I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Khái niệm ngôn ngữ khoa học dùng trong văn bản khoa học, trong phạm vi giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học.
- Ba loại văn bản khoa học: chuyên sâu, giáo khoa, phổ cập.
- Ba đặc trưng: tính trừu tượng, khái quát; tính lí trí, logic; tính khách quan, phi cá thể.
- Đặc điểm chủ yếu về phương tiện ngôn ngữ: hệ thống thuật ngữ, câu văn chặt chẽ
2. Kỹ năng:
- Lĩnh hội và phân tích những văn bản phù hợp với khả năng của HS THPT.
- Xây dựng văn bản khoa học: Xây dựng luận điểm, đề cương, đặt câu, dựng đoạn
- Phát hiện và sửa chữa trong văn bản khoa học.
3. Thái độ
- Nghiêm túc
4. Nội dung tích hợp
II. CHUẢN BỊ
. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo viên.
- Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo hướng dẫn bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ngày soạn: 15/9/2018 Ngày dạy: 16/9/2018 T2-C2.......................................................................................... 18/9/2018 T1-C3........................................................................................... Điều chỉnh:............................................. Tiết: 12--13 PHONG CÁNH NGÔN NGỮ KHOA HỌC I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Khái niệm ngôn ngữ khoa học dùng trong văn bản khoa học, trong phạm vi giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học. - Ba loại văn bản khoa học: chuyên sâu, giáo khoa, phổ cập. - Ba đặc trưng: tính trừu tượng, khái quát; tính lí trí, logic; tính khách quan, phi cá thể. - Đặc điểm chủ yếu về phương tiện ngôn ngữ: hệ thống thuật ngữ, câu văn chặt chẽ 2. Kỹ năng: - Lĩnh hội và phân tích những văn bản phù hợp với khả năng của HS THPT. - Xây dựng văn bản khoa học: Xây dựng luận điểm, đề cương, đặt câu, dựng đoạn - Phát hiện và sửa chữa trong văn bản khoa học. 3. Thái độ - Nghiêm túc 4. Nội dung tích hợp II. CHUẢN BỊ . Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo viên... - Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo hướng dẫn bài học. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’) B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 55p Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - GV cho HS tìm hiểu nhiều ví dụ thực tế và đi đến nêu khái niệm: +Phong cách ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ dùng trong phạm vi giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học. +Nó dùng chủ yếu trong ngôn ngữ viết nhưng cũng có trong dạng nói. - Văn bản PCNNKH gồm mấy loại chính? - Ngôn ngữ khoa học tồn tại ở những dạng nào? - HS phát biểu và bổ sung. HĐ2 - Đặc trưng cơ bản của PCNNKH? - HS chia làm 3 nhóm: thảo luận 5 phút NHÓM 1: đặc trưng 1 phần II trong sách giáo khoa NHÓM 2: đặc trưng 2 phần II trong sách giáo khoa NHÓM 3: đặc trưng 3 phần II trong sách giáo khoa Các nhóm lần lượt trình bày kết quả Nhóm khác nhận xét *GV dẫn chứng một số đặc trưng của PCNNKH: Tính lí trí, logic: câu văn một đơn vị thông tin, từ đơn nghĩa, cấu tạo đoạn văn, văn bản: chặt chẽ, mạch lạc... *Ví dụ: + Vào nội ô các loại xe giảm 20km/h. + Lifeboy giết 99,9% vi trùng chết... I.VĂN BẢN KHOA HỌC VÀ NGÔN NGỮ KHOA HỌC 25p Văn bản khoa học: - Các văn bản khoa học chuyên sâu: mang tính chuyên ngành dung để giao tiếp giữa những người làm công tác nghiên cứu trong các ngành khoa học. - Các văn bản khoa học giáo khoa: cần có thêm tính sư phạm - Các văn bản khoa học phổ cập: viết dễ hiểu nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học. 2. Ngôn ngữ khoa học: Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học. + Dạng viết: sử dụng từ ngữ khoa học và các kí hiệu, công thức, sơ đồ + Dạng nói: yêu cầu cao về phát âm, diễn đạt trên cơ sở một đề cương. II. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC 30 p 1. Tính khái quát, trừu tượng: Biểu hiện không chỉ ở nội dung mà còn ở các phương tiện ngôn ngữ như thuật ngữ khoa học và kết cấu của văn bản. 2. Tính lí trí, lôgic: Thể hiện ở trong nội dung và ở tất cả các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ, câu văn, đoạn văn, văn bản. 3. Tính khách quan, phi cá thể: Hạn chế sử dụng những biểu đạt có tính chất cá nhân, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 20p 1. Bài tập 1 : - Những kiến thức khoa học Lịch sử văn học - Thuộc văn bản khoa học giáo khoa - Chủ đề, hình ảnh, tác phẩm, phản ánh hiện thực, đại chúng hoá, chất suy tưởng, nguồn cảm hứng sáng tạo. 2, Bài tập 2: - Đoạn thẳng: đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên; - Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau. 3. Bài tập môi trường Viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống (nước, không khí và đất) D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 5p - Bài tập 3 – 4: Về nhà làm - Bài tham khảo Nước rất cần thiết cho sự sống của con người, các loài động vật và cây cối. Nhưng cần có nguồn nước sạch thì cơ thể người, động vật và cây cối mới có thể tạo thành chất dinh dưỡng. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì tác hại đối với con người và muôn loài động vật, cây cối sẽ không lường hết. Cần bảo vệ nguồn nước khỏi các chất độc hại như hóa chất, các chất thải từ nhà máy, bệnh viện, Chẳng hạn, các nhà máy, bệnh viện cần phải có công nghệ làm sạch các chất thải trước khi đưa ra môi trường xung quanh. Có như vậy mới có thể bảo vệ được sự sống. câu 1: Qua các văn bản khoa học trong sgk thuộc các bộ môn đang học, xác định hệ thống thuật ngữ (khoảng 10 từ) của mỗi ngành khoa học. câu 2: So sánh tính khách quan, phi cá thể trong phong cách ngôn ngữ khoa học với tính cá thể hoá trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. E. HOẠT ĐỒNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Đã kiểm tra//2018 Lường Thị Hây
Tài liệu đính kèm: