng bổ sung:
“Những đêm dàingười yêu”
- Gv nhận xét.
- Cảm nhận chung (khái quát) về chân dung người lính Tây Tiến?
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS củng cố, tổng kết
- Nhắc lại những nội dung chính trong bài thơ “Tây Tiến”?
- Những câu thơ nào trong bài thơ gây ấn tượng mạnh với em? Vì sao?
- Hãy xác định chủ đề đoạn trích?
- Dẫn chứng bổ sung:
“Hoan hôhai mươi”
“Ta sẵn sàngtất cả”
Hoạt động 6: Dặn dò	
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- HS đọc nhanh tiểu dẫn
- Dựa vào tiểu dẫn, HS giới thiệu.
- Dựa vào tiểu dẫn, HS giới thiệu.
- HS đọc diễn cảm bài thơ.
- Dựa vào văn bản thơ, HS nêu ý chính.
- Dựa vào văn bản, xác định mạch cảm xúc.
- Dựa vào đoạn thơ, HS xác định.
- Dựa vào câu thơ, HS xác định.
- Phân tích giá trị biểu đạt, biểu cảm theo suy nghĩ riêng.
- Dựa vào đoạn thơ, HS xác định từ chỉ địa danh.
- Trình bày liên tưởng của bản thân.
- Dựa vào câu thơ HS xác định.
- Dựa vào câu thơ HS xác định nội dung.
- Học sinh đọc diễn cảm đoạn 2.
- Học sinh làm việc nhóm trong 5 phút.
- Học sinh nhóm 1 trình bày
- Một HS nhóm 2 trình bày.
- HS nhóm 3 trình bày.
- HS nhóm 4 trình bày.
- Từ ngữ liệu phân tích, HS trình bày cảm nhận.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả Quang Dũng:
- Tên thật là Bùi Đỉnh Diệm (1921 – 1988), quê ở tỉnh Hà Tây.
- Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.
- Hồn thơ Quang Dũng phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa.
* Tác phẩm chính: “Mây đầu ô”, thơ văn Quang Dũng.
 2. Hoàn cảnh sáng tác:
Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở thượng Lào cũng như miền tây Bắc bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Điều kiện chiến đấu của người lính Tây Tiến rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn. Đặc biệt, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.
Quang Dũng là đại đội trưởng ở đoàn quân Tây Tiến. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, nhớ đơn vị cũ nhà thơ viết bài thơ Tây Tiến tại Phù Lưu Chanh.
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Đoạn 1: Nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.
* Sông Mãchơi vơi”
Giọng tha thiết + câu cảm + từ láy “chơi vơi” (gợi hình, cụ thể hóa cái trừu tượng) + điệp từ “nhớ”.
Š Nỗi nhớ mênh mông.
Š Sự hụt hẫng, trống vắng trong lòng.
* “Sài Khaonếp xôi”
Nghệ thuật liệt kê địa danh (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịt, Mai Châu): Những tên đất lạ, gợi lên những vùng đất xa xôi, hẻo lánh.
- “Sài Khaotrong đêm hơi”
 + Tả thực: sương mù dày đặc, lạnh lẽo.
 + Từ gợi tả “đêm hơi”: sương khói mờ ảo, cánh hoa rừng lung linh khoe sắc Š cảnh nên thơ, lãng mạn.
- “Dốc lên khúc khuỷungửi trời”
 + Điệp từ “dốc” + từ ngữ giàu giá trị tạo hình (khúc khuỷu, thăm thẳm, súng ngửi trời, cồ mây) gợi độ dốc, độ cao, độ sâu Š Đường hành quân đầy khó khăn, hiểm trở.
à Thiên nhiên Tây Bắc hoang vu dữ dội.
 + “Nhà ai Pha Luôngxa khơi”: Toàn thanh bằng, giọng thơ êm ái, nhẹ nhàng. Nhìn ra xa thấp thoáng những mái nhà chìm trong mưa rừng làm ấm lòng chiến sĩ đang băng rừng vượt núi.
è Đoạn thơ có giá trị tạo hình: Rừng núi Tây Bắc hoang vu dữ dội. Ca ngợi đoàn quân Tây Tiến anh hùng vượt qua thử thách.
- “Anh bạnbỏ quên đời”: Hy sinh vì thiên nhiên khắc nghiệt nhẹ nhàng như đi vào giấc ngủ.
- “Chiều chiều oai linhtrêu người”: Tả thực Š Người lính Tây Tiến phải đương đầu với “rừng thiêng cọp dữ”.
- “Nhớ ơi!...nếp xôi”
Sử dụng câu cảm: Kỉ niệm ngọt ngào êm đềm của người lính chiến, hương vị “cơm nóng nếp xôi” là hương vị của tình quân dân gắn bó.
è Đường hành quân gian lao mà anh dũng, đầy mất mát mà vẫn dạt dào niềm vui.
 2. Đoạn 2: Nỗi nhớ về những đêm liên hoan quân dân và sông nước Tây Bắc thơ mộng.
 a). Đêm liên hoan quân dân:
“Doanh trạihồn thơ”
* Tả thực: “Hội đuốc hoa” Š đốt đuốc vui hội Š cách nói đùa tinh nghịch của người lính (lễ cưới).
* Động từ “bừng” (bừng lên) Š ánh đuốc bừng sáng trong đêm Š Kỉ niệm “bừng dậy” trong tâm hồn.
* Hình ảnh cô gái lộng lẩy trong ý phao cổ truyền, dịu dàng, e ấp nhưng đấy quyến rũ.
* Người lính Tây Tiến đang say sưa thả hồn theo điệu nhạc.
à Kỉ niệm vui tươi, ấm áp của tình quân dân.
 b). Cảnh sông nước Tây Bắc
“Ai lên Châu Mộcđung đưa”
- Hình ảnh con người hiên ngan lướt sóng bằng thuyền độc mộc.
- Sông nước Tây Bắc vào buổi chiều sương giăng phủ, hoa lau phất phơ Š Cảnh thơ mộng, huyền ảo.
 3. Đoạn 3: Nỗi nhớ về chân dung người lính Tây Tiến:
 a). Diện mạo:
- Hình ảnh “Đoàn quân không mọc tóc” (tả thực): Do rừng thiêng nước độc, bệnh sốt rét hoành hành làm rụng tóc.
à Chủ trương chiến đấu của đoàn quân Tây Tiến: Ngoại hình dữ dằn, oai phong.
- Bút pháp tả thực: Hình ảnh :”quân xanh màu lá”: Màu da xanh xao do bệnh tật.
à Màu xanh trang phục lá ngụy trang.
 b). Tinh thần chiến đấu:
Nghệ thuật ẩn dụ “dữ oai hùm”: Tinh thần chiến đấu dữ dội, oai hùng.
 c). Tâm hồn lãng mãn:
“Mắt trừngkiều thơm”
- Mơ Hà Nội: Quê hương, xứ sở.
- Mơ “dáng kiều thơm”: mơ về thiếu nữ Hà Nội đẹp “sắc nước hương trời”
à Miêu tả chân thực tâm lý người chiến sĩ lắm mộng mơ, nhiều tình cảm.
 d). Sự hy sinh:
“Rải rácđộc hành”
* “Rải rácviễn xứ”
Từ láy “rải rác” + từ hoán vị (biên cương, viễn xứ): Biết bao chiến sĩ đã nằm xuống dọc đường biên giới.
à Gợi nỗi buồn về cái chết xa quê cha đất tổ.
* “Áo bàođộc hành”
- Bút pháp thả thực: Áo mặc chiến đấu trở thành áo tẩm liệm thi hài tử sĩ.
- Nói giảm: Không ra đi mà “trở về” với đất mẹ thân thương, hội tụ với tổ tiên.
- Nghệ thuật nhân hóa, điển tích: Thiên nhiên cất lên tiếng nhạc trầm hùng tiễn đưa người lính ra đi vĩnh viễn.
à Mạnh dạn miêu tả sự nghiệt ngã của chiến tranh (bi tráng).
è Đoàn quân Tây Tiến hào hùng và cũng rất đỗi hào hoa, được miêu tả bằng bút pháp lãng mạn và tinh thần bi tráng.
 4. Lời thề quyết tử:
“Tây Tiếnchẳng về xuôi”
Từ phủ định “không hẹn ước”, “chẳng về xuôi”: Tinh thần một đi không trở lại Š Lời thề “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” Š Hào khí dân tộc thời đại đánh Pháp.
III.Tổng kết:
 1. Chủ đề:
Qua nỗi nhớ tha thiết của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến, tác phẩm ca ngợi phẩm chất anh hùng, tinh thần yêu nước của người chiến sĩ Tây Tiến: Sẵn sàng xông pha vào nơi gian khổ, chấp nhận hy sinh vì lí tưởng.
 2. Nghệ thuật:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 19-20.doc